ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Môn: Ngữ văn 7 ( ĐỀ 11) Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề) Câu 1( 5 đ): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài ca dao sau? Trong đầm gì đẹp bằng sen? Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Câu 2 (5 đ): Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và những bài ca dao bắt đầu bằng hai chữ “Thân em”, em hãy làm rõ cuộc đời chìm nổi bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội cũ? (Giới hạn trong 1 trang giấy.) Câu 3 (10 đ): Cảm nghĩ của em về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. HD CHẤM Câu 1: (5 đ) Một số biện pháp nghệ thuật: + Câu hỏi tu từ (câu 1): Đặt ra câu hỏi để khẳng định. + Liệt kê (câu 2): Vẻ đẹp hài hòa của bông sen. + Đảo trật tự ngữ pháp - Điệp ngữ (câu 3): Nhấn mạnh lần nữa vẻ đẹp của hoa sen – vẻ đẹp từ trong ra ngoài. Đồng thời, làm bước tiến cho câu cuối cùng, câu thơ quan trọng nhất. + Ẩn dụ: Hình ảnh bông hoa sen trong đầm lầy là hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Câu 2: (5 đ). Yêu cầu: Đây là đề bài kiểu phân tích – chứng minh, hs phải thực hiện theo bố cục ba phần. * Mở bài (1đ): Giới thiệu chung về hình ảnh người phụ nữ trong thơ và ca dao. * Thân bài (3đ): - Về mặt nội dung: + Người phụ nữ trong xã hội xưa có thân phận bấp bênh, trôi nổi giữa cuộc đời. + Họ không được làm chủ cuộc đời mình, số phận phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. - Nghệ thuật thể hiện: + Ẩn dụ, so sánh, đối lập, đảo kết cấu thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” (Bánh trôi nước), kết thúc ở “chìm”: thân phận người phụ nữ cay cực, xót xa hơn + Ngôn ngữ, giọng điệu * Kết bài (1 đ): Cảm nhận của em về người phụ nữ trong xã hội xưa. Câu 3: ( 10 đ) Yêu cầu: HS xác định được đây là kiểu bài biểu cảm về một tác phẩm văn học. Bài làm đầy đủ 3 phần, bố cục rõ ràng, mạch lạc. * Mở bài (1đ): Giới thiệu bài thơ và nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ. * Thân bài: (8 đ) - Cảm nghĩ về nội dung bài thơ: Quan niệm đúng đắn về tình bạn. Đó là tình bạn vượt lên vật chất tầm thường, tình bạn xuất phát từ sự chân thành, tình tri âm, tri kỷ - Cảm nghĩ về giá trị nghệ thuật: + Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, dân dã + Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, chứa đựng tình bạn thắm thiết thông qua việc xây dựng tình huống éo le, khó xử. + Sử dụng linh hoạt nghệ thuật đối. * Kết bài: (1đ) Tình cảm của em đối với bài thơ. Qua bài thơ, em học được điều gì?
Tài liệu đính kèm: