Giáo án các môn lớp 5 năm 2016 - Tuần 13

doc 13 trang Người đăng tranhong Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm 2016 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án các môn lớp 5 năm 2016 - Tuần 13
TUẦN 13: Thứ 2 ngày 28 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: HĐTT: Chào cờ.
Tiết 2: Toán: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu
- KT: Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- KN: Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
+ Hoàn thành các bài tập (1.2.4a)
- TĐ: Hs tích cực trong học tập.
II. Các hoạt động dạy - học
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
1. Bài cũ
- Gọi vài HS nhắc lại tính chất của phép nhân 
2. Bài mới
Bài 1:
+ Cho HS nêu lại cách cộng, trừ và nhân các số thập phân
+ HS làm bài 1 và chữa
Bài 2:
+ Cho HS nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000; 0,1; 0,01; 0,001...
+ Gọi 3 HS làm 3 câu a, b, c ở bảng, cả lớp làm vào vở
+ Cho HS nhận xét và nói rõ cách làm
Bài 4a:
+ Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy làm một câu
+ Hướng dẫn HS thay giá trị của a, b, c vào biểu thức
 ( a x b ) x c và a x c + b x c rồi tính
+ So sánh kết quả của 2 kết quả
+ Rút ra nhận xét : ( a x b ) x c = a x c + b x c 
3. Củng cố, dặn dò
Cho HS học thuộc lòng tính chất:
 ( a x b )x c = a x c + b x c 
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương.
- Vài HS nhắc lại
+ 1 HS giải ở bảng, cả lớp làm vào vở
- Hs nêu
a) 78,29 x 10 = 782,9
 78,29 x 0,1 = 7,829
b) 265,307 x 100 = 26530,7
265,307 x 0,01 = 2,65307
c) 0,68 x 10 = 6,8
 0,68 x 0,1 = 0,068 
- 1 HS giải ở bảng, cả lớp làm vào vở
- Lớp nhận xét kết quả bài làm
- HS làm và so sánh kết quả
- Rút ra nhận xét
Tiết 4: Tập đọc: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. Mục tiêu 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi phù hợp với diễn biến các sự việc.
- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
*KNS: Ứng phó với căng thẳng. Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.
- Hs có ý thức bảo vệ rừng.
*GDBVMT: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài đẻ thấy được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó HS nâng cao ý thức BVMT ( Khai thác trực tiếp nội dung bài )
II. Chuẩn bị
Bảng phụ ghi câu văn cần luyện đọc. Tranh minh hoạ bài đọc.
*Phương pháp: thảo luận nhóm nhỏ, tự bộc lộ.
III. Các hoạt động dạy - học
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
1. Bài cũ 
- Bầy ong tìm mật ở những nơi nào?
-Qua 2 câu cuối bài, nhà thơ muốn nói lên điều gì?
2. Bài mới 
 a.Luyện đọc
- Giáo viên chia đoạn
 -Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ngữ:loanh quanh, bành bạch, cuộn, lửa đốt
- Hướng dẫn cách đọc nhấn giọng ở các từ ngữ chỉ hoạt động
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b.Tìm hiểu bài:
- Theo lối đi tuần rừng , bạn nhỏ phát hiện điều gì?
- Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh?
- Việc làm nào cho thấy bạn nhỏ là người d.cảm?
- VS bạn nhỏ tự nguyện th.gia bắt bọn trộm gỗ?
? Em học tập ở bạn nhỏ điều gì?
* Nêu ND: 
c.Hướng dẫn đọc lại :
- GV đưa bảng phụ ghi đoạn 3 hướng dẫn luyện đọc: nhanh, hồi hộp, gấp gáp.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Theo ý em ý nghĩa của truỵện này là gì?
- Các em cần làm gì để bảo vệ rừng?
- Nhận xét tiết học
- HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi
- 2 HS khá đọc nối tiếp toàn bài
- HS đọc nối tiếp từng đoạn
- Hs đọc từ khó
- HS đọc phần chú giải
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 Hs đọc toàn bài.
+Bạn phát hiện dấu chân người lớn.
- Hs trả lời
- Chạy đi gọi điện báo công an
- Đọc đoạn 3-Th.luận theo nhóm 4 để trả lời: Vì bạn hiểu rừng là tài sản chung,ai cũng có tr.nhiệm bảo vệ
- Học được sự thông minh, dũng cảm , ý thức bảo vệ rừng
- HS luyện đọc đoạn 
- Thi đọc diễn cảm đoạn 3
- Lớp theo dõi, bình chọn
Chiều, thứ 2 ngày 28 tháng 11 năm 2016
Tiết 2: Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu 
- Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh. 
- Nghe bạn kể chăm chú, nhận xét được lời kể của bạn.
- Hs hứng thú trong học tập.
*GDBVMT: Kể được một việc làm tốt hay hành động dũng cảm của bản thân hay những người xung quanh để bảo vệ môi trường. Qua câu chuyện, thể hiện được ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm 
( Khai thác trực tiếp nội dung bài )
II. Chuẩn bị
- Bảng lớp viết 2 đề bài trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
1. Bài cũ 
-Hãy kể một câu chuyện mà em đã nghe hay đã đọc về bảo vệ môi trường
2. Bài mới
 1)Giới thiệu bài:
 2)Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
Nêu yêu cầu câu chuyện phải là chuyện về một việc làm tốt hay hành động dũng cảm về bảo vệ môi trường
- GV mời 1 số HS nêu tên câu chuyện em sẽ kể
- Hướng dẫn HS tự xây dựng dàn ý câu chuyện 
 3) Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
- GV theo dõi
- Tuyên dương các em có câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất 
3. Củng cố, dặn dò:
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
-Xem trước tranh minh hoạ Pa-xtơ và em bé
- 2 HS lần lượt kể
- Hs đọc 2 đề bài
- HS đọc gợi ý ở SGK
- HS nối tiếp nêu tên đề tài câu chuỵện
- HS tự làm dàn ý
- Từng cặp HS kể và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện 
- HS thi kể chuyện trước lớp
- Lớp nhận xét , bình bầu người kể chuyện hay nhất
- HS lắng nghe
- Lắng nghe
Thứ 3 ngày 29 tháng 11 năm 2016
Tiết 3: Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.
- Gd Hs tính kiên trì, chịu khó.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy - học
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
 1.Bài mới
 Tổ chức cho HS lần lượt làm từng bài tập và chữa các bài đó
Bài 1:
+ Cho HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức không có dấu ngoặc đơn
+ Nhận xét bài làm, nêu cách thực hiện
Bài 2:
+ Cho HS nhắc lại công thức nhân một tổng với một số
Chẳng hạn: ( a + b ) x c = a x c + b x c
+ Cho HS làm bài theo 2 cách
+ Nhận xét bài làm
Bài 3:(b)
+ Gv gợi ý cho HS có thể nêu tính chất cần vận dụng trong quá trình làm bài được thuận lợi
+ Gọi 1 HS làm ở bảng câu b
+ Nhận xét bài làm
Bài 4:
+ Cho HS đọc và tóm tắt đề, nêu cách làm
Chẳng hạn: Giải toán bằng cách” Rút về đơn vị”
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
+ Nhận xét bài làm
2. Củng cố, dặn dò
Nhắc lại tính chất của phép cộng, trừ và phép nhân số thập phân
- HS nêu cách tính
-1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
a) 316,93 b) 61,72 
- Nêu tính chất 
- HS nhác lại tính chất
- Vận dụnh tính chất để làm bài
a) 42 b) 19,44
- HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
- Nhận xét bài làm của bạn, nêu cách làm
 Bài giải
Mỗi mét vải có giá tiền là:
60000 : 4 = 15000(đồng)
Mua 6,8 m vải hết số tiền:
15000 x 6,8 = 102000(đồng)
Vậy mua 6,8m trả nhiều hơn là 4m là:
102000 – 60000 = 42000(đồng)
Tiết 4: GDKNS:
Chiều, thứ 3 ngày 29 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu 
- Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1.
- Xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2. Viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3.
- Hs có ý thức bảo vệ các loài động-thực vật.
*GDBVMT: Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh ( Khai thác trực tiếp nội dung bài )
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ hay 2-3 tờ giấy trình bày nội dung BT2
III. Các hoạt động dạy - học
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
1. Bài cũ 
- Đặt một câu có quan hệ từ và cho biết từ ấy nối với những từ nào trong câu
- Đặt câu với các từ: mà, thì
2. Bài mới
 1)Giới thiệu bài:
 2)Hướng dẫn HS làm bài tập:
BT 1:
- Thế nào là khu bảo tồn đa dạng sinh học?
- GV nhận xét và chốt lại các ý chính: khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật
BT 2:
- GV phát giấy, bút cho các nhóm
- GV chốt lại lời giải đúng
BT 3:
- Mỗi em chọn một cụm từ ở BT 2 làm đề tài rồi viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó
-GV theo dõi và giúp đỡ các HS yếu
-GV nhận xét, khen các em viết hay
3. Củng cố , dặn dò:
-Dặn HS về hoàn chỉnh đoạn văn
- Nhận xét tiết học
- HS trả lời
- HS lắng nghe
-HS đọc bài tập 1
-HS thảo luận nhóm 4 để trả lời
-Đại diện các nhóm trình bày
-Cả lớp nhận xét
-HS đọc yêu cầu BT2
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện 2 nhóm trình bày
-HS đọc yêu cầu BT3
- HS tự chọn đề tài và viết
- Hs trình bày bài viết
- Cả lớp trao đổi, nhận xét
Tiết 3: Tự học: Ôn luyện
Thứ 4 ngày 30 tháng 11 năm 2016
Tiết 2: Tập đọc: TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I. Mục tiêu 
- Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc với giọng thông báo rơ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.
- Biết giữ gìn rừng ngập mặn.
*GDBVMT: Giúp HS tìm hiểu bài và biết được những nguyên nhân, hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi ( Khai thác trực tiếp nội dung bài )
II. Chuẩn bị
- Ảnh rừng ngập mặn trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
1. Bài cũ 
- Những việc làm nào chứng tỏ bạn nhỏ là một người bạn thông minh và dũng cảm?
- Em học tập ở bạn nhỏ đó điều gì?
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc:
- Đưa tranh, h.dẫn HS q.sát về rừng ngập mặn 
- GV lưu ý HS nhấn giọng ở những từ ngữ: ngập mặn , hậu quả, tuyên truyền, nhanh chóng, phấn khởi
- Hướng dẫn đọc từ khó: ngập mặn, xói lở , lân cận
- GV đọc diễn cảm cả bài
 b.Tìm hiểu bài:
- Hãy nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn
- Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
- Các tỉnh nào có ph.trào trồng rừng ngập mặn?
-Nêu t.dụng của rừng ngập mặn khi được hồi phục
c.Luyện đọc lại
- Hướng dẫn đọc đoạn 3 
- Nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò:
- Bài văn cung cấp cho em những thông tin gì?
- Nhận xét tiết học
-2 HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi
- 1 Hs đọc cả bài
- HS đọc nối tiếp từng đoạn và phần chú giải
- HS luyện đọc từ 
- Hs luyện đọc theo cặp
- 2 HS đọc lại cả bài
- Nguyên nhân: do chiến tranh..
- Hậu quả: đê điều bị xói lở..
- Vì làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền
- Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh.
- Hs nêu
- 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn
- Luyện đọc đoạn 3
- Thi đọc diễn cảm
Tiết 3: Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
 (Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu 
- Nêu được những chi tiết tả ngoại hình của nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách của nhân vật trong bài văn, đoạn văn (BT1). 
- Biết lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình một người thường gặp (BT2).
- Có nhận thức khi làm bài.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ hay giấy khổ to ghi tóm tắt các chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà( bài Bà tôi); của nhân vật Thắng ( bài Chú bé vùng biển)
- Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người Một số giấy và bút dạ để HS viết dàn ý 
III.Các hoạt động dạy - học
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
1. Bài cũ 
- KT bài tập về nhà: q.sát và ghi lại k.quả quan sát về ngoại hình của một người em thường gặp
- Chấm vở 3 HS
2. Bài mới
 Hướng dẫn HS luỵện tập:
Bài 1:
- Chia nhóm: nhóm lẻ làm 1a, nhóm chẵn làm 1b
 + Nhóm lẻ:
- Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bài?
- Tóm tắt các chi tiết ở từng câu
- Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?
 +Nhóm chẵn:
- Đoạn văn sau tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bà?
+ Những đặc điểm đó cho biết điều gì về tính tình của Thắng?
- GV chốt lại các ý kiến đúng: Khi tả nhân vật ta cần phải tả như thế nào?
Bài 2:
- GV nhắc lại yêu cầu
- GV theo dõi
-Đưa bảng phụ có dàn ý kh.quát bài văn tả người
- Nhận xét, tuyên dương các em làm dàn ý hay
3.Củng cố, dặn dò:
-Dặn hoàn chỉnh dàn ý.Ch. bị cho tiết TLV sau
- Thực hiện theo y/c của giáo viên
HS đọc BT1
- HS đọc yêu cầu bài tập của nhóm mình
- HS lắng nghe
- HS làm việc theo nhóm:trao đổi ghi kết quả ở bảng phụ
- HS trình bày ý kiến
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Ta cần chọn tả những chi tiết tiêu biểu , những chi tiết đó có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau
- Đọc BT2- sắp xếplại k.quả q.sát đã chuẩn bị
- 1 số HS t.bày kết quả- Lớp nhận xét
- HS lập dàn ý- làm bài vào vở
- 2 HS trình bày dàn ý đã lập- Cả lớp nhận xét , bổ sung
- HS lắng nghe
Tiết 4: GDNGLL:
Chiều, thứ 4 ngày 30 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu 
- Nhận biết các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1.
- Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2). Bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn (BT3).
- Hs hứng thú với môn học.
*GDBVMT: Giáo dục cho HS nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ( Khai thác trực tiếp nội dung bài )
II. Chuẩn bị
- Hai tờ giấy khổ to, mỗi tờ viết một đoạn văn ở BT2
- Bảng phụ viết 1 đoạn văn ở BT 3b
III. Các hoạt động dạy - học
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
1. Bài cũ 
- GV gọi HS đọc đoạn văn về bảo vệ môi trường ở BT2 
2. Bài mới
 1)Giới thiệu bài:
 2)Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài 1:- Hãy đọc và tìm quan hệ từ trong câu a và b
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
 a) Nhờmà
 b) Không nhữngmà còn
*Bài 2:- Chuyển 2 câu thành 1 câu bằng cách lựa chọn và sử dụng 1 trong 2 cặp từ đã cho
- GV theo dõi
*Bài 3:
- Hai đoạn văn trên có gì khác nhau? Đoạn nào hay hơn? Vì sao?
 Kết luận:
- So với đoạn a, đoạn b có thêm 1 số quan hệ từ và các cặp từ quan hệ. Đoạn a hay hơn đoạn b, vì các quan hệ từ ở đoạn b làm cho câu văn nặng nề. Vì vậy cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ
IV.Củng cố, dặn dò:
-2 HS trình bày
-HS đọc bài tập 1
-HS trả lời
-Lớp nhận xét
- HS đọc bài tập 2
- Làm việc theo cặp rồi lên chữa bài ở bảng kết hợp nói lên mối quan hệ về ý nghĩa giữa các câu
- HS đọc bài tập 3
- HS làm việc theo cặp
- HS trình bày ý kiến
- HS lắng nghe
-HS lắng nghe
Tiết 2: Toán: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN 
I. Mục tiêu
- KT: Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong thực hành tính.
- KN: Làm được bài 1, bài 2 
- TĐ: Hs hứng thú học toán.
II. Các hoạt động dạy - học
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
 1.Bài mới
HĐ 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số thập phân cho một tự nhiên
- Cho HS đọc VD 1 sgk trang 63
- GV ghi tóm tắt bằng sơ đồ:
- Cho HS phân tích bài toán và nêu được phép tính giải. 
Chẳng hạn: 8,4 : 4 = ........( m )
+ Gợi ý cho HS đổi 8,4m = 84dm
- Gọi HS thực hiện phép chia 84: 4,cả lớp làm vào vở nháp
- Hướng dẫn HS đổi kết quả của phép chia ra m (21dm = 2,1m )
- GV hướng dẫn HS cách tính thông thường. 
+ Đặt tính rồi chia (nói + hướng dẫn hs cách th.hiện 
- Cho HS so sánh 2 kết quả
* GV ghi VD 2: 72,58 : 19
- Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp
- Cho HS nhận xét kết quả và nêu cách làm
2. Thực hành
Bài 1: Cho HS đặt tính rồi thực hiện phép chia
- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2: Cho HS nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
3. Củng cố, dặn dò
Nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên 
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương.
- Đọc VD 1
- Phân tích và nêu cách tính
- Đổi 8,4m = 84dm
- Thực hiện phép chia: 84: 4 = 21
- Đổi 21dm = 2,1m
- Quan sát GV làm
- So sánh kết quả
-Nêu lại cách thực hiện
-1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét kết quả và nêu cách làm
- Nêu cách thực hiện phép chia
- Nêu quy tắc
-1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét kết quả 
a) X x 3 = 8,4
 X = 8,4 : 3
 X = 2,8 
Tiết 3: Tự học: Ôn luyện
Thứ 5 ngày 1 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: Chính tả: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. Mục tiêu 
- Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
- Làm được bài tập 3a, 3b.
- Hs cẩn thận, gọn gàng trong học tập.
II. Chuẩn bị
-Các phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng( hay vần) theo cột dọc ở BT 2a để HS bốc thăm 
-Bảng lớp viết những dòng thơ có chữ cần điền BT 3a
III. Các hoạt động dạy - học
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
1. Bài cũ 
- GV đọc cho HS viết:
 San sẻ, sung sướng, xum xuê, xa xỉ
- GV nhận xét 
2. Bài mới
 1)Giới thiệu bài:
 2)Hướng dẫn chính tả:
- GV theo dõi
? Bài chính tả gồm mấy khổ thơ?Viết theo thể thơ nào?
? Hãy nêu cách trình bày thể thơ lục bát
- Chữa từ 5-7 bài viết
3)Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
BT 2a:
-GV theo dõi
-GV nhận xét , chốt lại các từ ngữ đúng
BT 3:
-GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
-Làm lại vào vở BT 2a
- Nhận xét tiết học
- HS viết
- HS đọc toàn bài chính tả ở SGK
- 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối
- Cả lớp đọc thầm 2 khổ thơ ở SGK
- Hs nêu.
- HS nhớ, viết
- HS đổi vở chấm theo cặp
- HS đọc yêu cầu BT2a
- HS lần lượt bốc thăm và đọc cặp tiếng có trong phiếu rồi tìm từ ngữ có tiếng đó: củ sâm- xâm nhập; chim sâm cầm- xâm lược..
- Học sinh bổ sung 
-HS đọc yêu cầu BT3a
-Cả lớp làm bài và trình bày kết quả: Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh
Tiết 2: Toán: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu
- KT: Biết chia số thập phân cho số tự nhiên.
- KN; Làm bt 1,3
- TĐ: Hs cẩn thận trong khi làm bài.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy - học
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
1. Bài cũ
- Gọi vài HS nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên
2. Bài mới
 Tổ chức cho HS giải các bài tập rồi chữa
Bài 1:
+ Cho HS nhắc lại quy tắc trước lúc thực hiện phép chia
+ Gọi 1 HS thực hiện ở bảng, cả lớp làm vào vở
+ Cho HS nhận xét bài làm và nêu cách thực hiện
 Bài 3:+ GV hướng dẫn mẫu. 
+ Gọi 1 HS thực hiện ở bảng câu a, b; cả lớp làm vào vở
+ Cho HS nhận xét bài làm và nêu cách thực hiện
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu quy tắc
- 1 HS nhắc lại quy tắc
-1 HS thực hiện ở bảng, cả lớp làm vào vở
Kết quả: a) 9,6 b) 0,86
 c) 6,1d) 5,203
- HS quan sát 
-1 HS thực hiện ở bảng, cả lớp làm vào vở
-HS nhận xét bài làm và nêu cách thực hiện
Kết quả: 
26,5 : 25 = 1,06
12,24 : 20 = 0,612
Tiết 3: Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu 
- Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
- Hs hứng thú trong học tập.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ viết yêu cầu của BT1
- Dàn ý bài văn tả một người em thường gặp ; kết quả quan sát và ghi chép
III. Các hoạt động dạy - học
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
1. Bài cũ 
- Hãy trình bày dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp 
2. Bài mới
1)Giới thiệu bài:
2)Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Giao việc cho học sinh làm bài cá nhân:
-Các em xem lại dàn ý , chọn phần thân bài của dàn ý rồi chuyển thành đoạn văn
- GV theo dõi và lưu ý HS : có thể viết 1 đoạn văn tả một số nét hay 1 nét tiêu biểu về ngoại hình
- GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay
- GV chữa 1 số đoạn văn hay
 3.Cúng cố, dặn dò:
- Dặn HS về hoàn chỉnh đoạn văn vừa viết.Chuẩn bị cho tiết TLV “ Luyện tập làm biên bản buổi họp”
-2 HS trình bày
-2 HS đọc đề bài và phần gợi ý ở SGK
- Hs tự làm bài để chuyển đoạn đan ý thành đoạn văn
- 1 số HS đọc đoạn văn mình viết
- Cả lớp nhận xét
- HS lắng nghe
Tiết 4: Tự học: Ôn luyện
Thứ 6 ngày 2 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: Toán: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10; 100; 1000; ... 
I. Mục tiêu
- KT: Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,và vận dụng để giải bài toán có lời văn.
- KN: Hs làm đựơc BT 1, 2(a,b), 3
- TĐ: Hs yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy - học
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
1. Bài cũ
2. Bài mới
*HĐ 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;...
- Ghi VD 1: 213,8 : 10
- Nhận xét kết quả 
- Hướng dẫn khi chia 213,8 : 10
+ Chuyển dấu phẩy của số 213,8 sang trái 1 chữ số ta được kết quả 21,38
+ Cho HS so sánh 2 kết quả tìm được ( giống nhau )
- Ghi DV 2: 89,13 : 100
- Từ 2 DV trên GV cho HS rút ra quy tắc chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;...
HĐ 2: Thực hành
Bài 1: Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy làm 1 câu (a; b )
Bài 2:(a,b) + Cho HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;...
+ Cho HS làm và so sánh kết quả
Bài 3: + Cho HS đọc và tóm tắt đề 
+ GV gợi ý cho HS:
+ Tìm số gạo lấy ra ( số gạo )
+

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_L5_T13_GIAP.doc