GIẢI ĐỀ CƯƠNG CÔNG NGHỆ 8 Câu 1: Bản vẽ kĩ thuật là bản vẽ trình bày các thông tin sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kĩ hiệu theo quy tắc thống nhất, thường vẽ theo tỉ lệ. Bản vẽ kĩ thuật dùng để chế tạo, lắp ráp, sử dụng sản phẩm đúng như thiết kế. Câu 2: Hình nhận được trên mặt phẳng chiếu được gọi là hình chiếu của vật thể. Điểm A’ là hình chiếu của điểm A, đường thẳng AA’ là tia chiếu, mặt phẳng chứa hình chiếu được gọi là mặt phẳng chiếu. Có các loại phép chiếu là : Phép chiếu xuyên tâm : Các tia chiếu xuất phát từ 1 tâm chiếu Phép chiếu song song : Các tia chiếu đi song song với nhau Phép chiếu vuông góc : Các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu. Câu 3 : Vị trí các hình chiếu ở bản vẽ kĩ thuật được vẽ như sau : Hình chiếu bằng ở dưới chiếu đứng Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng. Câu 4 : Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt, dung để biểu diễn rõ hơn phần bên trong vật thể. Phần vật thể bị mặt phẳng cắt được kẻ nét gạch (đứt). Câu 6 : Quy ước ren : Ren nhìn thấy : Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm. Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng chân ren chỉ vẽ ¾ vòng. Ren che khuất : Các đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đề uvex bằng nét đứt. Ren dung để lắp ghép các chi tiết lại với nhau. Câu 8 : Bản vẽ nhà là loại bản vẽ xây dựng gồm các hình biểu diễn (mặt phẳng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước cấu tạo của ngôi nhà. Câu 9 : Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí gồm : 1.Tính chất cơ học 2. Tính chất vật lí 3. Tính chất hóa học 4. Tính chất công nghệ. Câu 10 : Các loại vật liệu phổ biến gồm có : Vật liệu kim loại : Kim loại đen : Tỉ lệ cacbon < 2,14% là thép và ngược lại là gang. Thép : Cacbon và hợp kim Gang : Xám, trắng, dẻo. Kim loại màu : Gồm đồng, nhôm, và hợp kim của chúng Vật liệu phi kim loại : Gồm chất dẻo, cao su, các vật liệu khác. Câu 11 : Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, nhiệm vụ nhất định trong máy và gồm 2 loại : Chi tiết có công dụng chung và chi tiết có công dụng riêng. Câu 13 : Câu 12 : Mối ghép cố định là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. Chúng bao gồm mối ghép không tháo được và mối ghép tháo được. Mối ghép tháo được : Có thể tháo được các chi tiết ở dạng nguyên vặn trước khi cắt. Mối ghép không tháo được : Muốn tháo rời chi tiết thì cần phải phá hòng phần nào đó của chi tiết. Câu 15 : Các chi tiết được ghép thường có dạng tấm, chi tiết ghép là đinh tán, khoan để tạo lỗ cho chi tiết. Thân đinh tán được luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, sau đó dung búa tán đầu còn lại thành mũ. Đặc điểm và ứng dụng : Khó hàn hoặc không hàn được Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh Mối ghép bằng đinh tán được xử dụng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ sinh hoạt trong gia đình. ~ NhấtKTNghĩa ~
Tài liệu đính kèm: