Tuần 4 Tiết: 7 Bài 5: NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (TT) I . MỤC TIÊU. 1.Kiến thức : - Giúp HS nắm được các hằng đẳng thức, tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương. 2.Kỹ năng: -Rèn kỹ năng vận dụng để giải các bài tập đơn giản, rèn khả năng quan sát để sử dụng hằng đẳng thức phù hợp. 3.Thái độ: - Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn , chính xác . II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập . Học sinh: Bút dạ, bảng phụ nhóm, bài tập về nhà. III .TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ: HS1: Viết các hằng đẳng thức đã học. HS2: Tính (a + b)(a2 - ab + b2) 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. Như vậy (a + b)(a2 - ab + b2) = a3 + b3. Đó là dạng tổng của hai lập phương, Ta đi học bài học hôm nay. b/ Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG *Hoạtđộng1: Tổng hai lập phương. GV: Từ bài tập trên ta thấy với hai số bất kỳ a và b ta luôn có (a + b)(a2 - ab + b2) = a3 + b3. Vậy cho hai biểu thức A và B ta rút ra được gì ? A3 + B3 = ? HS: Nêu công thức tổng quát. GV: Từ công thức đó em nào có thể phát biểu thành lời ? HS: Phát biểu thành lời công thức. GV: Áp dụng công thức hãy. a) Viết x3 + 8 dưới dạng tích. b) Viết (x + 1)(x2 - x + 1) dưới dạng tổng. GV: Yêu cầu HS lên bảng thực hiện. HS: 2 lên bảng làm dưới lớp làm vào nháp. GV: Cùng cả lớp nhận xét và chốt lại công thức. Hoạtđộng 2: Hiệuhai lập phương. GV: Tính (a + b)(a2 - ab + b2); với a, b là các số tuỳ ý. HS: Lên bảng thực hiện. GV: Từ bài tập trên ta thấy với hai số bất kỳ a và b ta luôn có (a - b)(a2 + ab + b2) = a3 - b3. Vậy cho hai biểu thức A và B ta rút ra được gì?. HS: Nêu công thức tổng quát. GV: Từ công thức đó em nào có thể phát biểu thành lời ? HS: Phát biểu thành lời công thức. GV: Câu a, c HS có thể thực hiện phép nhân đa thức nhưng đối với lớp A thì GV phải y/c HS làm bài toán ngược. HS: Hoạt động theo nhóm và thực hiện. GV: Hãy nhắc lại các hằng đẳng thức đã học. HS: Nhắc lại. * Hoạt động 3: Củng cố. ( giàng riêng cho lớp A) GV: Đưa đề hai bài tập 30, 31 lên bảng phụ 1) BT 30 (Sgk) Rút gọn biểu thức sau: a) (x + 3)(x2 - 3x + 9) - (54 + x3) 2) BT 31. (Sgk) Chứng minh rằng: a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b) GV: Yêu cầu hai học sinh lên bảng thực hiện, dưới lớp làm vào nháp và nhận xét. HS: Hai HS trình bày ở bảng. GV: Nhận xét kết quả. 1. Tổng hai lập phương. Với A,B là 2 biểu thúc tùy ý ta có: A3 + B3 = (A + B)(A2 - AB + B2) Áp dụng: a) x3 + 8 = (x + 2)(x2 -2x + 4) b) (x + 1)(x2 - x + 1) = x3 + 1 2. Hiệu hai lập phương. ?2 Ta có: (a + b)(a2 - ab + b2) = a3 - a2b + ab2 +a2b - ab2 + b3 = a3- b3 Với A, B là 2 biểu thức tùy ý ta có: A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2) Áp dụng: a) (x - 1)(x2+ x +1) = x3 - 1 b) 8x3 - y3 = (2x - y)(4x2 + 2xy + y2) c) Hãy đánh dấu x vào ô có đáp án đúng của tích: (x + 2)(x2 - 2x + 4) x3+ 8 x x3 – 8 (x + 2)2 (x - 2)2 3. Củng cố: * BT30. (Sgk) Rút gọn biểu thức sau: a) (x + 3)(x2 - 3x + 9) - (54 + x3) = x3 + 27 - 54 - x3 = -27 * BT 31. (Sgk) Chứng minh rằng: a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b) Ta có: (a + b)3 - 3ab(a + b) = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3 - 3a2b - 3ab2 = a3 + b3 4. Củng cố: GV: nhắc lại 7 HĐT đã học. 5.Dặn dò: - Nắm chắc các hằng đẳng tổng của hai lập phương, hiệu của hai lập phương. - Làm bài tập 30, 31, 32, 33 Sgk. - Chuẩn bị các bài tập hôm sau luyện tập. IV.Rút kinh nghiệm : ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 4 Tiết: 8 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. 1.Kiến thức : - Giúp HS củng cố và nắm chắc các hằng đẳng thức đáng nhớ đã học. 2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vận dụng thành thạo các hằng đẵng thức, kỉ năng phân tích phán đoán để sử dụng đúng hằng đẵng thức. 3.Thái độ: - Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn , chính xác . II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bảng phụ ghi các đề bài tập , phấn màu . Học sinh: Bút dạ, bảng phụ nhóm , bài tập về nhà. III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: - Phát biểu các hằng đẵng thức đáng nhớ đã học ? - Viết dạng tổng quát ? 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Gv:: y/c hs làm bt 33 sgk. HS: từng hs lên bảng thực hiện. GV:Đưa đề bài tập 34b/SGK lên bảng: Rút gọn: (a + b)3 - (a - b)3 - 2b3 HS: 1 em xung phong thực hiện, học sinh dưới lớp làm vào giấy nháp. GV: Lưu ý đây là dạng toán thực hiện biến đổi trên biểu thức các em phải nắm thật chắc các bài toán tựa như thế này. GV: Gọi Hs ở dưới nhận xét. GV: y/c HS lớp A làm thêm câu c. Ta có: x+y+z=A; x+y=B và ta sử dụng HĐT bình phương của một tổng. GV: Tính giá trị của biểu thức x2 + 4x + 4 tại x = 98 Có mấy cách làm bài toán trên? HS: Cách1: Thay x = 98 vào biểu thức và tính. Cách 2 : Áp dụng hằng đẳng thức GV: Yêu cầu HS thực hiện theo cách 2 HS: Trình bày bài làm ở bảng. GV: lưu ý HS ở bài toán dạng này ta nên làm theo cách 2. BT giành cho HS khá giỏi BT 19/7 SBT Bài 33/SGK: Bài 34/SGK: Rút gọn a. (a + b)3 - (a - b)3 - 2b3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3- a3 + 3a2b - 3ab2 + b3- 2b3 = 6a2b. c. Bài 36/SGK: Tính giá trị của biểu thức a. x2 + 4x + 4 = ( x + 2)2 Tại x = 98, ta có: ( x + 2)2 = ( 98+ 2)2 = 1002 = 10 000 b. tại x=99 ta có ( x + 1)3 = ( 99+ 1)3 = 1003 = 10 00000 BT 19/7 SBT a. Vậy Pmin =4 khi x=1 b. Vậy Pmin =-9/4 khi x=3/2 c. 4.Củng cố: - Nhắc lại các hằng đẳng thức đã sử dụng trong các bài tập trên. - Phương pháp giải các bài trên. 5.Dặn dò: - Học bài theo vở. - Làm bài tập còn lại(Sgk) - Chuẩn bị tốt bài mới “ Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung” IV. Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: