Kế hoạch dạy học lớp 1 - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2016-2017

doc 94 trang Người đăng dothuong Lượt xem 342Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học lớp 1 - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học lớp 1 - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2016-2017
TUẦN 1
Ngày soạn:2/ 9/ 2016 Ngày giảng: Thứ hai 5/ 9/ 2016
Tiết 1: Chào cờ
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
 ...................................................
Tiết 2 + 3: Tiếng Việt
LÀM QUEN – ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
........................................................
Tiết 4: Toán: Bài 1
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN (Tr. 4- 5)
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết những việc cần phải làm trong tiết học toán.
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình. Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán.
- HS vui vẻ trong lớp và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : SGK, Bộ đồ dùng dạy toán1.
- HS : SGK, Đồ dùng học toán, phấn, bảng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng, sách vở học tập của HS.
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
* Học sinh giới thiệu tên mình.
- GV giới thiệu tên sau đó cho HS lần lượt tự giới thiệu tên mình. 
* Giáo viên hướng dẫn HS sử dụng sách toán 1.
- GV hướng dãn HS lấy sách toán 1 - HD (H) mở sách đến trang “Tiết học đầu tiên”
- Giới thiệu ngắn gọn về sách toán 1
- Từ bìa đến tiết học đầu tiên 
- “ Sau tiết đầu tiên” mỗi tiết học có một phiếu tên bài ở đầu trang. Mỗi phiếu thường có phần bài học trong sách toán, phần thực hành 
- GV cho (H) thực hành gấp sách, mở sách
* Hướng dẫn HS Làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1
+ Trong tiết học toán em phải làm những gì?
- GV giới thiệu giải thích ảnh 1
+ HS thường sử dụng những dụng cụ đồ dùng học tập nào?
* Giới thiệu với HS các yêu cầu cần đạt khi học toán.
- HS biết được học toán cần biết:
- Đếm, đọc số; viết số( và nêu được ví dụ)
- Làm tính cộng, trừ ( nêu VD)
- Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính giải bài toán.
- Biết giải các bài toán 
- Biết đo độ dài, biết hôm nay là ngày thứ mấy, là ngày bao nhiêu, biết xem lịch hàng ngày.
- Các em biết cách học tập và làm việc biết cách suy nghĩ thông minh, biết nêu các suy nghĩ bằng lời.
* Giới thiệu bộ đồ dùng học toán
- Cho HS mở bộ đồ dùng học toán lớp1.
- GV nêu tên gọi các đồ dùng đó.
+ Các đồ dùng đó thường làm bằng gì?
- HS mở hộp lấy đồ dùng theo yêu cầu của GV.
- Hướng dẫn HS cất đồ dùng vào chỗ quy định trong hộp, cất hộp vào cặp
4. Củng cố - Liên hệ:
+ Trong tiết học toán lớp 1 cần chuẩn bị những đồ dùng học tập nào?
+ Để học giỏi môn toán em cần làm những gì?
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Để học giỏi môn toán em cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách giáo khoa, vở bài tập về nhà.
- Về nhà học bài và làm lại các bài.
- Nhận xét tiết học
1
3
 1
 6
7
 9
 6
 5
2
 1
- HS để sách vở đồ dùng học tập lên bàn.
- HS lần lượt tự giới thiệu tên mình.
- HS quan sát sách toán lớp 1.
- HS lấy sách và mở bài 
“ bài học đầu tiên”
- HS quan sát
- HS thực hành gấp sách, mở sách.
- HS quan sát tranh và thảo luận
- HS làm việc với que tính
- Que tính, bảng con, thước kẻ, phấn, búi chì ...bộ thực hành toán 1.
Các hình: gỗ, bìa để H học số học, đo độ dài; thước (ảnh 3)
- HS làm việc chung trong lớp (ảnh 4)
- HS mở hộp đồ dùng học toán lớp1
- HS nêu tên đồ dùng
- Các đồ dùng làm bằng nhựa, giấy bìa, tre, gỗ,...
- HS mở lấy đồ dùng của GV.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- Cần chuẩn bị thước kẻ, que tính, bộ đồ dùng học toán lớp 1.
- Phải chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến, làm bài tập đầy đủ,...
Tiết 5: Đạo đức: Bài 1
EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (tiết 1)( Tr. 2)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết được trẻ em 6 tuổi được đi học, biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
- GD HS yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Giáo viên: SGK, các điều 7, 28 về quyền trong công ước quốc tế quyền của trẻ em , các bài hát về quyền được học tập như: Trường em ( Phan Đức Lộc ); Đi học (Bùi Đình Thảo); Em yêu trường em (Hoàng Vân).
- Học sinh: SGK, Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:	
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị dùng sách vở học tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét chung.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
b. Giảng bài:
* HĐ1: Trò chơi.
Bài tập 1: ( Vòng tròn giới thiệu tên )
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết giới thiệu tên của mình và nhớ tên của các bạn trong lớp.
Biết trẻ em có quyền có họ, tên.
- Cách chơi:
- Cho học sinh đứng thành vòng tròn.
- Cho học sinh điểm danh từ 1 đến hết. Đầu tiên em thứ nhất giới thiệu tên mình. Sau đó em thứ hai giới thiệu tên bạn thứ nhất và giới thiệu tên mình. Đến em thứ ba lại giới thiệu tên bạn thứ nhất, bạn thứ hai và tên mình, cứ như vậy cho tới khi tất cả các bạn trong vòng tròn đều được giới thiệu tên.
- Cho học sinh thảo luận:
+ Trò chơi giúp em điều gì?
- Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên, trẻ em có quyền có họ và tên.
* HĐ2: Bài tập 2: Giới thiệu về sở thích của mình.
- Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em biết (có thể bằng lời hoặc bằng tranh vẽ)
- Giáo viên gọi một vài học sinh kể về sở thích của mình trước lớp.
- Cho học sinh thảo luận nhóm 2
- Giáo viên mời một số Học sinh giới thiệu trước lớp.
+ Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống nhau không?
- Giáo viên kết luận: Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích những điều đó có thể giống hoặc khác nhau, giữa người này với người khác, chúng ta cần tôn trọng những sở thích riêng của các bạn.
* HĐ3: Bài tập 3: Kể về ngày đầu tiên đi học của mình.
- Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của em.
+ Em mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào?
+ Bố, Mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm và chuẩn bị cho em đi học như thế nào ?
+ Em có thấy vui khi em trở thành học sinh lớp 1 không?
+ Em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp1?
- Giáo viên nhận xét tuyên duơng.
- Giáo viên kết luận: Vào lớp 1 các em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy giáo, cô giáo mới, các em sẽ học được nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết. Được đi học là quyền lợi của trẻ em, em rất vui và tự hào vì mình là học sinh lớp 1. Em và các bạn cố gắng học thật giỏi, ngoan.
4. Củng cố - Liên hệ:
+ Lớp mình là lớp nào, trường mình có tên là gì?
+ Là bạn học cùng một lớp chúng ta phải đối xử với nhau ntn?
+ Em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 1?
5. Tổng kết – Dặn dò:
- Chúng ta đã biết được tên các bạn trong lớp, từ nay chúng ta phải biết đoàn kết, chăm ngoan ....để xứng đáng là học sinh lớp 1.
- Về nhà học bài xem nội dung bài sau.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
1
4
 1
10
10
10
3
 2
- Học sinh đặt đồ dùng lên bàn
- Học sinh nhắc lại đầu bài
- Học sinh đứng thành vòng tròn mỗi vòng từ 6 - 7 em.
- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Qua trò chơi này giúp em biết được tên của các bạn trong lớp, em rất sung sướng và tự hào khi mình có tên và biết được tên của các bạn.
- Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình.
- Học sinh tự giới thiệu trước lớp về sở thích của mình.
- Học sinh tự giới thiệu trong nhóm 2 người.
- Các bạn thích không giống nhau, mỗi bạn có một điều thích riêng.
- Học sinh kể về ngày đầu tiên đi học của mình.
- Học sinh trả lời.
- HS trả lời.
- Để xứng đáng là học sinh lớp 1 em sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi,...
- Lớp mình là lớp 1G, trường tiểu học Ngọc Chiến A.
- Phải đoàn kết, giúp đỡ bạn,...
- Phải ngoan, chăm học,...
- Lắng nghe.
................................................................................
Ngày soạn:3/ 9/ 2016 Ngày giảng: Thứ 3/ 6/ 9/ 2016
Tiết 1: Toán: Bài 2
NHIỀU HƠN - ÍT HƠN (Tr. 6)
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật, biết sử dụng từ “nhiều hơn- ít hơn” để so sánh các nhóm đồ vật.
- Rèn kĩ năng so sánh đúng, thành thạo.
- HS yêu thích môn học, biết vận dụng bài học vào cuộc sống. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Sử dụng tranh của nhóm 1- SGK
- HS : SGK, VBT, Đồ dùng học toán. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng, sách vở học tập của HS.
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu nội dung bài và ghi đầu bài lên bảng
b. Nội dung:
* So sánh số lượng cốc và số lượng thìa cho HS quan sát SGK.
+ Có mấy cái cốc?
- GV cầm một số thìa trong tay(4 cái) có một số thìa, yêu cầu HS lên đếm mỗi cái thìa và một cái cốc 
+ Còn cốc nào chưa có thìa không?
- GV nêu: khi đặt 4 cái thìa vào 5 cái cốc ta thấy vẫn còn một cái cốc không có thìa ta nói :
 “ Số cốc nhiều hơn số thìa”
- Khi đặt một cốc vào một thìa thì vẫy còn một cốc không có thìa ta nói:
 “ Số thìa ít hơn số cốc ”
- Gọi HS nêu.
- GV vẽ lên bảng 4 lọ hoa và 5 bông hoa cho HS so sánh. vẽ thêm một số đồ vật khác.
* GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ trong bài học.
- GV hướng dẫn so sánh hai nhóm đối tượng như sau :
- Ta nối 1- chỉ với 1...
- Nhóm nào có đối tượng ( chai và nút chai, ấm đun nước ...) bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn .
- GV hướng dẫn HS thực hành 2 cách nêu trên.
- Gọi HS lên bảng nối.
- Cho HS thực hành trên các nhóm đối tượng khác so sánh bạn gái với bạn trai: bàn, ghế trong lớp
- Nhận xét, tuyên dương.
4 . Củng cố - Liên hệ: 
- Trò chơi “ nhiều hơn – ít hơn”
- GV đưa 2 nhóm đối tượng có số lượng khác nhau.
- Cho HS thi nhau so sánh.
- GV nhận xét tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chúng ta đã biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật, biết sử dụng các từ “nhiều hơn - ít hơn” để so sánh các nhóm đồ vật... 
- GV nhận xét giờ học.
 1
 3
 1
 15
 13
 5
 2
- HS để sách vở đồ dùng học tập lên bàn.
- HS nhắc lại tên bài
- Có 5 cái cốc.
- HS quan sát
- HS trả lời và chỉ vào cốc chưa có thìa
- HS đọc ĐT + CN
- HS đọc ĐT+ CN
- Số thìa ít hơn số cốc .
- Số cốc nhiều hơn số thìa
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- Số chai ít hơn số nút chai.
- Số nút chai nhiều hơn số chai.
- HS thực hành so sánh các nhóm đối tượng khác trong lớp
- HS nêu
- Lắng nghe.
Tiết 2 + 3: Tiếng Việt
VỊ TRÍ: TRÊN / DƯỚI – VỊ TRÍ : TRÁI / PHẢI
...............................................................
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội: Bài 1
CƠ THỂ CHÚNG TA (Tr. 4- 5)
I. Mục tiêu: 
- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng
- HS phân biệt được bên phải, bên trái của cơ thể. Biết một số cử động của: đầu, cổ, mình, chân, tay.
- GD HS bảo vệ cơ thể, ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, các hình vẽ trong bài 1
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị sách vở ở nhà của học sinh.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
b. Nội dung:
* HĐ1: Quan sát tranh:
- Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên đưa ra chỉ dẫn: Quan sát hình ở tranh 4 - sách giáo khoa, hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể?
- GV theo dõi giúp đỡ các em hoàn thành nhiệm vụ.
+ Gọi học sinh nói tên các bộ phận của cơ thể?
- Giáo viên động viên các em càng kể nhiều càng tốt.
* HĐ2: Quan sát tranh:
- Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh về hoạt động của một bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm 3 phần: Đầu, mình, tay chân.
- Cách tiến hành:
+ Cho học sinh quan sát hình 5 trong sách giáo khoa, chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì ? Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình các em nói với nhau xem cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
- Giáo viên quan sát các nhóm thảo luận.
- Gọi học sinh các nhóm lên trình bày.
+ Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
- Kết luận: Cơ thể chúng ta gồm có 3 phần: Đầu mình và chân tay, chúng ta nên tích cực hoạt động, hoạt động sẽ giúp cho cơ thể chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.
* HĐ3: Thực hành:
- Mục tiêu: 
- Gây hứng thú rèn luyện thân thể.
- Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát bài:
- Giáo viên làm mẫu từng động tác
- Giáo viên gọi vài học sinh đứng trước lớp thực hiện các động tác thể dục.
- Kết luận: Muốn cho cơ thể phát triển tốt, cần tập thể dục hàng ngày.
4. Củng cố - Liên hệ:
+ Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
+ Muốn để cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải làm như thế nào?
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Qua bài chúng ta đã nắm được cơ thể gồm 3 phần,....cơ thể khỏe mạnh.
