Ngày soạn: 1. 2. 2015. Tiết 51. Bài dạy: KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thưcù: Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số. 2. Kỹ năng: Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi làm các bài tập trắc nghiệm : Bài tập 3 SGK. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SBT, SGV, thước thẳng, compa, bảng phụ, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT, thước thẳng, máy tính, bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Khơng kiểm tra 3. Giảng bài mới (42 ph): - Giới thiệu bài (1 ph): Giới thiệu sơ lược nội dung chương IV. Khái niệm về biểu thức đại số – Giá trị của một biểu thức đại số – Đơn thức – Đa thức – Các phép tính cộng trừ đơn thức, đa thức, nhân đơn thức. Cuối cùng là nghiệm của đa thức. Hôm nay ta nghiên cứu bài học đầu tiên của chương. - Tiến trình bài dạy: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 11 ph Hoạt động 1: Ở các lớp dưới ta đã biết các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính: cộng; trừ; nhân; chia; nâng lên luỹ thừa, làm thành một biểu thức.Vậy em nào có thể cho ví dụ về một biểu thức? Những biểu thức như trên còn gọi là biểu thức số. Yêu cầu HS làm ví dụ trang 24 SGK. Hoạt động 1: Lấy ví dụ tuỳ ý. Đọc ví dụ SGK Biểu thức số tính chu vi hình chữ nhật đó là: 2.( 5 + 8 ) ( cm) Viết: 3.( 3 + 2) ( cm2) 1. Nhắc lại về biểu thức : Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính : cộng ; trư ; nhân ; chia ; nâng lên luỹ thừa, làm thành một biểu thức số. 20 ph Hoạt động 2: Nêu bài toán như SGK Hãy viết biểu thức tính chu vi hình chữ nhật của bài toán trên? Khi a = 2, ta có biểu thức trên biểu thị chu vi hình chữ nhật nào? Hỏi tương tự với a = 3,5? Biểu thức 2.(5 + a) là một biểu thức đại số. Biểu thức đại số như SGK. Giới thiệu khái niệm biến số. Trình bày phần chú ý như SGK. Gọi học sinh đọc to phần chú ý cho cả lớp theo dõi. Hoạt động 2: 2.( 5 + a) Hình chữ nhật có hai cạnh là: 5 cm và 2 cm. Thực hiện ?2 SGK. Hoạt động nhóm?3 SGK. Cử đại diện nhóm trình bày bài làm của nhóm, các HS theo dõi và nhận xét. Đọc to phần chú ý , các HS khác xem SGK. 2. Khái niệm về biểu thức đại số . Biểu thức mà trong đó ngoài các số, các kí hiệu phép toán cộng; trừ; nhâ; chia; nâng lên luỹ thừacòn có cả các chữ (đại diện cho số ) gọi là biểu thức đại số Chú ý: - Trong biểu thức đại số áp dụng những tính chất, qui tắc phép toán như trên các số. x + y = y + x x . y = y . x x . x . x = x3 ( x + y) + z = x + ( y + z) ( x . y) . z = x ( y . z ) x ( y + z ) = x . y + x . z - ( x + y – z ) = - x – y + z - Các biểu thức chứa biến ở mẫu chưa xét đến trong chương này. 10 ph Hoạt động 3: Cho học sinh đọc phần: Có thể em chưa biết. Cho học sinh làm các bài tập: 1; 2 trang 26 SGK. Cho học sinh làm bài tập 3 SGK dưới hình thức trò chơi: (Treo 2 bảng phụ ghi đề bài tập 3) Hoạt động 3: Luật chơi:Mỗi học sinh được ghép đôi 2 ý một lần, học sinh sau có thể sửa bài của bạn liền trước. Đội nào làm đúng và nhanh hơn là đội thắng.Có 2 đội , mỗi đội gồm 5 HS. Củng cố a) Tổng của x và y là: x + y b) Tích của x và y là x . y c) Tiùch của tổng x và y với hiệu x và y là: Diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h (a, b, h có cùng đơn vị đo) là: 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph). - Ra bài tập về nhà: Nắm vững thế nào là biểu thức đại số? Làm các bài tập: 4; 5 trang 27 SGK. - Chuẩn bị bài mới: Giá trị của một biểu thức đại số. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ... ... ... ... ... Ngày soạn: 1. 2. 2015. Tiết 52. Bài dạy: GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ . I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm vững cách tính giá trị của một biểu thức đại số . 2. Kỹ năng: Tính giá trị của một biểu thức đại số (biết cách trình bày lời giải của dạng toán này) 3. Thái độ: Giáo dục tư duy linh hoạt, nhạy bén khi tính giá trị của một biểu thức đại số . II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, thước thẳng, bảng phụ, máy tính, phấn màu. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT, thước thẳng, Bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (7 ph): Thế nào là biêủ thức đaị số? Cho ví dụ. Biểu thức mà trong đó ngoài các số, các kí hiệu phép toán cộng; trừ; nhâ; chia; nâng lên luỹ thừa còn có cả các chữ (đại diện cho số) gọi là biểu thức đại số . t + x – y ; 3a + m ; 6a – n 3. Giảng bài mới (35): - Giới thiệu bài (1 ph): Khi cho các biến một giá trị cụ thể là chúng ta thực hiện cách tính giá trị của một biểu thức đại số Vậy thực hiện tính giá trị của một biểu thức đại số như thế nào? - Tiến trình bài dạy: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10ph Hoạt động 1: Cho học sinh tự đọc ví dụ 1 trang 27 SGK. Ta nói 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n tại m = 9 và n = 0,5 hay còn nói Tại m= 9 và n = 0,5 thì giá trị của biểu thức 2m + n là 18,5. Cho HS làm ví dụ 2 trang 27 SGK? Vậy muốn tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho ta làm thế nào? Hoạt động 1: Tự đọc ví dụ 1 SGK. Làm ví dụ 2 SGK. Thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính. Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến , ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính. 1. Giá trị của một biểu thức đại số. Ví dụ 1: Ví dụ 2: 9 ph Hoạt động 2: Hoạt động 2: Hai em làm , cả lớp cùng thực hiện vào vở nháp. Làm trên bảng nhĩm. 2. Áp dụng 15ph Hoạt động 3: Làm thế nào để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến? Hoạt động 3: Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến , ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính. 3. Củng cố luyện tập. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph): - Ra bài tập về nhà: Làm các bài tập 7; 9 trang 29 SGK. Đọc phần: Có thể em chưa biết. - Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài đơn thức “Đơn thức” và vẽ biểu đồ tư duy của bài học này. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: