Giáo án Công nghệ 9 - Trường THCS Quảng Tâm

doc 68 trang Người đăng tranhong Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 9 - Trường THCS Quảng Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Công nghệ 9 - Trường THCS Quảng Tâm
Ngày soạn: 
Tiết 1: Bài 1: giới thiệu nghề trồng cây ăn quả 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Biết được vai trò, vị trí, đặc điểm của nghề trồng cây ăn quả trong đời sống kinh tế và sản xuất. Nắm được đặc điểm và yêu cầu, triển vọng phát triển của nghề.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát
3. Thái độ
- Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, ham tìm hiểu thực tế.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bảng số liệu phát triển của nghề trồng cây ăn quả ở địa phương.
2. Học sinh:
- Kiến thức liên quan
III. Các bước lên lớp
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Không
3. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò, vị trí của cây ăn quả. 
CH: Em hãy kể tên một số giống cây ăn quả có giá trị ở nước ta mà em biết?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Chuẩn kiến thức
HS: Quan sát H1/SGK
GV: Cho lớp hoạt động nhóm để trả lời vai trò và vị trí của nghề trồng cây ăn quả trong cuộc sống và sản xuất. 
CH: Hãy liên hệ tại gia đình em trồng cây ăn quả có vai trò như thế nào?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề.
HS: Đọc thông tin phần II trong SGK.
CH: Đối tượng lao động của nghề là gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Chuẩn kiến thức
CH: Hãy kể tên các công việc lao động của nghề? 
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Chuẩn kiến thức
CH: Hãy nêu tên các dụng cụ dùng cho nghề trồng cây ăn quả?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Chuẩn kiến thức
CH: Nghề trồng cây ăn quả có điều kiện lao động như thế nào?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận
HS: Quan sát H2 và cho biết sản phẩm của nghề là những loại quả nào?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
CH:- Nghề trồng cây ăn quả có những yêu cầu gì?
 -Tại sao phải có những yêu cầu như vậy?
 -Trong những yêu cầu đó thì yêu cầu nào là quan trọng nhất?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận
Hoạt động 4: Tìm hiểu triển vọng phát triển của nghề:
CH: Hiện nay nghề trồng cây ăn quả đang có xu thế phát triển như thế nào?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận
I. Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả:
- Cung cấp cho người tiêu dùng.
- Cung nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ hộp, nước giải khát.
- Cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu.
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề:
1. Đặc điểm của nghề:
a. Đối tượng lao động.
b. Nội dung lao động
c. Dụng cụ lao động.
d. Điều kiện lao động: 
+ Làm việc thường xuyên ngoài trời.
+ Tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.
+ Tư thế làm việc luôn thay đổi.
e. Sản phẩm: Các loại quả.
2. Yêu cầu của nghề đối với người lao động.
- Phải có tri thức về khoa học sinh học, hoá học, kỹ thuật nông nghiệp, am hiểu thực tiễn sản xuất. Có kỹ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.
- Phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tạo. Có khả năng quan sát, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây.
- Có sức khoẻ tốt, dẻo dai, thích nghi với công việc hoạt động ngoài trời 
III. Triển vọng của nghề:
- Hiện nay nghề trồng cây ăn quả đang được khuyến khích phát triển nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, sản xuất nhiều hàng hoá cho người tiêu dùng, nguyên liệu, hàng xuất khẩu.
4. Củng cố: 
- GV hệ thống phần trọng tâm của bài.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Về nhà học bài.
- Đọc và chuẩn bị bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả
- GV nhận xét, đánh giá giờ.
**********************************************************************
Ngày soạn: 
Tiết 2: Bài 2: một số vấn đề chung về cây ăn quả 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
2. Kĩ năng
- Vận dụng vào tìm hiểu thực tế ở gia đình, địa phương.
3. Thái độ
- Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, ham tìm hiểu thực tế.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Cây ăn quả cho HS quan sát.
2. Học sinh:
- Kiến thức liên quan
III. Các bước lên lớp
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: 
CH: Hãy cho biết vai trò và vị trí của nghề trồng cây ăn quả? Kể tên mộtt số loại cây ăn quả có giá trị mà em biết?
3. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị của việc trồng cây ăn quả.
HS: Đọc nội dung trong SGK. 