- Về học bài và xem nội dung bài sau.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
 1
 4
 1
10
10
10
 3
 2
- Học sinh để sách vở lên bàn. 
- Học sinh nhắc lại tên bài.
- Học sinh thảo luận nhóm làm việc theo sự chỉ dẫn của giáo viên.
- Chân, tay, đầu, mình, tai, mắt, mũi.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh quan sát trong sách giáo khoa và thảo luận theo cặp.
- Đại diện các nhóm trình bày: Đang ngửa cổ, cúi đầu, ngoái cổ, ...
- Các nhóm khác bổ sung.
- Cơ thể chúng ta gồm 3 phần: Đầu, mình, chân tay.
- Học sinh hát bài:
 “ Cúi mãi mỏi lưng, 
 Viết bài mỏi tay, 
 Thể dục thế này,
 Là hết mệt mỏi ”.
- Học sinh làm theo giáo viên.
- Cả lớp theo dõi và làm theo.
- Gồm 3 phần: Đầu, mình, chân tay.
- Muốn để cơ thể khỏe mạnh phải ăn uống đủ chất....
- Ghi nhớ.
 Tiết 5: AN TOÀN GIAO THÔNG: Bài 1
AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM (Tr. 9)
I. Mục tiêu:
 - Học sinh nhận biết hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn lúc ở nhà, ở trường và khi đi trên đường.
- HS có thói quen tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm lúc ở nhà, ở trường và khi đi trên đường.
- GD HS vận dụng bài học vào cuộc sống. Tránh nơi nguy hiểm.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, tranh ảnh minh hoạ.
- Học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô hướng dẫn các em nhận biết được các tình huống an toàn và không an toàn.
- GV ghi đầu bài.
b. Nội dung
* HĐ1: Thảo luận nhóm.
- Cho học sinh trình bày ý kiến của mình theo hình vẽ.
+ Em chơi với búp bê là đúng hay sai?
+ Chơi với búp bê ở nhà có làm em đau không?
- KL: Em chơi với búp bê là đúng, sẽ không bị làm sao cả như vậy là an toàn
- Ở bức tranh 2: Các bạn đang cầm kéo.
+ Cầm kéo đùa nhau nguy hiểm như thế nào?
+ Các bạn có được cầm kéo doạ nhau không?
- Cầm kéo cắt thủ công là đúng, những doạ nhau là không nên, nguy hiểm cho bạn.
* HĐ2: Kể chuyện:
- Mục tiêu: Nhớ lại các tình huống mà em bị đau ở nhà, ở trường hoặc khi đi trên đường.
- Tiến hành: Chia lớp thành 4 nhóm, cho các nhóm tập kể về chuyện của mình.
+ Vật nào đã làm em đau?
+ Em đau ở đâu?
+ Em có thể tránh không bị đau bằng cách nào?
+ Như vậy là nguy hiểm hay an toàn?
4. Củng cố - Liên hệ:
+ Những trò chơi nào có thể gây nguy hiểm cho em và mọi người?
+ Khi đi học và đi chơi ta phải đi NTN để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người?
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Chúng ta đã nhận biết hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn lúc ở nhà, ở trường và khi đi trên đường. Chúng ta cần phải .....
- Dặn học sinh học bài, thực hành bài học
- Nhận xét tiết học. 
2
3
25
10
15
3
2
- HS bỏ đồ dùng ra kiểm tra
- Học sinh nhắc lại tên bài.
- Học sinh quan sát trả lời câu hỏi.
- Chơi với búp bê là đúng, không làm em đau.
- Cầm kéo đùa nhau có thể sẽ đâm vào người, chân, tay,...rất nguy hiểm.
- Không được cầm kéo..........
- HS kể chuyện theo gợi ý của giáo viên.
- Cầm dao, kéo. Đùa nhau trên đường, đá bóng trên đường,...
- Phải đi sát lề phía tay phải, không đùa nghịch, đá bóng trên đường,...
- Lắng nghe
 	.................................................................
 Ngày soạn: 4/9/2016 Ngày giảng: Thứ tư 7/ 9/ 2016
Tiết 1 + 2 : Tiếng việt
LUYỆN TẬP – TRÒ CHƠI CỦNG CỐ KĨ NĂNG. VỊ TRÍ: TRƯỚC / SAU
...........................................................
Tiết 3: Toán: Bài 3
HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN (Tr. 7- 8)
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra và nêu đúng tên hình vuông và hình tròn.
- Rèn kĩ năng làm đúng, thành thạo các bài tập. Nhận biết được hình vuông và hình tròn có trong thực tế.
- GD HS tính cẩn thận và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : SGK, giáo án, hình tròn bằng bìa có mầu sắc, hình vuông...
- HS : SGK, thước bút chì.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ So sánh số bạn trai và số bạn gái trong lớp số bạn nào nhiều hơn? ít hơn?
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: 
- GV ghi đầu bài lên bảng.
b. Giảng bài:
* Giới thiệu hình vuông.
- GV giơ từng hình vuông cho HS quan sát và nói đây là hình vuông.
- Cho HS lấy bộ đồ dùng toán tất cả những hình vuông.
- Cho HS giơ hình vuông và nói.
+ Thảo luận SGK, nêu những vật có hình vuông?
+ Kể tên những hình vuông có ở xung quanh lớp học và nhà ở ?
* Giới thiệu hình tròn.
- GV giơ tấm bìa hình tròn cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS lấy hình tròn trong bộ đồ dùng.
- Yêu cầu HS mở SGK thảo luận và nêu tên những vật có hình tròn.
+ Kể tên những hình tròn có ở xung quanh lớp học và nhà ở ?
* Thực hành. 
 Bài 1:
- Yêu cầu HS dùng bút mầu để tô vào hình vuông
- GV quan sát - hướng dẫn .
Bài 2: Yêu cầu HS dùng bút màu tô các hình tròn, búp bê, lật đật.
- GV quan sát hướng dẫn. 
- GV nhận xét tuyên dương .
Bài 3: Cho HS dùng bút màu khác nhau để tô hình tròn, hình vuông.
- GV nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố - Liên hệ:
Trò chơi - tìm hình vuông, hình tròn.
- GV chia lớp thành 4 nhóm để chơi.
- GV nhận xét tuyên dương 
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Qua bài chúng ta đã nhận biết được hình vuông và hình tròn..... 
- Về nhà tìm những đồ vật dạng hình ...
- GV nhận xét giờ học.
1
3
 1
7
 6
 5
5
 4
 2
1
- HS so sánh.
- HS nhắc lại đầu bài.
- HS quan sát hình vuông.
- HS: Đây là hình vuông.
- Khăn mùi xoa, hộp phấn
- Cửa sổ, ...
- HS quan sát hình tròn.
- HS lấy đồ dùng hình tròn và nói đây là hình tròn.
- HS thảo luận và nêu tên những vật có hình tròn.
- Bé vẽ hình tròn
- HS nêu.
- HS thực hành tô màu hình vuông 
- HS thực hành tô màu
- HS thực hành tô màu hình tròn, hình vuông bằng bút chì màu khác nhau.
- HS chơi trò chơi.
- Lắng nghe
Tiết 4 : Mĩ thuật: Bài 1
XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI ( Tr. 2)
I. Mục tiêu:
 - Học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. Bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.
- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh.
- HS yêu thích, hứng thú với môn học.
II. Đồ dùng dạy – học: 	
- GV: Sưu tầm một số tranh, ảnh TN cảnh vui chơi ở sân trường. Tranh của hoạ sĩ có cùng đề tài.
- HS: Sưu tầm tranh vẽ của TN. Giấy vẽ, vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy và màu.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đồ dùng:
3. Bài mới.
a. Giới thiệu - ghi đầu bài lên bảng.
b. Bài giảng	
* Hoạt động 1: Xem tranh.
- GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu tranh. Đây là các loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà hoặc nơi khác
- Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú nhiều tranh đẹp. Chúng ta cùng xem tranh của các bạn.
* Hoạt động 2: HDHS xem tranh.
- GV treo tranh mẫu.
+ Bức tranh này vẽ gì ?
+ Em thích bức tranh nào nhất ?
+ Vì sao em thích bức tranh đó ?
+ Trên tranh có những hình ảnh nào?
+ Hình ảnh trong tranh diễn ra ở đâu.
+ Màu nào nhiều nhất trong tranh? 
- GV tóm tắt kết luận: 
* Hoạt động 3: Nhận xét, tuyên dương.
- Khen ngợi những học sinh có nhiều ...
4. Củng cố - Liên hệ:
- GV củng cố lại bài học
+ Hôm nay chúng ta xem tranh về đề tài gì?
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Tập quan sát và nhận xét tranh.. . 
- GV nhận xét tiết học. 
2
 2
 5
 16 
 5
 3
 2
- HS hát
- Để đồ dùng lên bàn
- HS quan sát tranh và trả lời:
- Cảnh vui chơi ở sân trường có nhiều hoạt động khác nhau như:
- Nhảy dây, kéo co, múa hát, cảnh vui chơi mùa hè
- HS cùng quan sát tranh.
- Vẽ c

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO ÁN TUẦN 1 - 5 1G BIÊN.doc