GIẢI PHÁP HỮU ÍCH GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN HÌNH HỌC * CẤU TRÚC : ĐẶT VẤN ĐỀ THỰC TRẠNG Tình hình học sinh Những khó khăn GIẢI PHÁP KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC BÀI HỌC KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN HÌNH HỌC I. ĐẶT VẤN ĐỀ : - Toán học là một môn học đòi hỏi khả năng tư duy cao .Người học phải có các kỹ năng cơ bản về tính toán , có khả năng lý luận lôgic , có đầu óc tưởng tượng. Đặc biệt là kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Đối với phân môn hình học ,các kỹ năng trên là hêt sức cần thiết để thực hiện quy trình giải một bài toán. Qua khảo sát chất lượng đầu năm bộ môn Toán của hs khối THPT của trường THPT Lê Quý Đôn cho thấy: không những học sinh yếu toán vè kiến thức cơ bản, kỹ năng tính toán, khả năng suy luận mà hầu hết không làm được toán hình cho dù bài toán đó rất đơn giản. Một số ít học sinh làm được nhưng không có khả năng lý luận. Đa số học sinh đều cho rằng môn Hình học rất khó học. Qua những yếu tố đó tôi xin đưa ra một giải pháp : GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN HÌNH HỌC với mong muốn là học sinh sẽ không còn cảm thấy thích thú hơn khi học môn Hình học. II. THỰC TRẠNG : Tình hình học sinh : + Tổng số học sinh : 64/ 3 lớp + Học sinh giỏi : 1/64 + Học sinh khá : 3/ 64 + Học sinh trung bình : 10/64 + Học sinh yếu , kém : 50 Những khó khăn : Chương trình hình học ở lớp 10 và 11 có nhiều nội dung như khái niệm về vectơ, hình học không gian, . . . hoàn toàn mới và phức tạp, đòi hỏi học sinh phải có khả năng về tư duy trừu tượng do đó có không ít học sinh cảm thấy hình học là môn học rất khó dẫn đến không muốn học và một số cho rằng dù sao thì môn này vẫn ít điểm hơn môn Đại số nên chỉ quan tâm đến môn Đại số mà thôi. Từ những suy nghĩ của cá nhân các em dẫn đến việc học môn Hình học ở lớp 12 càng khó khăn hơn nữa. Đa số học sinh không thuộc định lý, tính chất cơ bản và định nghĩa, điều đó đã dẫn đến học sinh không vận dụng được kiến thức đã học vào yêu cầu của bài toán. Phần lớn học sinh không có khả năng phân tích đề bài, không hiểu được bài toán yêu cầu gì và thêm vào đó là khả năng tính toán còn rất yếu. VD1: Cho 4 điểm bất kì M, N, P, Q. Chứng minh rằng : Đa số học sinh không cần biết đề bài như thế nào mà chỉ cần nghe đến bài toán chứng minh là đã cho rằng rất khó. Không biết sẽ bắt đầu từ đâu. Học sinh chỉ học những bài của giáo viên giải mà không có ý thức tự giác trong việc làm bài tập, chờ giáo viên giải rồi chép vào. Đối với một số giáo viên thì gặp không ít khó khăn trong việc dạy môn này vì cho rằng học sinh không muốn học, học sinh đa số là học yếu do đó chỉ cần cho một vài bài tập và giải cụ thể luôn cho học sinh. Một số giáo viên thì cho rằng học sinh học yếu môn này nên nếu để học sinh giải thì sẽ không đưa ra hết các nội dung của bài cần truyền đạt. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Trước hết, để giúp học sinh cảm thấy thích thú khi học môn Hình học thì giáo viên cần phải thường xuyên động viên khuyến khích các em bằng cách cho các em làm các bài tập dễ, cơ bản và để cho các em chủ động suy nghĩ , phân tích,giải quyết vấn đề của bài toán. Từng bước hình thành cho các em tính chủ động trong làm việc để từ đó các em không còn cảm thấy Hình học là môn học khó nữa. Thường xuyên kiểm tra bài cũ: kiểm tra đầu giờ, kiểm tra trong quá trình giảng bài để nhằm tạo cho học sinh một thói quen là phải học bài cũ trước khi đến lớp. Hướng dẫn cho học sinh cách phân tích một bài toán. Bài toán yêu cầu làm gì? Cách liên hệ giả thiết và kết luận để có thể giải quyết được yêu cầu của bài toán. VD : Cho hai điểm A(1; -2), B(3;6). Tìm phương trình đường trung trực của đoạn AB? HD cụ thể: + Bước1: Hs phải biết yêu cầu của bài toán. + Bước 2: Muốn viết phương trình đường thẳng cần tìm bao nhiêu yếu tố? d + Bước 3: Đường trung trực của đoạn AB là đường như thế nào? + Bước 4: Vẽ hình // // I A B + Bước 4: là vectơ gì của đường thẳng (d)? Toạ độ điểm I có tìm được không? + Bước 5: Nêu những công thức có liên quan? + Bước 6: Học sinh thực hiện: B5, B4, B3, B2. Kết luận. Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách làm một bài toán: trước tiên là xem đề bài yêu cầu làm hoặc tìm điều gì? Vẽ hình cụ thể để các em nhìn bài thấy được tính trực quan. Sau đó là phân tích yêu cầu bài toán rồi tìm ra các mối liên quan giữa giả thiết và kết luận. Cụ thể: Hướng dẫn học sinh làm VD : Đây là bài toán chứng minh hai vế bằng nhau. Để chứng minh VT = VP thì có thể làm bằng những cách nào? + Biến đổi VT bằng VP hoặc ngược lại + Hiệu VT – VP = 0 + Biến đổi vế phức tạp hơn về vế dơn giản cần chứng minh. Để chứng minh cần sử dụng những kiến thức nào? + Tính chất giao hoán. + Quy tắc 3 điểm + Hoặc là sử dụng CT trừ hai vectơ. Học sinh có thể làm bài này theo nhiều cách khác nhau mà không cần phải vẽ hình. Chứng tỏ cho học sinh thấy được không phải lúc nào bài toán “chứng minh” cũng khó. Giáo viên thường xuyên cho các bài tập tương tự với bài đã giải để các đối tượng học sinh trung bình, yếu kém có thể làm được. Từ đó dần dần hình thành thói quen đồng thời tạo cho các em cảm thấy tự bản thân các em cũng có thể làm được và ngày càng cảm thấy thích thú hơn khi học môn này. Giáo viên phải có tính kiên nhẫn trong việc giảng dạy môn này. Không được có suy nghĩ là dạy môn này cho có dạy mà phải đầu tư hơn nữa về mặt phương pháp.Không nhồi nhét kiến thức đối với một số học sinh còn yếu kém đối với môn học này. Giáo viên phải biết phân từng đối tượng học sinh. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua 3 tháng áp dụng những giải pháp trên tôi thấy đa số các em học sinh đã có sự tiến bộ hơn về tâm lý. Những em trước đây sợ học phân môn này nay đã bắt đầu chú ý và tự giác hoc tập theo dõi bài Đa số học sinh dần dần nhớ lại các định lí, tính chất và định nghĩa đã được học từ trước đến nay. Số em nắm được lý thuyết đã tăng lên 10% Các học sinh có học lực TB, yếu đã có sự tiến bộ hơn trong việc phân tích và giải quyết vấn đề mà bài toán đặt ra. Học sinh có ý thức học tập môn học này ngày càng nhiều hơn. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Sau khi triển khai thực hiện giải pháp , từ những kết quả đạt được ban đầu tôi rút ra đươc bài học kinh nghiệm cho bản thân về một số vấn đề sau : Giáo viên đến lớp phải chuẩn bị tốt đầy đủ đồ dùng dạy học , đặc biệt là phân môn hình học để giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Đối với phân môn này nếu có điều kiện nên sử dụng phương tiện nghe nhìn ( máy đèn chiếu ) để giảng dạy sẽ sinh động hơn rất nhiều. Bên cạnh đó sử dụng phàn mềm violet để dạy một số bài về dựng hình , về phương pháp vẽ hình đổi là phương pháp trực quan sinh động nhất , hấp dẫn nhất giúp học sinh hứng thú học tập. Đối với học sinh yếu , kém cần tìm cơ hội để khen , khuyến khích các em. Nên dành cho các em những bài tập dễ để các em tự làm qua đó các em tự tin về bản thân hơn. Nên cho học sinh áp dụng kiến thực đã học vào thực tế ví dụ như yêu cầu học sinh sau tiết học bài giải tam giác ( lớp 10 ) các em phải đo và báo cáo lại số liệu về chiều cao cuả một số cây quanh trường ( hoặc cột cờ . . . ). Đây được xem như một hoạt động ngoại khoá sẽ giúp các em cảm thấy hứng thu học tập hơn. Mặt khác hoạt động này sẽ giúp xây dựng tốt tinh thần tập thể trong học tập , sự chia sẽ cộng tác giữa các thành viên trong lớp. Trên đây là một số giải pháp nhằm giúp học sinh học tập tốt hơn môn hình học mà bản thân tôi đã áp dụng trong thời gian qua trong quá trình giảng dạy , chắc chắn sẽ còn nhiều vần đề cần bổ sung , chỉnh sửa. Kính mong quý cấp lãnh đạo , anh chị em đồng nghiệp góp ý , giúp đỡ để giải pháp của tôi được áp dụng có hiệu quả hơn. ĐạTẻh , ngày 21 tháng 11 năm 2007 Người viết Đỗ Thị Trung Tín
Tài liệu đính kèm: