Giáo án Bài tập động lực học vật rắn

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bài tập động lực học vật rắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bài tập động lực học vật rắn
 1.2 Bài tập động lực học vật rắn
 Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Khi một vật rắn chuyển động tịnh tiến thẳng thì momen động lượng của nó đối với trục bất kì bằng không.
	B. Đối với một trục quay nhất định nếu momen động lượng của vật tăng 4 lần thì momen quán tính của nó cũng tăng 4 lần.
	C. Momen động lượng của vật bằng không khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không.
	D. Momen quán tính của vật đối với một trục quay là lớn thì momen động lượng của nó đối với trục đó cũng lớn.
 Câu 2. Coi Trái đất là một quả cầu đồng tính có khối lượng M = 6.1024kg, bán kính R = 6400 km. Momen động lượng của Trái đất trong sự quay quanh trục của nó là:
	A. 7,12.1033 kgm2/s.	B. 5,18.1030kgm2/s.	C. 5,83.1031 kgm2/s.	D. 6,28.1032 kgm2/s
 Câu 3. Một đĩa đồng chất bán kính R = 10cm. Khối lượng m = 200g quay quanh trục đối xứng của nó. Bỏ qua ma sát ở trục quay. Khi đĩa đạt tốc độ góc 30 vòng/giây, người ta hãm nó bằng cách áp má phanh vào mép đĩa với lực ép Q theo phương của bán kính . Sau 2s đĩa dừng lại. Tính:
	A. 50 vòng.	B. 40 vòng.	C. 30 vòng.	D. 60 vòng.
 Câu 4. Một đĩa tròn, đồng chất có bán kính 2m có thể quay quanh trục đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Tác dụng vào đĩa một momen lực 960 Nm không đổi, đĩa quay quanh trục với gia tốc góc 3 rad/s2. Khối lượng của đĩa là:
	A. m = 80kg.	B. m = 240kg.	C. m = 160kg.	D. m = 960kg.
 Câu 5. Một mô men lực 120N.m tác dụng vào bánh xe làm cho bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ với gia tốc góc 8 rad/s2. Mô men quán tính của bánh xe có giá trị nào sau đây?
	A. 15kg.m2.	B. 1,5kg.m2.	C. 0,667kg.m2.	D. 7,5kg.m2.
 Câu 6. Một ròng rọc có bán kính 10cm, có momen quán tính đối với trục là I = 10-2kg.m2. Ban đầu ròng rọc đang đứng yên, tác dụng vào ròng rọc một lực không đổi F = 2N tiếp tuyến với vành ngoài của nó. Gia tốc góc của ròng rọc là:
	A. 40 rad/s2.	B. 20 rad/s2.	C. 10 rad/s2.	D. 30 rad/s2.
 Câu 7. Một vật có mô men quán tính đối với trục quay cố định là 0,72kg.m2, quay đều 10 vòng trong 1,8 s. Mô men động lượng của vật đối với trục quay đó có độ lớn xấp xỉ bằng 
	A. 8 kg.m2/s	B. 25 kg.m2/s	C. 4 kg.m2/s	D. 13 kg.m2/s
 Câu 8. Một vật rắn quay quanh một trục với gia tốc góc không đổi. Sau thời gian t kể từ lúc bắt đầu quay, số vòng quay được tỉ lệ với:
	A. .	B. t 	C. 	D. t2.
 Câu 9. Coi Trái đất là một quả cầu đồng tính có khối lượng M = 6.1024kg, bán kính R = 6400 km. Momen quán tính của trái đất đối với trục quay đi qua tâm là
	A. 491037kg/m2.	B. 4,9.1037kg/m2.	C. 98.1037kg/m2.	D. 9,8.1037kg/m2.
 Câu 10. Một thanh nhẹ dài 1m quay đều trong mặt phẳng ngang xung quanh trục thẳng đứng đi qua trung điểm của thanh. Hai đầu thanh có hai chất điểm 2kg và 3kg. Vận tốc của mỗi chất điểm là 5m/s. Momen động lượng của thanh là:
	A. 10kg.m2/s.	B. 12,5kg.m2/s.	C. 15kg.m2/s.	D. 7,5kg.m2/s.
 Câu 11. Một đĩa đặc có thể quay xung quanh trục đối xứng đi qua tâm và vuông góc với mặt đĩa. Đĩa chịu tác dụng của một momen lực không đổi M = 3 N.m. Sau 2s kể từ lúc đĩa bắt đầu quay, tốc độ góc của đĩa là 24rad/s. Momen quán tính của đĩa là:
	A. I = 7,5 kgm2.	B. I = 3,6 kgm2.	C. I = 1,85 kgm2.	D. I = 0,25 kgm2.
 Câu 12. Hai chất điểm có khối lượng 200g và 300g gắn ở hai đầu thanh cứng nhẹ dài 1,2 m. Mô men quán tính của hệ đối với trục quay đi qua trung điểm của thanh và vuông góc với thanh có giá trị nào sau đây
	A. 1,58kg.m2.	B. 0,18kg.m2.	C. 0,09kg.m2.	D. 0,36kg.m2.
 Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Momen lực tác dụng vào vật rắn làm thay đổi tốc độ quay của vật.
	B. Momen quán tính của vật rắn đối với trục quay lớn thì sức ì của vật trong chuyển động quay quanh trục đó lớn.
	C. Momen lực dương tác dụng vào vật rắn làm cho vật quay nhanh dần.
	D. Momen quán tính của vật rắn phụ thuộc vào vị trí trục quay và sự phân bố khối lượng đối với trục quay.
 Câu 14. Hai vật có khối lượng m1 = 0,5kg và m2 = 1,5kg được nối với nhau bằng sợi dây nhẹ, không dãn vắt qua một ròng rọc có trục quay nằm ngang và cố định. Ròng rọc có momen quán tính 0,03 kgm2 và bán kính 10cm. Coi dây không trượt trên ròng rọc. Bỏ qua ma sát. Gia tốc của m1 và m2.
	A. a = 0,49m/s2.	B. a = 9,8m/s2.	C. a = 4,9m/s2.	D. a = 0,98 m/s2.
 Câu 15. Chọn đáp án đúng. Hai ròng rọc A và B có khối lượng lần lượt là m và 4m, bán kính của ròng rọc A bằng 1/3 bán kính của ròng rọc B. Tỉ lệ giữa momen quán tính của ròng rọc A và ròng rọc B bằng:
	A. 12	B. 36	C. 	D. 	
-------------------
 Đáp án 
	01. A; 02. A; 03. C; 04. C; 05. A; 06. B; 07. B; 08. D; 09. D; 10. B; 11. D; 12. B; 13. C; 14. D; 15. C; 

Tài liệu đính kèm:

  • doc12_Bai_tap_Dong_luc_hoc_vat_ran.doc