Giáo án Đại số 7 - Tiết 55 và 56

doc 5 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 55 và 56", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đại số 7 - Tiết 55 và 56
Ngày soạn: 21. 2. 2016.
Tiết 55.	Bài dạy: ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm vững khái niệm hai đơn thức đồng dạng và biết cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng
	2. Kỹ năng: Nhận biết các đơn thức đồng dạng. Thành thạo cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
	3. Thái độ: Giáo dục tư duy linh hoạt khi nhận biết hai đơn thức đồng dạng.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên: SBT, SGV, thước thẳng, compa, bảng phụ, máy tính.
	2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT, thước thẳng, máy tính, bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh.
	2. Kiểm tra bài cũ (7 ph):
	Thế nào là đơn thức? Cho ví dụ một đơn thức bậc 4 với các biến x, y,z?
	(Đơn thức là một biểu thức đại số chỉ gồm một sốvà 
, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến. Ví dụ : ).
	Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0? Muốn nhân hai đơn thức ta tiến hành như thế 	nào?
	(Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.
	Để nhân hai đơn thức ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau). 
	3. Giảng bài mới :
- Giới thiệu bài (1 ph): Hôm nay chúng ta tìm hiểu những đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến là hai đơn thức gì?
	- Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
 10ph
Hoạt động 1:
Các đơn thức viết đúng theo yêu cầu của câu a là 
các đơn thức đồng dạng.
Các đơn thức viết đúng theo yêu cầu của câu b không phải là đơn thức đồng dạng với đơn thức đã cho.
Thế nào là hai đơn thức đồng dạng?
Cho HS đọc chú ý trong SGK.
Hoạt động 1:
Nêu được khái niệm.
Đọc chú ý.
là hai đơn thức không đồng dạng.
Bạn Phúc nói đúng.
1. Đơn thức đồng dạng:
Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có phần biến giống nhau.
Ví dụ : 
là những đơn thức đồng dạng.
Chú ý: Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng.
15 ph
Hoạt động 2:
Cho HS tự nghiên cứu SGK phần 2: ” Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng” 
Cho hai biểu thức số : 
và 
Tính A + B ?
Bằng cách tương tự, ta có thể thực hiện các phép tính cộng và trừ hai đơn thức đồng dạng.
Để cộng( trừ) các đơn thức đồng dạng ta tiến hành như thế nào?
Hoạt động 2:
Tự nghiên cứu và suy nghĩ
Thực hiện:
Phát biểu quy tắc.
Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
2. Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng:
Cho hai biểu thức số : 
và 
Tính
Ví dụ 1. Để cộng đơn thức với đơn thức ta làm như sau .
Giải.
Ta có : 
Ta nói đơn thức là tổng của hai đơn thức và .
Ví dụ 2 : 
Ta nói đơn thức là hiệu của hai đơn thức và 
 10ph
Hoạt động 3:
Thế nào là hai đơn thức đồng dạng? Cho ví dụ?
Nêu cách cộng hay trừ các đơn thức đồng dạng?
Hoạt động 3:
Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có phần biến giống nhau.
3. Củng cố toàn bài.
Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph): 
	- Ra bài tập về nhà: Cần nắm vững thế nào là hai đơn thức đồng dạng? Làm thành thạo 	cộng, trừ các đơn thức đồng dạng? BTVN: 15 ; 16 ; 17 trang 34, 35 SGK.
	- Chuẩn bị bài mới: Làm bài tập đã nêu và làm bài tương tự trong SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 
Ngày soạn: 21. 2. 2016.
Tiết: 56.	Bài dạy: ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Tiếp tục nắm vững khái niệm hai đơn thức đồng dạng và thành thạo cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng
	2. Kỹ năng: Nhận biết các đơn thức đồng dạng. Thành thạo cộng, trừ các đơn thức đồng 	dạng.
	3. Thái độ : Giáo dục tư duy linh hoạt để nhận biết hai đơn thức đồng dạng.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên : SBT, SGV, thước thẳng, compa, bảng phụ, máy tính.
	2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT, thước thẳng, máy tính, bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh.
	2. Kiểm tra bài cũ (7 ph):
	Thế nào là hai đơn thức đồng dạng? Cho ví dụ?
	(Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có phần biến giống nhau.
Ví dụ: 
là những đơn thức đồng dạng).
Nêu cách cộng hay trừ các đơn thức đồng dạng?
(Để cộng (hay trừ ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữa nguyên phần biến).
	3. Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài (1 ph): Chúng ta đã biết thế nào là hai đơn thức đồng dạng. Hôm nay chúng ta hãy vận dụng để giải một số bài tập.
	- Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
 10ph
Hoạt động 1:
Hãy sắp xếp các đa thức sau thành nhóm các đơn thức đồng dạng với nhau :
;	;
;	;
;	
Các cặp đơn thức sau có đồng dạng vơi nhau không ?
Hoạt động 1:
(có)
(có)
(không)
Nhóm 1: 
Nhóm 2 : 
Nhóm 3 : xy
b) Thay x = 1 và y = -1 vào đơn thức :
Ta có : 
Vậy là giá trị của biểu thức vừa tìm được tại x = 1 và y = -1 
15 ph
Hoạt động 2:
Kết quả:
0
Hoạt động 2:
Học sinh lần lượt lên bảng trình bày.
Tính:
 10ph
Hoạt động 3:
Tính tổng :
a) x2 + 5x2 + (-3x2) 
b) 5xy2 + xy2 + xy2 + xy2 
c) 3x2y2z2 + x2y2z2. 
Hoạt động 3:
= 
= 
=
3. Củng cố.
Tính:
a) xyz – 5xyz = 
b) x2 - x2 – 2x2 = 
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph): 
	- Ra bài tập về nhà: Cần nắm vững thế nào là hai đơn thức đồng dạng?
	Làm thành thạo cộng, trừ các đơn thức đồng dạng?
	- Chuẩn bị bài mới: Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ tiết sau luyện tập. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • doct55 - 56d.doc