Ngày soạn 31. 1. 2016. Tiết 23. Bài dạy: Thực hành: LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được nguyên lý làm việc và cách lắp đặt của mạch điện dùng 2 công tắc ba cực điều khiển 1 đèn như đèn cầu thang . 2. Kỹ năng: Lắp đặt được mạch điện đèn cầu thang ở các bước 1, 2 và 3 của quy trình . 3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc. Làm việc chính xác, khoa học. II.CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, phấn màu, Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS :- Dụng cụ : Kìm , Tua vit , Khoan , Bút thử điện - Vật liệu , thiết bị : + 1 cầu chì ;+ 2 công tắc 3 cực ;+ 1 bóng đèn sợi đốt ;+1 đui đèn ; + 1 cuộn băng dính cách điện . 2. Chuẩn bị của học sinh: Mỗi nhóm mang theo : 1 bảng điện , 1 phích cắm điện , dây dẫn điện , kéo. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh . 2. Kiểm tra bài cũ ( 7 ph): + HS1 : Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn cầu thang? + HS2 : Nêu quy trình chung lắp đặt mạch điện đèn cầu thang? 3. Giảng bài mới (35 ph): - Giới thiệu bài (2 ph): Để đảm bảo an toàn khi lên xuống cầu thang vào ban đêm và tiết kiệm điện năng sử dụng đèn cầu thang, người ta lắp đặt mạch điện đèn cầu thang phù hợp với yêu cầu -> Tiếp tục TH lắp đặt mạch điện đèn cầu thang -> Bài mới - Tiến trình bài dạy: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10 ph Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài TH: - Yêu cầu các nhóm báo cáo việc chuẩn bị TH của nhóm mình. - Đề nghị nhóm thảo luận về mục tiêu cần đạt và tiêu chuẩn đánh giá bài TH. - Hướng dẫn cả lớp thảo luận thống nhất mục tiêu , tiêu chí đánh giá bài TH. Hoạt động 1: - Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị dụng cụ , vật liệu và thiết bị TH của nhóm mình . - Đại diện nhóm lên nhận dụng cụ , vật liệu , thiết bị TH . 1. Chuẩn bị: 9 ph Hoạt động 2: Tìm hiểu công tắc ba cực: - Yêu cầu nhóm HS quan sát cấu tạo bên ngoài, bên trong của công tắc ba cực và so sánh công tắc ba cực với công tắc hai cực về cấu tạo Hoạt động 2: - Nhóm quan sát cấu tạo công tắc ba cực và sosánh về cấu tạo của công tắc ba cực với công tắc hai cực -> Báo cáo kết quả. 2. Nội dung và trình tự TH: 1. Tìm hiểu công tắc ba cực: 2. Vẽ sơ đồ lắp đặt: 3. Lập bảng dự trù vật liệu , thiết bị và dụng cụ TH: (Bảng SGK) 8 ph Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ lắp đặt: - GV treo sơ đồ hình 9.2 SGK và đặt câu hỏi: + hai công tắc được mắc với nhau như thế nào? + hai công tắc mắc với nguồn như thế nào? + Mối liên hệ của đèn với hai công tắc? + Phương án lắp đặt các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và phương án đi dây? - Yêu cầu các nhóm hoàn thiện sơ đồ lắp đặt mạch điện theo hình 9.2 SGK - Chỉ định đại diện một nhóm lên trình bày kết quả. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung. - Kiểm tra vẽ sơ đồ lắp đặt của các nhóm, nhận xét đúng, sai. Hoạt động 3: - Nhóm HS đọc quy trình lắp đặt mạch điện như SGK . - Nhóm HS tiến hành TH theo 3 bước đầu của quy trình . - HS lưu ý về an toàn trong khi TH 4. Lắp đặt mạch điện : * Quy trình lắp đặt: Vạch dấu -> Khoan lỗ bảng điện -> Lắp đặt thiết bị điện của bảng điện -> Nối dây mạch điện -> Kiểm tra . * Các bước thực hành : - Bước 1 : - Bước 2 : - Bước 3 : 6 ph Hoạt động 4: Tổng kết GV nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ TH Hoạt động 5: - Các nhóm nộp dụng cụ , thiết bị TH . - Nhóm HS dọn vệ sinh phòng học . 5. Củng cố: 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph). - Ra bài tập về: - Học bài. Xem lại sơ đồ lắp đặt . - Chuẩn bị bài mới: - Tiết sau mỗi nhóm mang theo: Bảng điện, phích điện, 2m dây điện hai lõi, băng cách điện, kéo. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: