Giáo án Bài tập tự luận phần điện tích - Điện trường

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2034Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bài tập tự luận phần điện tích - Điện trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bài tập tự luận phần điện tích - Điện trường
BT TỰ LUẬN PHẦN ĐIỆN TÍCH-ĐIỆN TRƯỜNG
LỰC ĐIỆN
Bài 1: Cho 2 điện tích điểm q1 = -10 -7 C ,q2 =5.10 -7 đặt tại hai điểm A và B trong chân khôngcách nhau AB= 5cm.
a , Xác định lực điện tác dụng lên điện tích q0 = 10 -7 C đặt tại điểm C cách A là 3cm,cách B là 2 cm
b, Xác định lực điện tác dụng lên điện tích q = 10 -7 C đặt tai D sao cho DA= 3 cm,DB = 4 cm
Bài 2 : Cho hệ điện tích có cấu tạo gồm 1 ion + e và 2 ion âm giống hệt nhau nằm cân bằng .Khoảng cách giữa 2 ion âm là a.Bỏ qua trọng lượng các ion.
a, Hãy cho biết cấu trúc của hệ và khoảng cách giữa các ion dương và âm
b, Tính điện tích của ion âm (theo e)
Bài 3: Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại có khối lượng 5gđược treo vào cùng một điểm bằng 2 sợi chỉ nhỏ không giãn dài 10cm.Hai quả cầu tiếp xúc nhau.Tích điện cho một quả cầu thì thấy hai quả cầu đẩy nhau cho đến khi 2 dây treo hợp với nhau một góc 600.Tính điện tích mà ta đã truyền cho các quả cầu quả cầu. Lấy g=10 m/s2.
Bài 4 : Có hai điện tích q1=q và q2= 4q đặt cố định trong không khí cách nhau một khoảng a= 30 cm.Phải đặt một điện tích thứ 3 q0 như thế nào và ở đâu để nó cân bằng?
Bài 5: Một quả cầu nhỏ có m = 6g ,điện tích q = 2. 10 -7 C được treo bằng sợi tơ mảnh.Ở phía dưới nó 30 cm cần đặt một điện tích q2 như thế nào để sức căng của sợi dây giảm đi một nửa?
Bài 6 : Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau d= 30cm trong không khíthì lực tương tác giữa chúng là F .Nếu đặt chúng trong dầu thì lực tương tác này yếu đi 2,25 lần.Vậy cần dịch chúng lại một khoảng bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng vẫn là F .
Bài 7: Có 3 diện tích điểm q1 =q2 = q3 =q = 1,6.10-6 c đặt trong chân không tại 3 đỉnh của một tam giác đều ABC cạnh a= 16 cm.Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên mỗi điện tích.
Bài 8: Ba quả cầu nhỏ mang điện tích q1 = 6.10 -7 C,q2 = 2.10 -7 C,q3 = 10 -6 C theo thứ tự trên một đường thẳng nhúng trong nước nguyên chất có = 81..Khoảng cách giữa chúng là r12 = 40cm,r23 = 60cm.Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên mỗi quả cầu.
Bài 9: Hai quả cầu nhỏ tích điện q1= 1,3.10 -9 C ,q2 = 6,5.10-9 Cđặt cách nhau một khoảng r trong chân khôngthì đẩy nhau với một những lực bằng F.Cho 2 quả cầu ấy tiếp xúc nhau rồi đặt cách nhau cùng một khoảng r trong một chất điện môi thì thì lực đẩy giữa chúng vẫn là F
A, Xác định hằng số điện môi của chất điện môi đó
B, Biết F = 4,5.10 -6 N ,tìm r 
Bài 10 : Trong nguyên tử hiđrô (e) chuyển động tròn đều quanh hạt nhân theo quỹ đạo tròn có bán kính 5.10 -9 cm.
A, Xác định lực hút tĩnh điện giữa (e) và hạt nhân
B,Xác định tần số của (e)
Bài 11: Một quả cầu có KLR = 9,8.103 kg/m3,bán kính R=1cm tích điện q= -10 -6 Cđược treo vào đầu một sợi dây mảnh có chiều dài l =10cm.Tại điểm treo có đặt một điện tích âmq0 =- 10 -6 C .Tất cả đặt trong dầu có KLR D= 0,8 .103 kg/m3 , hằng số điện môi =3.Tính lực căng của dây? Lấy g=10m/s2.
ĐIỆN TRƯỜNG :
Bài 1: Cho 2 diện tích điểm q1 = 8.10-8 C ,q2 = - 2.10-8 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng l= 10cm.
A, Xác địnhcường độ điện trường tại C là trung điểm của AB
B, Tìm vị trí của điểm M mà tại đó cường độ điện trường bằng 0.
Bài 2:
Tại các đỉnh A và C của một hình vuông ABCD có đặt các điện tích dương q1= q3 =q.Hỏi phải đặt tại đỉnh B một điện tích q2 như thế nào để cường độ điện trường tại đỉnh D bằng 0.
Bài 3: Ba điện tích dương q1=q2 =q3 =5.10 -9Cđặt tại ba đỉnh của một hình vuông cạnh a= 30cm. Xác định cường độ điện trường tại đỉnh thứ tư.
Bài 4:
 Hai điện tích q1 = 4.10-8 C ,q2=q1 đặt tại 2 điểm A và B trong không khí cách nhau AB= 50 cm.
a, Xác định cường độ điện trường tại C biết CA= 30cm,CB= 40 cm
b, Xác định vị trí điểm M trên AB để cho khi đặt tại M điện tích q3 có giá trị thích hợp thì cường độ điện trường tại C bằng 0.Tìm q3 
Bài 5: Hai điện tích điểm q1,q2 đặt tại 2 điểm A và B trong chất điện môi có hằng số điện môi .Xác định véc tơ cường độ điện trường tại điểm M nằm trên đường trung trực của AB cách A một khoảng là d.Áp dụng :
A, q1 = - q2 = 5.10-5 C,AB= 6cm,d= 4cm,= 2
B, q1= q2 = 0,1 ,AB = 9cm,,d = , = 4
Bài 6: Hai điện tích điểm q1 = 8.10-8 C,q2 = 2.10 -8 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau l= 60cm..Xác định vị trí điểm mà tại đò cường độ điện trường bằng 0.
Bài 7: 
Tại 3 đỉnh của một tam giác vuông ABC vuông tại A có AB= 30cm,AC= 40cm có đặt 3 điện tích bằng nhau q1= q2 =q3 = 5.10-5 C .Xác định cường độ điện trường tai chân H của đường cao AH hạ từ A xuống cạnh huyền BC
Bài 8 : 
Xác định điện tích của một hạt bụi có khối lượng 2.10- 6 g nếu nó nằm cân bằng trong điện trường của một tụ điện mà HĐT giữa các tấm là 600V,khoảng cách giũa hai tấm là 2cm
Bài 9: Hai tấm kim loại phẳng giống nhau A và B ,song song đối diện nhaucách nhau d= 8mm,A tích điện dương,B tích điện âm,UAB =240V.Từ A phát ra 1 (e) bay theo hướng vuông góc với tấm B với vận tốc ban đầu v0 nhưng đến điểm M cách B 2mm thì dừng lạivà quay về tấm A.
a, Tìm UAM
b, Tìm vận tốc ban đầu của (e) ,giả thiết (e) chỉ chịu tác dụng của lực điện .
Bài 10: 
1, Hạt bụi tích điện có m= 5mg nằm cân bằng trong điện trường đều có phương thẳng đứng hướng lên có E= 500 V/m.Tính điện tích của hạt bụi
2, Sau đó điện tích của hạt bụi giảm 50% hạt bụi bắt đầu chuyển động từ VTCB M không có vận tốc ban đầu
a, Tính gia tốc của hạt bụi
b, Sau t= 2s hạt bụi chuyển động đến vị trí điểm N.Tính đoạn đường MN.
c, Tính động năng của hạt bụi tại N

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_chuong_I.doc