Giáo án Đại số 8 - Tuần 28

doc 4 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1190Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đại số 8 - Tuần 28
Tuần : 28 
Tiết 57	 
Chương IV BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Bài 1: LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức :
- Nhận biết vế trái, vế phải và biết dùng dấu của BĐT.
- Biết tính chất liên hệ giữa thứ tự với phép cộng ở dạng BĐT 
 2.Kỹ năng:
 Biết chứng minh BĐT nhờ so sánh giá trị các vế ở BĐT hoặc vận dụng tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng.
 3.Thái độ:
 Biết lắng nghe, yêu thích môn học.
II.CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: đề bài tập, lời giải.
 Học sinh: Xem bài trước.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp:
 Nắm sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ ( không kt)
3. Bài mới.
a.Đặt vấn đề:
 Giới thiệu như SGK
b.Tiến trình bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động : Nhắc lại về thứ tự trên tập số.
GV: Cho hai số a và b thuộc tập số thực hãy so sánh a và b ?
HS: xảy ra ba trường hợp.
GV: Giới thiệu thứ tự trên trục số. Và giới thiệu dấu “ ³ “ , “ £ “
BT 1. Điền dấu thích hợp vào ô vuông.
1, 53 ð 1,8
-2,37 ð -2,41
 ð 
 ð 
GV: Đưa đề lên bảng phụ HS suy nghỉ và điền vào ô trống.
HS: Các dãy nhận xét kết quả.
* Hoạt động 2. Bất đẳng thức.
GV: Giới thiệu khái niệm bất đẳng thức.
HS: Nhắc lại và lấy ví dụ.
* Hoạt động 3. Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng.
GV: Đưa hình vẽ sau lên bảng.
2+3
-4+3
GV: Nhận xét hình vẽ minh họa điều gì?
HS: Nhận xét và làm [?2]
GV: Qua ví dụ trên ta rút ra được nhận xét gì ?
HS: Đọc tính chất trong sgk
BT 2.a) So sánh -2004 + (-777) và -2005 + (-777) mà không tính giá trị của biểu thức.
b) Dựa vào thứ tự giữa và 3 hãy so sánh + 2 và 5.
BT3. GV đưa đề bài tập 3 trang 37 lên bảng phụ
HS: Cho biết kết quả.
BT 4. So sánh a và b nếu a - 5 > b - 5
GV: Yêu cầu HS lên bảng giải.
HS: Thực hiện.
GV: Nhận xét và chốt lại.
1. Nhắc lại về thứ tự trên tập số.
 Khi so sánh hai số a và b, xảy ra các trường hợp sau:
a = b.
a > b.
a < b.
Trên trục số điểm biểu diển số nhỏ hơn nằm về bên trái điểm biểu diển số lớn hơn.
BT1.
1, 53 < 1,8
b) -2,37 > -2,41
c) = 
 d) < 
2. Bất đẳng thức.
Hệ thức có dạng a b, a ³ b,a £ b) Gọi là bất đẳng thức.
Gọi là vế trái.
Là vế phải.
3. Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng.
Hình vẽ trên minh họa kết quả: Khi cộng 3 vào cả hai vế của bất đẳng thức -4 < 2 thì được bất đẳng thức -4 + 3 < 2 + 3
Tính chất: (Sgk)
 Với ba số a, b, và c, ta có:
Nếu a < b thì a + c < b + c
Nếu a > b thì a + c > b + c
Nếu a ³ b thì a + c ³ b + c
Nếu a £ b thì a + c £ b + c
BT2.
a) -2004 + (-777) > -2005 +(-777)
Vì -2004 > -2005
b) Vì < 3
Nên + 2 < 3 + 2 = 5
BT 4.
Ta có : a – 5 > b – 5
=> a > b
4. Củng cố 
 - Nhắc khái niệm bất đẳng thức, vế trái và vế phải của BĐT , liên hệ giữa thức tự và phép cộng. 
5.Dặn dò:
- Học bài theo vở.
- Xem trứơc bài liên hệ giữa thứ tự và phép nhân .
V.Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 58 
Bài 2: LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức :
 Biết tính chất liên hệ giữa thứ tự với phép nhân (với số đương và số âm) ở dạng BĐT 
 2.Kỷ năng:
 Biết cách sử dụng tính chất để chứng minh BĐT (qua một số kỷ thuật suy luận).
 3.Thái độ:
 Biết lắng nghe, yêu thích môn học.
 II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Bảng phụ ghi các nội dung cơ bản và các đề bài tập, lời giải.
 Học sinh: xem bài trước .
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: 
 Nắm sỉ số.
2.Kiểm tra bài cũ: 
 Phát biểu khái niệm BĐT, cho ví dụ, Tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng.
 3. Bài mới.
a.Đặt vấn đề:
 Giới thiệu như SGK
b.Tiến trình bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương.
GV: Đưa hình vẽ trong SGK lên bảng phụ cho HS quan sát và cho biết hình vẽ trên minh họa điều gì.
HS: Phát biểu.
GV: Đưa bài tập sau lên bảng.
BT1.a) Nhân cả hai vé của bất đẳng thức -2 < 3 với 5091 thì được BĐT nào ?
b) Dự đoán kết quả: Nhân cả hai vế của BĐT -2 < 3 với số c dương thì được BĐT nào?
GV: Từ các bài tập trên rút ra được điều gì ?
HS: Đọc tính chất trong Sgk
BT2. Đặt dấu thích hợp () vào ô vuông.
(-15,2).3,5 ð (-15,08) . 3,5
4,15. 2,2 ð (-5,3).2,2
* Hoạt động 2: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm.
GV: Đưa hình vẽ trong Sgk cho HS nhận xét như hoạt động 1.
HS: Nhận xét và làm [?3]
GV: Qua các bài tập trên ta rút ra được gì?
HS: Phát biểu tính chất.
 Khi nhân cả hai vế của BĐT với cùng một số âm ta được BĐT mới ngược chiều với BĐT đã cho.
GV: Cho HS làm [?4] 
Cho -4a > -4b, hãy so sánh a và b
 [?5] Khi chia cả hai vế của BĐT cho cùng một số khác 0 thì sao.
* Hoạt động 3: Tính chất bắc cầu của thứ tự.
GV: Giới thiệu tính chất bắc cầu của thứ tự
GV: Lấy ví dụ áp dụng tính chất bắc cầu Củng cố bài tập 5 Sgk.
1. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương.
 Hình vẽ trên minh họa: Khi nhân cả hai vế của BĐT -2 < 3 với 2 thì được BĐT 
(-2).2 < 3.2 .
BT1.
(-2).5091 < 3.5091
(-2).c < 3.c
*Tính chất: (sgk)
BT2.
(-15,2).3,5 < (-15,08) . 3,5
4,15. 2,2 > (-5,3).2,2
2. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm.
 Hình vẽ trên minh họa: Khi nhân cả hai vế của BĐT -2 < 3 với -2 thì được BĐT 
(-2).(-2) > 3.(-2) .
*Tính chất: Sgk
[?4]
 Cho -4a > -4b => a < b
[?5]
 Khi chia cả hai vế của BĐT cho cùng một số khác 0 ta vận dụng tính chất như khi nhân.
3. Tính chất bắc cầu của thứ tự
Với ba số a, b bà c ta thấy .
 Nếu a < b và b < c thì a < c. Tính chất trên gọi là tính chất bắc cầu:
Ví dụ: SGK
4: Củng cố 
 - Nhắc tính chất liên hệ giữa thức tự và phép nhân .
5.Dặn dò:
- Học bài theo vở.
- Làm BT 6, 7, 8, 9 Sgk
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 28.doc