Địa lí địa phương Đô Lương

doc 10 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 19/07/2022 Lượt xem 318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Địa lí địa phương Đô Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí địa phương Đô Lương
 ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG ĐÔ LƯƠNG
1. Vị trí, giới hạn, diện tích, dân số:
Đô Lương nằm ở phía Bắc thành phố Vinh
-Phía Đông Nam giáp huyện Nam Đàn và huyện Nghi Lộc
-Phía Bắc giáp huyện Yên Thành
-Phía Tây Bắc giáp huyện Tân Kì và huyện Anh Sơn
-Phía Nam giáp huyện Thanh Chương
Diện tích tự nhiên: 35 574 ha.
Dân số năm 2008 có gần 200 000 người (198 980 người)
2. Các yếu tố tự nhiên:
-Địa hình nghiêng dần về phía đông.
-Đất trồng trọt được phân thành 3 vùng:
+Vùng bán sơn địa chiếm phần lớn diện tích chủ yếu, đất đồi thấp, xen kẽ đồng ruộng. Gồm 7 xã miền núi: Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn, Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây, Hồng Sơn, Nam Sơn, và các xã Đại Sơn, Trù Sơn, Nhân Sơn, Mĩ Sơn, Xuân Sơn, Trung Sơn, Đông Sơn, Hiến Sơn, Tràng Sơn.
+Vùng dất trồng lúa: 11 xã vùng trung tâm, đất đai màu mỡ, gồm các xã: Thị Trấn, Yên Sơn, Văn Sơn, Thịnh Sơn, Hòa Sơn, Lạch Sơn, Tân Sơn, Minh Sơn, Thái Sơn, Quang Sơn, Thượng Sơn.
+Vùng ven bãi sông Lam: 12 xã có dòng sông Lam chảy qua, đất đai màu mỡ.
Sông Lam - con sông lớn nhất Nghệ An, chảy qua Đô Lương, bắt đầu từ xã Ngọc Sơn, chia huyện thành hai phía, phía hữu ngạn có 3 xã Nam, Bắc, Đặng, phía tả ngạn có có 9 xã: Ngọc, Lam, Bồi, Tràng, Thị, Lưu, Đà, Trung, Thuận, (Sông Lam đoạn chảy qua huyện Đô Lương có tên gọi là Sông Lường).
-Khí hậu: Đô Lương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm vừa có yếu tố thuận lợi, vừa có sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung.
Nhiều hồ đập lớn là những công trình thủy lợi quan trọng: Đập Bàu Đá (Trù Sơn), đập Mụ Giạ (Giang Sơn), đập Đồng Hồ (Thượng sơn), ...
-Các công trình thủy lợi nhân tạo:
+Ba ra Đô Lương (Thuộc xã Đặng Sơn, Tràng Sơn), cống Mụ Bà, sông Đào là hệ thống công trình thủy lợi quan trọng phục vụ nước tưới cho các huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu.
+Sông Khuôn lấy nước sông Đào từ xã Hòa Sơn chảy về đến tận xã Hiến Sơn.
-Giao thông:
+Đường bộ là chủ yếu, đường thủy (đường sông), tạo cho Đô Lương vị trí thuận lợi về giao thông, về phát triển kinh tế.
+Đường quốc lộ 7 chạy qua Đô Lương từ xã Hòa Sơn, qua Thịnh Sơn, Văn, Yên, Thị trấn, Lưu Sơn, Đặng Sơn, Nam Sơn.
+Quốc lộ 15A chạy qua khu di tích Truông Bồn, lên huyện Tân Kì cột mốc số 0 đường Hồ Chí Minh.
3. Các ngành nghề sản xuất.
a, Trồng trọt:
-Nghề trồng lúa phát triển.
-Vùng bán sơn địa ngoài trồng lúa còn trồng nhiều khoai, ngô, sắn, lạc, cây ăn quả, trồng rừng.
-Vùng bãi bồi ven sông trồng nhiều dâu, ngô, lạc, rau màu.
b. Chăn nuôi:
Lợn, trâu bò, gà, vịt. Ngoài ra còn có trang trại chăn nuôi.
c. Nghề truyền thống và các nghề khác:
Nhân dân có nhiều nghề: Xây dựng, mộc, đan lát, làm bánh đa, bún, khai thác đá, cát sạn.
-Nghề truyền thống:
+Làng nghề Đan giát (xã Đà Sơn)
+Làng nghề Ươm tơ Xuân Như (Xã Đặng Sơn)
+Có một làng có nghề: Làng vĩnh Đức (Thị Trần Đô Lương), với nghề bánh đa, bún, kẹo lạc nổi tiếng.
+Nghề làm nồi đất làng Lưu Mĩ (xã trù Sơn) nổi tiếng khắp nơi.
d. Thương mại và du lịch:
-Do có điều kiện thuần lợi về giao thông nên Đô Lương là trung tâm giao lưu hàng hóa của các huyện miền Tây Nghệ an.
-Đô Lương có nhiều di tích, thắng cảnh là cơ sở để phát triển du lịch như Truông Bồn, đền Quả Sơn, suối nước nóng Giang Sơn, ...
e. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
-Nhà máy xi măng Đô Lương thuộc xóm Đô Sơn xã Bài Sơn đang được xây dựng có công suất lớn và công nghệ hiện đại.
4. Các di tích, danh thắng:Đô Lương có nhiều di tích, danh thắng đẹp.
BÀI LỊCH SỬ: ĐÔ LƯƠNG - QUÊ HƯƠNG BIẾT MẤY TỰ HÀO
I. Những mốc son, địa danh lịch sử:
1. Uy Minh Vương Lý Nhật Quang:
Gần 10 thế kỉ trước, mảnh đất Đô Lương - Nghệ An gắn bó với tên tuổi Uy Minh Vương Lý Nhật Quang con trai thứ tám của vua Lý Thánh Tông với quá trình khai hoang lập ấp, phát triển vùng đất Nghệ An.
Đền Quả sơn di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia tại xã Bồi Sơn là nơi tưởng nhớ công lao to lớn của ông. Dân gian lưu truyền câu ca: "Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". Lễ hội đền Quả Sơn diễn ra hàng năm từ ngày 20 - 21 tháng giêng âm lịch.
2. Sự ra đời chi bộ Đông Dương cộng sản đảng đầu tiên ở Anh Sơn
Phong trào đấu tranh của nông dân Anh Sơn chống lại những thế lực bị đè nén, áp bức của giai cấp địa chủ và thực dân Pháp diễn ra khá sớm. Từ năm 1887 đến 9/1929 đã có trên 25 cuộc đấu tranh.
Tiến sĩ nguyễn Nguyên thành (xx Đông sơn) học rộng tài cao, đường công danh đang rộng mở, đã tham gia phong trào Cần vương chống Pháp của các huyện miền núi phía tây nghệ An. Nhà thờ học Nguyễn Nguyên là di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh (xóm 2, xã Đông Sơn).
Năm 1924 nông dân Bụt Đà (Đà Sơn) đã đấu tranh bắt bọn hào lí phải bỏ sưu thuế, điều hòa mức sưu giữa kẻ giàu và người nghèo.
Năm 1926 làng bỉnh Trung, Hòa trung (Văn Sơn) kiện hào lí tham nhũng, lí trưởng Nguyễn Như Bích đã bị cách chức.
Tháng 9/1929 đồng chí nguyễn Phong Sắc, ủy viên TW Đông dương cộng sản Đảng phị trách trung Kì về Anh Sơn triệu tập hội nghị thành lập chi bộ Đông dương cộng sản Đảng đầu tiên ở Dương Xuân gồm có 7 đồng chí: Bùi Thừa, Hoàng Khắc Đại, Phan hoàng Tiêm, Phan Thái Ất, Hồ Sĩ Viện, Nguyễn Hữu Đức, Trần Hữu Thiều, Đồng chí Phan Thái Ất được cử làm bí thư chi bộ.
Nhà thờ họ Nguyễn Sỹ (Ở Đa Văn- Xuân Sơn) một trong những nơi thành lập chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng đầu tiên ở Anh Sơn. (Tháng 9/1929).
Cuối tháng 3/1930 Phủ ủy Anh Sơn được thành lập. Trong một thời gian ngắn phủ ủy đã thành lập các ban chấp hành liên chi ở các tổng:
+Tổng Đô Lương do đ/c Hoàng Trần Liễn (Đặng Sơn) làm bí thư.
+ Tổng Đặng Sơn do đ/c Nguyễn Văn Tuy làm bí thư.
+ Tổng Thuần Trung do đ/c Nguyễn Duy Mân (Lạc Sơn) làm bí thư.
+ Tổng Bạch Hà do đ/c Nguyễn Công Vỹ (Thái Sơn) làm bí thư.
Từ đó phong trào cách mạng ở Đô Lương phát triển mạnh mẽ.
+Ngày 1/6/1930 từng đoan người ở các làng Văn Khuê, Đào Mỹ sang hợp với đoàn từ Cự Đại, Lưu Mĩ lên thành dòng người đông nghịt kéo vềLeex Nghĩa rồi tập trung về truông Cồn Đọi, tập kết kéo về Phủ Đường.
+Ngày 8/9/1930 nhân dân các tổng Thuần Trung, Bạch Hà, Đặng Sơn biểu tình ở Truông Cồn Đọi, thực dân Pháp hoảng sợ gọi máy bay tới ném bom làm 7 người bị chết và nghiều người bị thương. Máy bay tiếp tục bay về vùng Bạch Ngọc ném bom xuống đoàn biểu tình đang tập trung ở Hói Quai, làm 2 người bị chết, một số bị thương.
Đình Lương Sơn, di tích lịch sử - Văn hóa (xã Bắc Sơn) nơi kẻ thù xử bắn 7 chiến sĩ Xô Viết ngày 25 và 28/4/1931.
3. Anh Sơn trong cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đêm 13/1/1941 ông Đội Cung (tức Nguyễn Văn Cung) trường đồn lính khố xanh ở Rạng (Thanh Chương) đã cùng với một số cai có cảm tình fvới cách mạng làm binh biến, giết chết đồn trưởng đồn kiểm lâm Rạng, rồi đem lính kéo lên đánh chiếm đồn khố xanh Đô Lương, giết chết vợ chồng tên đồn trưởng. Họ trưng dụng xe ô tô kéo xuống đánh thành Vinh.
Tượng đài cách mạng ở Thị trấn Đô Lương, ghi dấu ấn phong trào cách mạng và cuộc khởi nghĩa Đô Lương 13/1/1941.
Mặt trận Việt Minh Anh Sơn quyết định khới nghĩa cướp chính quyền ở phủ vào ngày 23/8/1945. Đại diện Việt Minh Anh Sơn ông Nguyễn Trung Lục đã dõng dạc tuyên bố xóa bỏ chính quyền cũ, thiết lập chính quyền mới, chính quyền cách mạng của nhân dân.
Mùa hè 1947 tại làng Đặng Lâm(Đặng Sơn) đã tiến hành đại hội đại biểu Đảng bộ huyện, ủy ban kháng chiến hành chính được thành lập. Trên các mặt trận dân quân tự vệ, diệt giặc đói, giặc dốt nhân dân tham gia tích cực, sôi nổi.
Trong kháng chiến chống Pháp, Đô Lương có 3 anh hùng quân đội: Nguyễn Quốc Trị xã Đà sơn phong tặng ngày 19/5/1952; Đặng Quang Cầm xã Lạc Sơn phong tặng ngày 31/8/1955; Nguyễn Thái Nhự xã Yên Sơn phong tặng ngày 17/5/1956
4. Đô Lương trong công cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà.
Ngày 19/4/1963 Hội đồng chính phủ kí QĐ SỐ 52/cp, huyện Anh Sơn được tách thành 2 huyện Đô Lương và Anh Sơn. (Huyên Đô Lương là phần đất của các tổng Bạch Hà, Thuần Trung, Đô Lương, Yên Lãng và một phân của tổng Đặng Sơn có 31 xã và 1 thị trấn. Năm 2007 có 32 xã và 1 thị trấn).
Ngayd 5/8/1964 đế quốc Mĩ leo thang ném bom miền Bắc. Đô Lương với vị trí quan trọng đã trở thành mục tiêu đánh phá của không quân mĩ với các trọng điểm như đập Ba ra, bến phà Đô Lương, đường 15 A, Truông Bồn.
Truông Bồn thuộc xã Mĩ Sơn nơi ghi dấu ấnc công của quân và dân Đô Lương nói riêng và nghệ An nói chung trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Nơi đây chứng kiến hành động chiến đấu, hi sinh dũng cảm mở đường của các chiến sĩbooj đội, TNXP, dân quân. Đồng thời Truông Bồn là nơi ghi lại tội ác hủy diệt, man rợ, vô nhân đạo của đế quốc mĩ.
