Đề và đáp án thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 7 - Đề số 7

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 7 - Đề số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 7 - Đề số 7
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ văn 7 ( ĐỀ 7)
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (5 điểm)
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
 (Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 1)
 a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
 b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó trong việc thể hiện nội dung.
Câu 2: (5 điểm)
Trong bài thơ “Quê hơng” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
	“Quê hơng là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hơng là con đò nhỏ
Êm đềm khua nớc ven sông”	.
Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 3: (10 điểm)
Cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”.
ĐÁP ÁN
Câu 1 
a. - Điệp ngữ: vì . Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng.
 - Liệt kê: Tổ quốc; xóm làng; bà; tiếng gà; Ổ trứng hồng. Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể. 
b. Viết đoạn văn cảm nhận:
- Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về mục đích chiến đấu
- Điệp ngữ cách quãng “nghe” lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.
- Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó. Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước. Nhờ phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu. 
- Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trẻ nên lòng yêu Tổ quốc”(I. Ê-ren-bua). Tiếng gà đã trưa vọng với tiếng của quê hương, gia đình, đất nước. 
 - Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân vật trữ tình.
Câu 2: ( 5 điểm)
a. Yên cầu:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những phát hiện và cảm thụ riêng nhng cần nêu đợc một số ý cơ bản sau:
- Đoạn thơ cho ta thấy tác giả đã bộc lệ những suy nghĩ về quê hơng thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hơng yêu dấu gắn liền với những hoại niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thả trên cáh đồng từng mang đấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc”gợi tả cánh diều tuyện đẹp.
- Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nớc trên dòng sông quê hơng êm đềm mà lắng đọng. Âm thanh mộc mạc, giải dị nhng rất đỗi thân thiết không thể nào quên. Tiếng mái chèo khua nớc ấy là kỷ niệm của thổi thơ với quê hơng yêu dấu.
- Có thể nói những kỷ niệm đơn sơ, giải dị của quê hơng luôn có sự gắn bó bằng tình cảm của con ngời gần nh là máu thịt. Nghĩ về quê hơng nh vậy, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hơng thật đẹp đẽ va sâu sắc.
- Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp đầy sáng tạo, đặc sắc và độc đáo đã gợi tả một không gian nghệ thuật có chiều cao, sắc biếc của bầu trời, có chiều rộng của cánh đồng quê, có chiều dài của năm tháng, có âm thanh thân thuộc của mái chèo trên dòng sông quê. Nhà thơ đã nói lên một cách đằm thắm, thiết tha một tình yêu quê hơng.
Câu 3: (10 điểm)
a. Về kỹ năng:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở hiểu rõ yêu cầu của đề, cần nói đợc cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ qua hai bài thơ, xúc động vì biết thêm những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn Bác: Yêu thiên nhiên, nặng lòng vì nớc vì dân, ung dung, lạc quan cách mạng. Cụ thể cần trình bày đợc một số ý cơ bản sau:
- Cảm động và tự hào trớc vẻ đẹp của tâm hồn Bác, một tâm hồn yêu thiên nhiên, nhạy cảm và rung động trớc cảnh đẹp thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Cảnh rừng Việt Bắc qua sự cảm nhận của Ngời đẹp lung linh hiền ảo nh chốn động tiên với tiếng suối, tiếng hát, bóng cây, bóng hoa, bóng trăng lồng vào nhau. Một tâm hồn thơ rất giàu, rất khỏe tràn đầu sức xuân hòa nhập vào ánh trăng, viên mãn chất đầy trong khoang thuyền.
- Xúc động, biết ơn trớc tấm lòng yêu nớc của Bác. Ngời đã thao thức không ngủ đợc vi “lo nỗi nớc nhà”, lòng yêu nớc của Bác gắn liền với nỗi lo cho dân, cho vận mệnh của đất nớc. Thấm thía tình yêu thơng của Bác dành cho dân, cho nớc. Tấm lòng yêu nớc, thơng dân của Bác thấm nhuần trong mỗi dòng thơ, nét chữ.
- Khâm phục tinh thần lạc quân cách mạng, phong thái ung dung, vẻ đẹp ung dung tự tại của ngời chiến sĩ cách mạng, nhà chiến lợc vĩ đại của dân tộc giữa một không gian bát ngát đầy trăng. Với vị chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến trong một thời điểm đầy thử thách, phong thái ung dung ấy thể hiện bản lĩnh lớn của con ngời làm chủ trớc mọi hoàn cảnh. Bản lĩnh đó thể hiện chất thép trong con ngời Bác.
- Hai bài thơ của Bác khiến em vô cùng xúc động trớc lòng yêu thiên nhiên, yêu nớc của Bác. Khâm phục, kính trọng Bác và cành tự hào, biết ơn Bác, thế hệ trẻ luôn nghuyện học tập và làm theo tấm gơng đạo đức của Ngời.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HOC_SINH_GIOI_VAN_77.doc