CH: Hãy cho biết giá trị nào là quan trọng nhất? Vì sao?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV:(Nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, là hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Vì nghề trồng cây ăn quả ngoài các giá trị trên thì mục đích chính là đem lại hiệu quả kinh tế).
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả
HS: Đọc thông tin phần 1 trong SGK.
GV: Cho HS quan sát 1 cây ăn quả thực tế.
CH: Hãy kể tên các bộ phận của cây?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận
CH: Hãy kể tên một số loại cây ăn quả không phải là thân gỗ? 
HS: (Chuối, thanh long, dừa )
CH: Hãy cho biết tác dụng của từng loại hoa? 
HS: (Hoa đực thụ phấn, Hoa cái và hoa lưỡng tính kết quả)
CH:- Hãy cho biết cây ăn quả phải chịu những tác động ngoại cảnh nào?
 - Nếu nhiệt độ cao hoặc thấp quá thì cây có hiện tượng gì?
 - Lượng mưa phân bố như thế nào là hợp lý?
 - Có loại cây ăn quả nào ưa bóng râm hay không?
 - Loại đất nào thích hợp nhất cho cây ăn quả? 
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận
Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả..
GV: Cho lớp hoạt động nhóm để điền tên các loại cây ăn quả vào bảng 2 trong SGK.
CH: Có những phương pháp nhân giống cây ăn quả nào?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận
CH: Hãy kể tên một số phương pháp nhân giống vô tính mà em biết?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận
CH:- Tại sao khi trồng cây ăn quả phải cần biết đến thời vụ?
 - Tại sao lại phải trồng vào các tháng trên?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận
CH:- Trồng cây theo khoảng cách nhất định có tác dụng gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận 
CH: Tại sao khi đào hố cần để riêng lớp đất mặt ra 1 bên?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận 
HS: Đọc quy trình trồng cây
CH:- Làm cỏ dại có tác dụng gì?
 - Tại sao phải bón phân thúc? Bón vào những thời kì nào?
 - Khi nào ta nên tưới nước cho cây?
 - Hãy cho biết thế nào là tạo hình, sửa cành?
 - Tác dụng của việc làm này?
 - Hãy kể các cách mà ở nhà em dùng để phòng trừ sâu bệnh?
 - Khi sử dụng chất điều hoà sinh trưởng ta cần lưu ý điều gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận 
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm quả.
CH: Nêu cách thu hoạch, bảo quản cần lưu ý điều gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận 
I. giá trị của việc trồng cây ăn quả:
- Giá trị dinh dưỡng.
- Một số bộ phận của một số cây có khả năng chữa bệnh thông thường.
- Nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, là hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
- Có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất.
II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả:
1. Đặc điểm thực vật:
a. Rễ 
b. Thân
c. Hoa
d. Quả và hạt:
2. Yêu cầu ngoại cảnh.
a. Nhiệt độ: 
b. Độ ẩm và lượng mưa:
c. ánh sáng 
d. Chất dinh dưỡng
e. Đất
III. kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả:
1. Giống cây.
- Giống cây ăn quả ở nước ta rất đa dạng và phong phú, bao gồm ba nhóm:
+ Cây ăn quả nhiệt đới.
+ Cây ăn quả ôn đới.
+ Cây ăn quả á nhiệt đới
2. Nhân giống:
Các phương pháp nhân giống gồm có:
- Nhân giống bằng phương pháp hữu tính như gieo bằng hạt.
- Nhân giống bằng phương pháp vô tính như giâm, chiết, ghép, tách chồi, nuôi cấy mô Tuỳ theo mỗi loại cây mà có phương pháp nhân giống phù hợp.
3. Trồng cây ăn quả:
a. Thời vụ:
- Miền bắc: 
 + Vụ xuân: Từ tháng 2 đến tháng 4.
 + Vụ thu: Từ tháng 8 đến tháng 10.
- Miền nam: Đầu mùa mưa (tháng 4-5).
b. Khoảng cách trồng:
Trồng dày hợp lý để tiết kiệm diện tích đất, dễ chăm sóc, dễ thu hoạch, cây phát triển tốt, năng xuất cao.
c. Đào hố, bón phân lót:
- Đào hố trước khi trồng 15 đến 30 ngày, kích thước hố tuỳ theo từng loại cây.
- Trộn lớp đất mặt với phân bón rồi cho xuống hố lấp đất.
d. Trồng cây:
Cây ăn quả được trồng theo quy trình:
Đào hố trồng Bóc vỏ bầu Đặt cây vào hố Lấp đất Tưới nước.
4. Chăm sóc:
a. Làm cỏ, vun xới: 
b. Bón phân thúc:
c. Tưới nước:
d. Tạo hình, sửa cành:
e. Phòng trừ sâu bệnh: 
IV. Thu hoạch, bảo quản, chế biến:
1. Thu hoạch:
- Các loại quả có vỏ mỏng, mọng nước nên dễ bị dập nước bởi vậy khi thu hoạch cần nhẹ nhàng, tránh dập nát.
- Quả hái về được làm sạch, phân loại và để nơi râm mát.
2. Bảo quản;
- Quả phải được sử lý bằng hoá chất, chiếu tia phóng xạ, gói giấy mỏng đưa vào kho lạnh.
- Không chất đống quả khi bảo quản.
3. Chế biến: 
- Tuỳ theo mỗi loại quả mà có cách chế biến khác nhau.
4. Củng cố: 
- GV hệ thống phần trọng tâm của bài.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà học bài
- Chuẩn bị nội dung bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả
- GV nhận xét, cây ăn quả.
	 Ngày soạn: 
Tiết 3: 
Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả (2Tiết)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
- Biết được được kỹ thuật xây dựng vười ươm cây ăn quả.
- Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của phương pháp nhân giống hữu tính.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và áp dụng vào địa phương
3. Thái độ
- Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, ham tìm hiểu thực tế.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
- Hình 4 phóng to
2. Học sinh: 
- Kiến thức liên quan
III. Các bước lên lớp
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: 
CH: En hãy nêu giá trị dinh dưỡng của việc trồng cây ăn quả?
3. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xây dựng vườn ươm cây ăn quả.
GV: Cho HS biết được ươm cây là một khâu quan trọng trong sự phát triển của nghề trồng cây ăn quả.
 + Là nơi chọn lọc, bồi dưỡng các giống tốt.
 + Là nơi sử dụng các phương pháp nhân giống để sản xuất cây giống.
CH:- Để có vườn ươm hợp lý ta phải chọn những tiêu chuẩn nào?
 - Đất nào là thích hợp nhất cho ươm cây ăn quả?
HS: Quan sát H4 trong SGK.
CH:- Hãy cho biết vườn ươm thường thiết kế làm mấy phần?
 - Hãy cho biết ý nghĩa, công dụng của các khu trong vườn ươm?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây ăn quả..
CH: Hãy cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Cho HS biết các trường hợp sử dụng phương pháp này:
 + Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép.
 + Dùng đối với loại cây chưa có phương pháp nhân giống nào khác.
 + Giống cây đa phôi để giữ được đặc tính của cây mẹ.
I. Xây dựng vườn ươm cây ăn quả 
1. Chọn địa điểm:
- Gần vườn trồng, nơi tiêu thụ và thuạn tiện cho việc vận chuyển.
- Gần nguồn nước tưới.
- Đất vườn ươm phải thoát nước, bằng phẳng, tầng đất mặt dầy, độ màu mỡ cao, độ chua tuỳ loại cây.
2. Thiết kế vườn ươm:
* Được chia làm 3 khu:
- Khu cây giống.
- Khu nhân giống.
- Khu luân canh.
II. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả:
1. Phương pháp nhân giống hữu tính:
 - Đây là phương pháp tạo cây con bằng hạt.
- Sử dụng phương pháp này cần lưu ý:
 + Phải biết được đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lý.
 + Khi gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất phải tưới nước, phủ rơm rạ để giữ ẩm, chăm sóc thường xuyên.
4. Củng cố: 
- GV hệ thống phần trọng tâm của bài.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà học bài
- Chuẩn bị nội dung tiếp theo của bài
- GV nhận xét, đánh giá giờ dạy
**********************************************************************
	Ngày soạn: 
Tiết 4: 
Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả (Tiếp) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Biết được các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
- Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của phương pháp nhân giống vô tính.
2. Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm tòi
3. Thái độ
- Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, ham tìm hiểu thực tế.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
2. Học sinh: 
- Kiến thức liên quan
III. Các bước lên lớp.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: 
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây ăn quả (Tiếp).
GV: Cho HS quan sát hình vẽ các phương pháp nhân giống vô tính.
HS: Quan sát hình và cho biết đặc điểm của phương pháp chiết cành?
CH: Cành chiết nên chọn như thế nào cho đảm bảo?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận 
CH: Hãy cho biết thời vụ của chiết cành?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận 
CH: Hãy quan sát hình và cho biết đặc điểm của phương pháp giâm cành?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận 
CH: Cành giâm nên chọn như thế nào cho đảm bảo?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận 
CH: Hãy cho biết thời vụ của giâm cành?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận 
CH: Hãy quan sát hình và cho biết đặc điểm của phương pháp ghép?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận 
CH:- Cho HS hoạt động nhóm để tìm hiểu.
 - Đặc điểm của các phương pháp ghép?
 - Các lưu ý khi sử dụng phương pháp ghép?
 - Thời vụ ghép?
- Cho các nhóm trả lời các câu hỏi vào vở theo nội dung tìm hiểu trong SGK.
2. Phương pháp nhân giống vô tính:
a. Chiết cành:
- Là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ để tạo cây con.
- Cành chiết có 1-2 năm tuổi, đường kính 1-1,5cm, không sâu bệnh, nằm giữa tầng tán.
- Thời vụ thích hợp: Vụ thu, xuân đối với miền bắc, đầu mùa mưa đối với miền nam.
b. Giâm cành: 
- Là phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoạn cành (Hoặc các đoạn rễ) đã cắt rời khỏi cây mẹ.
* Để thực hiện phương pháp giâm cành đạt kết quả ta cần:
- Làm nhà giâm nơi thoáng mát, nền giâm đảm bảo tơi xốp, ẩm.
- Chọn cành non 1-2 năm tuổi, không bị sâu bệnh. 
- Thời vụ thích hợp: Vụ thu, xuân đối với miền bắc, đầu mùa mưa đối với miền nam.
- Mật độ cành giâm phải hợp lý.
- Sau khi cắm cành giâm cần thường xuyên giữ ẩm cho mặt lá và đất.
c. Ghép:
- Là phương pháp gắn một đoạn cành (Cành) hay mắt (Chồi) lên gốc của một cây cùng họ để tạo nên một cây mới.
* Ghép cành: 
 + Ghép áp: 
 + Ghép chẻ bên:
 + Ghép nêm 
* Ghép mắt: 
 + Ghép của sổ 
+ Ghép chữ T, I.
+ Ghép mắt nhỏ có gỗ.
4. Củng cố: 
- GV hệ thống phần trọng tâm của bài.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà học bài
- Chuẩn bị bài 4: Thực hành giâm cành
- GV nhận xét, đánh giá giờ dạy
**********************************************************************
	Ngày soạn: 
Tiết 5: Bài 4: Thực hành Giâm cành ( 2tiết)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
- Biết cách giâm cành theo các thao tác kỹ thuật.
- Làm được các thao tác của quy trình thực hành.
2. Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, ham tìm hiểu thực tế.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nôi dung thực hành
2. Học sinh:
- Kiến thức liên quan
III. Các bước lên lớp 
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: (Sự chuẩn bị của học sinh)
3. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra dụng cụ và vật liệu 
GV: Giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho bài thực hành
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình thực hành.
GV: Cho HS quan sát quy trình trong SGK.
CH: Hãy cho biết để giâm một cành đúng quy trình kỹ thuật cần theo mấy bước?
HS: Quan sát H10.a
GV: Lưu ý HS thời vụ giâm tốt nhất (MB: Vụ thu và vụ xuân; MN vào đầu mùa mưa)
CH: Tại sao phải cắt bớt phiến lá? 
HS: (Giảm sự thoát hơi nước)
GV: Cho HS quan sát H10.b và đọc các yêu cầu khi xử lý cành giâm.
GV làm thao tác cho HS quan sát.
HS: Quan sát H10.c và đọc các yêu cầu khi cắm cành giâm?
GV làm các thao tác cho HS quan sát.
HS: Quan sát H11.d
CH: Ta có thể làm những công việc gì để chăm sóc cành giâm?.
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận 
I. Vật liệu và dụng cụ:
- Kéo cắt cành, dao nhỏ sắc.
- Thuốc kích thích ra rễ.
- Khay nhựa.
- Đất bột có trộn cát sạch.
- Cành giâm.
II. Quy trình thực hành:
 Quy trình bao gồm 4 bước:
* Bước 1: Cắt cành giâm: 
- Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5 cm thành từng đoạn 5-7 cm, trên cành giâm có 2-4 lá.
- Bỏ ngọn và cành sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá.
* Bước 2: Xử lý cành giâm.
 Nhúng cành giâm vào thuốc kích thích ra rễ với độ sâu 1-2 cm, trong thời gian 5-10 giây. Sau đó vẩy cho khô.
* Bước 3: Cắm cành giâm.
- Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống đất hoặc cát với độ sâu 3-5cm, khoảng cách các càch là 5x5 hoặc 10x10
- Nếu cắm vào bầu thì mỗi bầu cắm 1 cành và xếp bầu cạnh nhau.
* Bước 4: Chăm sóc cành giâm.
- Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo đất, cát đủ độ ẩm.
- Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn.
- Sau 15 ngày nếu thấy rẽ mọc nhiều và hơi chuyển từ màu trắng sang vàng thì chuyển ra vườn ươm hoặc bầu đất.
4. Củng cố: 
- GV nhắc lại các bước tiến hành giâm cành theo quy trình.
- Cho học sinh nhắc lại quy trình.
- Cho đại diện 1-2 HS lên làm lại các thao tác.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật liệu cần thiết cho bài thực hành giờ sau.
- GV nhận xét, đánh giá giờ.
	Ngày soạn: 
Tiết 7: 
Bài 4: Thực hành giâm cành (Tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Biết cách giâm cành theo các thao tác kỹ thuật.
- Làm được các thao tác của quy trình thực hành.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành 
3. Thái độ
- Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
- Kéo cắt cành.
- Thuốc kích thích ra rễ.
- Khay nhựa.
2. Học sinh:
- Đất bột có trộn cát sạch.
- Cành giâm.
- Dao nhỏ sắc. Bình tưới có hoa sen.
III. Các buớc lên lớp
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: 
3. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành.
GV: Cho HS nhắc lại các dụng cụ, vật liệu cần có cho bài.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Phân nhóm và chia khu vực làm thực hành của các nhóm.
- Cho các nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, vật liệu để làm thực hành. 
GV: Làm mẫu từng bước của quy trình thực hành cho HS quan sát.
- Lưu ý: Trong điều kiện khí hậu nước ta, thường áp dụng phương pháp xử lý nhanh chất kích thích ra rễ ở nồng độ hoá chất cao từ 2000 - 8000ppm (Tùy từng loại cây), với thời gian từ 5 - 10 giây.
- Cho 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình giâm cành.
- Cho các nhóm tiến hành làm thực hành tại khu vực được phân công.
- Thường xuyên theo dõi, uấn nắn những sai sót của học sinh trong khi làm thực hành.
- Hướng dẫn thu dọn, vệ sinh khu vực thực hành.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả.
- Giáo viên đưa ra các tiêu chí để các nhóm tự đánh giá kết quả của nhau.
- Các nhóm đánh giá kết quả chéo của nhau theo các tiêu chí đánh giá của GV đưa ra.
III. Tổ chức thực hành:
- HS đưa ra sự chuẩn bị của mình.
- Thành lập nhóm theo phân công.
- Nhận dụng cụ, vật liệu cho nhóm.
- Tiến hành làm theo các bước đã được quan sát: 
B1: Cắt cành giâm: 
B2: Xử lý cành giâm.
B3: Cắm cành giâm.
B4: Chăm sóc cành giâm.
IV. Đánh giá kết quả:
* Các tiêu chí để đánh giá:
Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
Thực hiện quy trình.
Thời gian hoàn thành.
Số lượng cành giâm được.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét chung về giờ học của cả lớp.
-Nêu các ưu, nhược điểm của các nhóm, nguyên nhân.
- Cho điểm các nhóm.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà làm lại các bước của quy trình giâm cành.
- Đọc trước nội dung bài 5: Thực hành: Chiết cành
- GV nhận xét, đánh giá giờ
**********************************************************************
	 Ngày soạn: 
05/11/2007
Tiết 7
bài 5: Thực hành chiết cành (2 Tiết)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Biết cách chiết cành theo các thao tác kỹ thuật.
- Làm được các thao tác của quy trình thực hành.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng thực hành
3. Thái độ
- Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
- Kéo cắt cành

Tài liệu đính kèm:

  • doccong_nghe_9.doc