Ngày 20/1/1996 Bộ văn hóa - thông tin ký quyết định số 51 QĐ/BT công nhận Truông Bồn là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Ngày 23/9/2008 chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã kí quyết định số 1304/QĐ-CTN truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang cho tập thể 14 chiến sĩ thuộc C137 TNXP Nghệ An. Trong đó có 13 chiến sĩ đã hi sinh vào sáng ngày 31/10/1968. Truông Bồn đã trở thành địa chi4 đỏ, mảnh đất thiêng, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Truông Bồn đã đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca bất tử về quyết tâm sắt đá “Tất cả vì miền nam ruột thịt, vì độc lập tự do, thống nhất đất nước”.
Trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước quân dân Đô Lương đã vượt qua muôn vàn thử thách gian khó, giành được nhiều thắng lợi quan trọng, làm trọn nghĩa vụ của hậu phương và chi viện mọi mặt cho chiến trường miền Nam.
Đô Lương có:
+18 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang và anh hùng trong thời kì đổi mới.
+8 Anh hùng quân đội
+59 Mẹ Việt Nam anh hùng
+II. Văn hóa xã hội:
Đô Lương là miền quê có truyền thống hiếu học và học giỏi, có nền văn hóa phong phú giàu bản sắc của quê hương Nghệ Tĩnh.
a. Các lễ hội:
TT
Tên lễ hội
Đơn vị
quản lí
Thời gian
Địa chỉ
Đối tượng
tưởng niệm
1
Lễ hội đền Quả Sơn
Huyện
20-21/1 ÂL
Bồi sơn
Uy Minh Vương Lý Nhật Quang
2
Lễ hội đền Đức Hoàng
Xã Yên Sơn
16/1 ÂL
Yên Sơn
Vua Lê Trang Tôn
3
Lễ hội đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan
Xã Tràng Sơn
15/3 ÂL
Tràng Sơn
Thờ Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan
4
Lễ hội đền Linh Kiếm
Xã Thuận Sơn
12/6 ÂL
Thuận Sơn
Thờ Quận Công Nguyễn Công Đức
b. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
Cùng với phát triển kinh tế, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được nhân dân tích cực tham gia , nếp sôngs văn hóa, văn minh phát triển, đồng thời những phong tục tập quán tốt đẹp được khôi phục. Đến nay toàn huyện đã có 116 làng văn hóa, 93 cơ quan, trường học đạt danh hiệu “Đơn vị văn hóa”, 225 dòng họ Văn hóa.
c. Truyền thống hiếu học và học giỏi:
Đô lương là vùng đất hiếu học và học giỏi. Theo thống kê chưa đầy đủ, dưới thời phong kiến, Đô Lương có các tiến sĩ:
1. Nguyễn Nguyên Văn Kính (Xã Thuận Sơn)
2. Nguyễn nguyên Thành - 1851 (Xã Đông Sơn)
3. Nguyễn Thái Đễ - 1849 (Xã Đông Sơn)
4. Nguyễn Cảnh Tưởng (Xã Nhân Sơn)
5. Đặng Minh Bích (Xã Lam Sơn)
Từ cách mạng tháng Tám đến nay có 102 tiến sĩ (Qua thống kê của các trường)
Giáo sư, viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn (Đông Sơn) là tấm gương tiêu biểu cho ý chí, nghị lực tự học và sáng tạo.
Đô Lương có các nhà giáo ưu tú:
1. Thầy Nguyễn Vĩnh Chung.
2. Thầy Nguyễn Khắc Liên.
3. Thầy Vương Đình Long.
4. Cô Trần Thị Thân.
5. Cô Lê Thị Sáu.
Phong trào giáo dục của huyện Đô Lương phát triển mạnh mẽ, là đơn vị Tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh nhiều năm liền. Đến năm 2009 Đô Lương đã có 44 trường Mầm non, Tiểu học, THCS đạt chuẩn Quốc gia.
Đô Lương có các thầy thuốc ưu tú:
1. Bác Sỹ Đặng Sĩ Bái (Viện sốt rét côn trùng TW).
2. Bác sĩ Hoàng Văn Nhậm xã lam Sơn (Trạm VSDT Nghệ An)
3. Bác sĩ Nguyễn tất tường xã tân Sơn (Bệnh viên Quân y Quân khu Bốn).
Đô Lương có các nhà văn:
1. Nhà văn Cao Tiến Lê xã lam Sơn
2. Nhà văn Lê Ngọc Lân xã Bắc Sơn (Bí danh Hải Hồ)
3. Nhà văn Nguyễn Đình Công xã Bắc Sơn ( Bí danh Nam Hà)
Đô Lương có các nhà thơ:
1. Nhà thơ Vương trọng xã Trung Sơn
2. Nhà thơ Thạch Quỳ (Vương Huấn) xã Trung Sơn
Các thế hệ học sinh sau này của Đô Lươg đã làm rạng danh quê hương: Có 12 HS giỏi quốc tế, nổi bật là em Nguyễn Tất Nghĩa (Hồng Sơn) Ba huy chương vàng Vật lí quốc tế.
Phần Lịch sử Lớp 4
Bài 9: Nhà Lí dời đô ra Thăng Long.
Sau khi củng cố bài, GV liên hệ: Không những vua Lý Thái đổ dời đô ra Thăng Long mà các đời vua còn chú trọng mở mang bờ cõi, bảo vệ đất nước.
Uy Minh Vương Lý Nhật Quang con trai thứ 8 của vua Lý Thánh Tông là người thông minh. Lanh lợi, tinh thông kinh sách, phong cách sống hài hòa vào làm tri châu phủ Nghệ An. Ông là người có công lao to lớn trong việc khai phá, phát triển vùng đất Nghệ An.
Ông chọn vùng đất núi Quả Sơn làm lị sở, cảnh quan đẹp. Khi ông mất nhân dân lập đền Quả Sơn để tưởng nhớ công lao của ông. Ngoài đền Quả Sơn, ở Nghệ An còn có trên 35 đền thờ ông. Đền Quả Sơn là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia thuộc xã Bồi Sơn.
Trường trung học cơ sở Lý Nhật Quang ngôi trường mang tên Người anh hùng dân tộc Lý Nhật Quang là niềm vinh dự, tự hào của các em học sinh khi được vào học ở đây.
Phần Địa lí lớp 4
Bài 25: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải Miền trung:
GV liên hệ cho HS biết:
-Đô Lương, Nghệ An thuộc vùng Bắc trung bộ.
-Cho các em nêu các ngành nghê sản xuất chính của quên em.
- Nêu một số di tích, bãi tắm nổi tiếng của tỉnh Nghệ An.
Phần lịch sử lớp 5
Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế:
GV liên hệ: Hưởng ứng lời kêu gọiphong trào Cần Vương, năm 1885 tiến sĩ Nguyễn Nguyên Thành (người Đông Sơn, sinh năm 1825 mất 16/11/1887) đã tụ tập thân hào, chiêu mộ nghĩa dũng lập căn cưở vùng Tương Dương, cho quân đóngkhawps vùng Anh sơn, Yên Thành, Đ[ Lương chống cự với giặc trong 3 năm, đã gây nhiều thiệt hại to lớn cho kẻ thù.
Nhà thờ tiến sĩ Nguyễn Nguyên Thành là di tích lịch sử- văn hóa cấp Tỉnh (Xóm 2 xã Đông Sơn)
Bài 4: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời:
GV liên hệ: Cùng với phong trào cả nước, phong trào cách mạng của nhân dân Đô Lương cũng phát triển mạnh mẽ.
Cuối tháng 9/1929 tại nhà thờ học Nguyễn Sỹ ở Đa Văn xã Xuân Sơn chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đầu tiên ở Anh Sơn được thành lập; cuối tháng 3/ 1930 phủ ủy Anh Sơn được thành lập.
Bài 8: Xô viết Nghệ Tĩnh
GV liên hệ:
+Ngày 1/6/1930 từng đoàn người ở các làng Văn Khuê, Đào Mỹ sang hợp với đoàn Cự Đại, Lưu Mỹ lên thành dòng người đông nghịt kéo về Lễ Nghĩa rồi tập trung về truông Cồn Đọi, tập kết kéo về Phủ Đường.
+Ngày 8/9/1930 nhân dân các tổng thuần trung, Bạch hà, Đặng Sơn biểu tình ở truông Cồn Đọi, thực dân Pháp hoảng sợ gọi máy bay tới ném bom làm 7 người bị chết và nhiều người bị thương. Mya bay tiếp tục bay về vùng bạch ngọc ném bom xuống đoàn biểu tình đang tập trung ở hói Quai, làm hai người bị chết, một số bị thương.
Đình Lương Sơn, di tích lịch sử - văn hóa (xã bắc Sơn) nơi kẻ thù xử bắn 7 chiến sĩ Xô Viết ngày 25 và 28/4/1931.
Bài 9: Cách mạng mùa thu
GV liên hệ:
Mặt trận Việt Minh Anh Sơn quyết định khởi nghĩa cướp chính quyền ở phủ. Mờ sáng ngày 23/8/1945 tiếng trống lệnh vang lên lan truyền khắp nơi, báo hiệu để mọi người tập trung kéo về phủ lị. Đoàn người đi đến đâu đều rợp cờ, băng và hô vang các khẩu hiệu. Chỉ một thời gian ngắnphur lị đã tập trung cả biển người, khí thế ngất trời.
Đại diện Việt Minh anh Sơn ông Nguyễn Trung Lục đã dòng dạc tuyên bố xóa bỏ chính quyền cũ, thiết lập chính quyền mới, chính quyền cách mạng của nhân dân. Lá cờ đỏ sao vàng từ từ được kéo lên đỉnh cột cờ thay thế cho lá cờ “ba que” của Thực dân và tay sai.
Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
GV liên hệ:
Trong kháng chiến chống Pháp, Đô Lương có 3 anh hùng quân đội: Nguyễn Quốc Trị (Xã Đà Sơn phong tặng ngày 19/5/1952); Đặng Quang Cầm (xã Lạc Sơn phong tặng ngày 31/8/1955); Nguyễn Thái Nhự (xã Yên Sơn phong tặng ngày 17/5/1956).
Bài 22: Đường Trường Sơn
GV liên hệ:
Truông Bồn trên quốc lộ 15 A có địa hình hiểm trở, thuộc xã Mĩ Sơn nơi ghi dấu ấn chiến công của quân và dân Đô Lương nói riêng và Nghệ An nói chung trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Nơi đây chứng kiến hành động chiến đấu, hi sinh dũng cảm mở đường của các chiến sĩ bộ đội, TNXP, dân quân. Đồng thời Truông Bồn là nơi ghi lại tội ác hủy diệt, man rợ, vô nhân đạo của đế quốc Mĩ.
Ngày 12/1/1996 Bộ văn hóa-Thông tin kí quyết định số 51 QĐ/BT công nhận Truông Bồn là di tích lịch sử (cấp Quốc gia).
Ngày 23/9/2008 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã kí quyết định số 1304/QĐ-CTN truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho tập thể 14 chiến sĩ thuộc C137 TNXP Nghệ An. Trong đó có 13 chiến sĩ đã hi sinh vào sáng ngày 31/10/1968.
Truông Bồn đã trở thành địa chỉ đỏ, mảnh đất thiêng, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Truông Bồn đã đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca bất tử về quyết tâm sắt đá “Tất cả vì Miền Nam ruột thịt, vì độc lập tự do, thống nhất đất nước”.
Phần địa lí lớp 5
Bài 3: Khí hậu
GV liên hệ: Đô Lương có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết: Gió Lào, bão lụt gây ra nhiều khó khăn chơ đời sống và sản xuất.
Bài 4: Sông ngòi
GV liên hệ: Sông Lam (Sông cả) con sông lớn nhất ở nghệ An. Đọa chảy qua Đô Lương có tên gọi là sông Lường. Sông Lường chảy qua 12 xã của Đô Lương.
Đập Ba ra Đô Lương thuộc địa phận xã Đặng Sơn và Tràng Sơn và sông Đào là công trình thủy lợi quan trọng của cả vùng Đô - Diễn - Yên - Quỳnh.
Bài 6: Đất và rừng:
GV liên hệ: Đô Lương chủ yếu là diện tích đồi núi thấp. Nhân dân có phong trào trồng cây gây rừng, phủ trống đồi núi trọc.
HS phải có ý thức phòng chống cháy rừng như thế nào?
Bài 12 - 13: Công nghiệp
GV liên hệ: Giới thiệu cho HS biết nhà máu xi măng Đô Lương đang xây dựng tại xã Bài Sơn có công nghệ hiện đại.
Bài 14: Giao t

Tài liệu đính kèm:

  • docdia_li_dia_phuong_do_luong.doc