SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN KHUYẾN MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn Vật lý Câu 1. Phát biểu nào sau đây là không đúng ? Điện áp biến đổi điều hòa theo thời gian gọi điện áp xoay chiều. Suất điện động biến đổi điều hòa theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều. C. Dòng điện có cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều. D. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch điện xoay chiều được tính theo công thức P = RI2. Câu 2. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân giao thoa trên màn quan sát là i. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 3 nằm ở hai bên vân sáng trung tâm là A. 5i. B. 3i. C. 4i. D. 6i. Câu 3. Một khung dây dẫn phẳng quay đều với tốc độ góc w quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức e = E0cos(wt +).Tại thời điểm t = 0, vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc bằng A. 450. B. 1800. C. 900. D. 1500. Câu 4. Đặt điện áp u = U0cos100pt (V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần 100 W mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Đoạn mạch MB chỉ có tụ điện có điện dung . Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM lệch pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB. Giá trị của L bằng A. . B. . C. . D. . Câu 5. Đặt điện áp xoay chiều u = vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại thì thấy giá trị cực đại đó bằng 100 V và điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện bằng 36 V. Giá trị của U là A. 136 V. B. 64 V. C. 80 V. D. 48 V. Câu 6. Đặt một điện áp xoay chiều u = 100cos100pt (V) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Biết R = 50 W, cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = H và tụ điện có điện dung C = F. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong đoạn mạch là A. A. B. 2 A. C. 2 A. D. 1 A. Câu 7. Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 4 cặp cực (4 cực nam và 4 cực bắc). Để suất điện động do máy này sinh ra có tần số 50 Hz thì rôto phải quay với tốc độ A. 25 vòng/phút. B. 75 vòng/phút. C. 750 vòng/phút. D. 480 vòng/phút. Câu 8. Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc màu vàng song song hẹp vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A = 80 theo phương vuông góc với mặt phân giác của góc chiết quang sao cho có một phần của chùm sáng không qua lăng kính còn một phần đi qua lăng kính. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu vàng là 1,65. Trên màn đặt cách cạnh của lăng kính một khoảng d = 1 m, bề rộng L của vệt sáng màu vàng trên màn là A. 7,4 cm. B. 9,1 cm. C. 11,0 cm. D. 12,6 cm. Câu 9. Chiếu một tia sáng trắng hẹp từ nước ra không khí với góc tới bằng i. Biết chiết suất của nước đối với tia đỏ là nđ = , đối với tia tím là nt = 1,4. Muốn không có tia nào ló ra khỏi mặt nước thì góc tới i phải thỏa mãn điều kiện A. i £ 45,60. B. i ³ 45,60. C. i ³ 48,60. D. i £ 48,60. Câu 10. Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,542 mm và 0,243 mm vào catôt của một tế bào quang điện. Kim loại làm catôt có giới hạn quang điện là 0,500 mm. Biết khối lượng của êlectron là me = 9,1.10-31 kg. Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện bằng A. 9,61.105 m/s. B. 9,24.105 m/s. C. 2,29.106 m/s. D. 1,34.106 m/s. Câu 11. Giả sử một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 7,5.1014 Hz. Công suất phát xạ của nguồn là 10 W. Số phôtôn mà nguồn phát ra trong một giây xấp xỉ bằng A. 0,33.1020. B. 0,33.1019. C. 2,01.1019. D. 2,01.1020. Câu 12. Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng A. phản xạ ánh sáng. B. quang phát quang. C. hóa phát quang. D. tán sắc ánh sáng. Câu 13. Nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En = -1,5 eV sang trạng thái dừng có năng lượng Em = -3,4 eV. Bước sóng của bức xạ mà nguyên tử hiđrô phát ra xấp xỉ bằng A. 0,654.10-7m. B. 0,654.10-6m. C. 0,654.10-5m. D. 0,654.10-4m. Câu 14. Trong hạt nhân nguyên tử Po có A. 84 prôtôn và 210 nơtron. B. 126 prôtôn và 84 nơtron. C. 84 prôtôn và 126 nơtron. D. 210 prôtôn và 84 nơtron. Câu 15. Hiện nay urani tự nhiên chứa hai đồng vị phóng xạ 235U và 238U, với tỉ lệ số hạt 235U và số hạt 238U là . Biết chu kì bán rã của 235U và 238U lần lượt là 7,00.108 năm và 4,50.109 năm. Cách đây bao nhiêu năm, urani tự nhiên có tỷ lệ số hạt 235U và số hạt 238U là ? A. 2,74 tỉ năm. B. 1,74 tỉ năm. C. 2,22 tỉ năm. D. 3,15 tỉ năm. Câu 16. Sóng dừng xảy ra trên dây dài 80 cm có 2 đầu cố định, quan sát thấy có 5 điểm không dao động (kể cả hai đầu dây). Bước sóng là A. 60 cm. B. 80 cm. C. 20 cm. D. 40 cm. Câu 17. Hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha cùng tần số f = 20 Hz tạo ra sự giao thoa trên mặt nước. Điểm M trên mặt nước cách các nguồn các khoảng d1 = 20 cm và d2 = 16 cm sóng có biên độ cực đại. Biết rằng giữa M và trung trực của AB có 1 cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là A. 20 cm/s. B. 40 cm/s. C. 80 cm/s. D. 60 cm/s. Câu 18. Hạt nhân Po phóng xạ a và biến thành hạt nhân Pb. Cho chu kì bán rã của Po là 138 ngày và ban đầu có 0,02 g Po nguyên chất. Khối lượngPo còn lại sau 276 ngày là A. 5 mg. B. 10 mg. C. 7,5 mg. D. 2,5 mg. Câu 19. Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ ? A. Tia g. B. Tia b+. C. Tia a. D. Tia X. Câu 20. Xét phóng xạ: X ® Y + a. Ta có A. mY + ma = mX. B. Hạt a có động năng. C. Hạt X bền hơn hạt Y. D. Phản ứng này thu năng lượng. Câu 21. Dùng hạt a bắn phá hạt nhân nitơ đang đứng yên thì thu được một hạt prôtôn và hạt nhân ôxi theo phản ứng: a + N ® O + P. Biết khối lượng các hạt trong phản ứng là: ma = 4,0015 u; mN = 13,9992 u; mO = 16,9947 u; mp = 1,0073 u. Nếu bỏ qua động năng của các hạt sinh ra thì động năng tối thiểu của hạt a là A. 1,503 MeV. B. 29,069 MeV. C. 1,211 MeV. D. 3,007 Mev. Câu 22. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc? Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. Khi truyền qua một môi trường đồng tính không phải là chân không, vận tốc ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc ánh sáng đỏ. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền đi với cùng vận tốc. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ lớn hơn chiết suất của môi trường đó đối với ánh sáng tím. Câu 23. Chiếu chùm sáng hẹp đơn sắc song song màu lục theo phương vuông góc với mặt bên của một lăng kính thì tia ló đi là là trên mặt bên thứ hai của lăng kính. Nếu thay bằng chùm sáng gồm ba ánh sáng đơn sắc: cam, chàm và tím thì các tia ló ra khỏi lăng kính ở mặt bên thứ hai A. chỉ tia cam. B. gồm tia chàm và tím. C. chỉ có tia tím. D. gồm tia cam và tím. Câu 24. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng . Trên màn quan sát, tại điểm M có vân sáng bậc k. Lần lượt tăng rồi giảm khoảng cách giữa hai khe hẹp một đoạn (sao cho vị trí vân sáng trung tâm không thay đổi) thì tại M có vân sáng lần lượt bậc k1 và k2. Chọn phương án đúng. A. 2k = k1 + k2. B. k = k1 + k2. C. k < k2 < k1. D. 2k = k1 - k2 Câu 25. Phát biểu nào sau đây sai? Sóng ánh sáng là sóng ngang. Các chất rắn, lỏng và khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra quang phổ vạch. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là sóng điện từ. Tia Rơn-ghen và tia gamma đều không thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy. Câu 26. Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng bằng khối lượng vật m1) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật m1. Buông nhẹ để hai vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật m1 và m2 là A. 4,6 cm. B. 3,2 cm. C. 5,7 cm. D. 2,3 cm. Câu 27. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với cơ năng dao động là 1 J và lực đàn hồi cực đại là 10 N. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Gọi Q là đầu cố định của lò xo, khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp Q chịu tác dụng lực kéo của lò xo có độ lớn N là 0,1 s. Quãng đường lớn nhất mà vật nhỏ của con lắc đi được trong 0,4 s là A. 40 cm. B. 60 cm. C. 80 cm. D. 115 cm. Câu 28. Chọn câu đúng khi nói về sóng siêu âm. A. Có thể truyền được trong chân không. C. Có tần số f > 20.000Hz. B. Truyền trong không khí với tốc độ lớn hơn âm nghe được. D. Cả B và C đều đúng. Câu 29. Một vật dao động điều hoà với biên độ A = 4cm và chu kì T = 2s, chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là A. x = 4cos(πt - π/2) cm. B. x = 4 cos(2pt - π/4)cm. C. x = 4cos(πt + π/2) cm. D. x = 4cos(2pt)cm. Câu 30. Một đoạn mạch điện xoay chiều nối tiếp gồm bóng đèn sợi đốt và cuộn cảm mắc nối tiếp. Điện áp hai đầu đoạn mạch ổn định. Lúc đầu trong lòng cuộn cảm có lõi thép. Nếu rút lõi thép ra từ từ khỏi cuộn cảm thì độ sáng bóng đèn A. tăng lên. B. giảm xuống. C. tăng đột ngột rồi tắt. D. không đổi. Câu 31. Một con lắc lò xo gồm lò xo có k = 20 N/m và viên bi có m = 0,2 kg dao động điều hòa.Tại thời điểm t, vận tốc và gia tốc của viên bi lần lượt là 20 cm/s và m/s2. Biên độ dao động của viên bi là A. 4cm. B. 10 cm. C. 16cm. D. 4 cm. Câu 32. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 3 cm và 4 cm. Biên độ dao động tổng hợp không thể là A. A = 8cm. B. A = 4cm. C. A = 5cm. D. A = 3cm. Câu 33. Khi tần số của dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa tụ điện tăng lên 9 lần thì dung kháng của tụ điện A. tăng 3 lần. B. tăng 9 lần. C. giảm 3 lần. D. giảm 9 lần. Câu 34. Trong dao động điều hoà x = Acos(, gia tốc biến đổi điều hoà theo phương trình. A. a = - w2Acos( B. a = A(. C. a = D. a = -A Câu 35. Một con lắc đơn có chiều dài l1 dao động điều hoà với tần số f1 = 3Hz, khi chiều dài là l2 thì dao động điều hoà với tần số f2 = 4Hz, khi con lắc có chiều dài l = l1 + l2 thì tần số dao động là A. 5Hz. B. 2,5Hz. C. 2,4Hz. D. 1,2Hz. Câu 36. Sự cộng hưởng xảy ra trong dao động cưỡng bức khi A. Hệ dao động với tần số dao động lớn nhất B. Ngoại lực tác dụng lên vật biến thiên tuần hoàn. C. Dao động không có ma sát D. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng. Câu 37. Một xe máy chạy trên con đường lát gạch, cứ cách khoảng 9 m trên đường lại có một rãnh nhỏ. Chu kì dao động riêng của khung xe trên các lò xo giảm xóc là 1,5 s . Xe bị xóc mạnh nhất khi vận tốc của xe là A. 6 km/h. B. 21,6 m/s. C. 0,6 km/h. D. 21,6 km/h. Câu 38. Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia X. B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia X, tia tử ngoại. C. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X. D. tia X, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại. Câu 39. Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos2pft, có U0 không đổi và f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi f = f0 thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị của f0 là A. . B. . C. . D. . Câu 40. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch X mắc nối tiếp chứa hai trong ba phần tử: điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện. Biết rằng điện áp giữa hai đầu đoạn mạch X luôn sớm pha so với cường độ dòng điện trong mạch một góc nhỏ hơn . Đoạn mạch X chứa A. cuộn cảm thuần và tụ điện với cảm kháng lớn hơn dung kháng. B. điện trở thuần và tụ điện. C. cuộn cảm thuần và tụ điện với cảm kháng nhỏ hơn dung kháng. D. điện trở thuần và cuộn cảm thuần. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN KHUYẾN MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn Vật lý CÂU ĐÁP ÁN 1 C 2 D 3 B 4 C 5 A 6 C 7 B 8 C 9 A 10 C 11 B 12 B 13 B 14 C 15 B 16 D 17 B 18 A 19 D 20 B 21 C 22 D 23 A 24 A 25 B 26 B 27 B 28 C 29 A 30 A 31 D 32 A 33 D 34 A 35 C 36 D 37 D 38 A 39 D 40 D
Tài liệu đính kèm: