Giáo án Công nghệ 9 tiết 30: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà

doc 3 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 1138Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 9 tiết 30: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Công nghệ 9 tiết 30: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
Ngày soạn 20. 3. 2016.
Tiết 30.
Bài dạy: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ.
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hiểu được sự cần thiết phải kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. 
- Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. 
	2. Kỹ năng: Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn mạng điện trong nhà. 
	3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, an toàn trong sử dụng điện.
II.CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, phấn màu, - Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 
+ 1 bút thử điện + 1 cầu chì, 1 ổ cắm điện, 1 phích điện. - Cho cả lớp: Một số phích cắm điện, dây dẫn điện bị vỡ, tróc vỏ, bị rò điện.
2. Chuẩn bị của học sinh: - Tìm kiếm một số mẫu dây điện còn mới và cũ. 
- Phích cắm điện bị vỡ vỏ , bị rò điện . 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh . 
	2. Kiểm tra bài cũ ( 7 ph):
- Hãy so sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.
- Lắp đặt dây dẫn điện kiểu nổi dùng ống ghen cách điện tròn ta dùng các phụ kiện nào? 
	3. Giảng bài mới (35 ph):
- Giới thiệu bài (2 ph): Để sử dụng an toàn mạng điện trong nhà ta cần kiểm tra định kỳ . Vậy cách kiểm tra như thế nào để biết mạng điện có an toàn không -> Bài mới 
	- Tiến trình bài dạy: 
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
8 ph
Hoạt động 1: Kiểm tra dây dẫn điện (Trước khi kiểm tra phải cắt điện).
- GV hướng dẫn HS biết cách kiểm tra đường dây dẫn điện bên ngoài vào nhà để phát hiện ra những hiện tượng có thể gây ra sự cố của mạng điện để kịp thời xử lý.
- Hỏi :+ Đường dây dẫn điện vào nhà em là loại dây gì? Có bị chùng, bị võng xuống không?
+ Theo em cỡ dây như thế có đảm bảo sử dụng điện không?
+ Nếu dây dẫn vào nhà em gần các cành cây thì có an toàn không? Phải xử lý như thế nào?
- Hướng dẫn HS thảo luận và GV kết luận .
- Hướng dẫn HS kiểm tra dây dẫn điện trong nhà. Hỏi:
+ Dây dẫn điện trong nhà có nên dùng dây trần không? Tại sao?
+ Hãy kiểm tra xem dây dẫn có cũ không? Nếu có cần xử lý như thế nào?
- Hướng dẫn HS thảo luận , GV kết luận.
- Lưu ý cho HS là các dây dẫn không được buộc lại với nhau. 
Hoạt động 1:
- HS theo dõi cách kiểm tra đường dây dẫn điện bên ngoài nhà.
- Cá nhân HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của GV.
- Cả lớp thảo luận, thống nhất từng câu trả lời.
- Cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
- Cả lớp thảo luận, thống nhất kết luận.
1. Kiểm tra dây dẫn điện:
- Dây dẫn điện trong nhà không nên dùng dây trần.
- Cần kiểm tra xem dây có cũ không, có những vết nứt, hở cách điện không? Nếu có cần phải thay dây dẫn đó ngay.
8 ph
Hoạt động 2: Kiểm tra cách điện của mạng điện.
- Hướng dẫn HS kiểm tra cách điện mạng điện của lớp học bằng cách kiểm tra các ống luồn dây, nếu bị giập vỡ thì phải thay thế.
Hoạt động 2:
- Nhóm HS kiểm tra cách điện của mạng điện lớp học.
2. Kiểm tra cách điện của mạng điện:
 Kiểm tra các ống luồn dây dẫn, nếu bị giập vỡ thì phải thay ống mới.
6 ph
Hoạt động 3: Kiểm tra các thiết bị điện.
- Mạng điện trong nhà thường có những loại thiết bị nào? dùng được lắp ở đâu?
- Cho HS đưa ra các cách khắc phục cho các trường hợp (Cột A) 
- Hướng dẫn cho HS cách kiểm tra các thiết bị theo yêu cầu an toàn điện và yêu cầu sử dụng.
Hoạt động 4:
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Thảo luận nhóm, đưa ra các cách khắc phục cột B đối với các trường hợp cột A.
- Theo dõi cách kiểm tra các thiết bị.
3. Kiểm tra các thiết bị điện: SGK
a) Cầu dao, công tắc:
b) Cầu chì:
c) Ổ cắm điện và phích cắm điện :
6
Hoạt động 4: Kiểm tra đồ dùng điện.
- GV nhấn mạnh cho HS biết việc kiểm tra an toàn điện cho các đồ dùng là cần thiết, nhiều tai nạn xảy ra là do các đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện.
- GV giới thiệu một vài đồ dùng 
điện không đảm bảo an toàn điện như hỏng dây dẫn, phích cắm điện bị rò điện. GV dùng bút thử điện để kiểm tra. Sau đó hướng dẫn HS quan sát, kiểm tra cách điện đồ dùng điện.
- Yêu cầu HS thảo luận về cách kiểm tra đồ dùng điện. 
Hoạt động 4:
- Cả lớp thảo luận cho biết tại sao phải tiến hành kiểm tra các đồ dùng điện.
- HS quan sát các đồ dùng điện 
không đảm bảo an toàn ở vị trí nào , cách kiểm tra cách điện các đồ dùng đó như thế nào?
- Nhóm HS thảo luận, cử đại diện trả lời cách kiểm tra đồ dùng điện.
4. Kiểm tra các đồ dùng điện.
- Kiểm tra cách điện 
- Kiểm tra dây dẫn, chỗ nối phích cắm, chỗ nối vào đồ dùng điện.
- Kiểm tra định kỳ các đồ dùng điện
5 ph
Hoạt động 5: Tổng kết.
GV nhận xét, tổng kết, rút kinh nghiệm tiết học.
Hỏi: Để đảm bảo an toàn mạng điện trong nhà, ta cần kiểm tra các thiết bị nào, phần nào?
Hoạt động 5:
HS trả lời câu hỏi củng cố của GV. 
5. Củng cố:
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph).
- Ra bài tập về: Học bài. Ôn tập kiến thức từ đầu HKII đến nay và các bước, thao tác TH 
- Chuẩn bị bài mới: Tiết sau kiểm ta 1 tiết TH .
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • doct30cn9 - KIEM TRA AN TOAN MAMG DIEN.doc