BÀI THI SỐ 4 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC: 2016-2017 Môn: Lịch Sử Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi có: 01 trang Câu 1: (3.5 điểm) Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào? Để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì? Câu 2: (6.0 điểm) a. Tình hình Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai? b. Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Câu 3: (3.0 điểm) Em hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945? Câu 4: (1.5 điểm) Tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? ---Hết--- Họ và tên thí sinh:.SBD:. Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./. HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC: 2012-2013 MÔN: LỊCH SỬ HDC có: 03 trang I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI: (14.0 điểm) Câu 1: (3.5 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được: Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh: - Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu. Trong thời kỳ chiến tranh, họ lại bị phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch tàn bạo. 0.5 - Khi hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy kích quân đội phát xít Đức, nhân dân các nước Đông Âu nhanh chóng nổi dậy và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền 0.5 - Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, một loạt các nhà nước dân chủ nhân dân đã được thành lập ở các nước Đông Âu từ cuối năm 1944 đến năm 1946. 0.5 - Đó là các nước: Ba Lan (7-1944), Ru-ma-ni (8-1944), Hung-ga-ri (4-1945), Tiệp Khắc (5-1945), Nam Tư (11-1945), An-ba-ni (12-1945) 0.5 Để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã thực hiện những nhiệm vụ: - Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân. 0.5 - Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản nước ngoài và trong nước. 0.5 - Thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống của nhân dân. 0.5 Câu 2: (6.0 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được: a. Tình hình Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai: - Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây 0.5 - Sau năm 1945 và kéo dài hầu như trong cả nửa sau thế kỷ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra phức tạp và căng thẳng 0.5 - Tháng 8-1945 phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân. Như In-đô-nê-xi-a: 8-1945, Việt Nam: 8-1945, Lào: 10-1945 0.5 - Nhưng ngay sau đó, nhiều nước Đông Nam Á tiếp tục kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam 0.5 - Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, các nước đế quốc đã trao trả độc lập. Giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dân tộc. 0.5 - Từ năm 1950, trong bối cảnh "chiến tranh lạnh", tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng, chủ yếu do sự can thiệp của đế quốc Mĩ vào khu vực. 0.5 - Tháng 9- 1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự SEATO nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực (Thái Lan và Phi-lip-pin đã tham gia vào tổ chức này). 0.5 - Tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào và Cam-pu-chia. Từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại. 0.5 b. Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN: + Hoàn cảnh: Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. 0.5 - Ngày 8-8-1967, hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ở Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po. 0.5 + Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. 0.5 + Nguyên tắc: Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả. 0.5 Câu 3: (3.0 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được: Những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945 - Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mĩ La-tinh như Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-lađã giành được độc lập ngay những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành "sân sau" của đế quốc Mĩ. 1.0 - Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, một cao trào đấu tranh đã diễn ra ở nhiều nước Mĩ La-tinh với mục tiêu là thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ và tiến hành cải cách tiến bộ, nâng cao đời sống nhân dân. Tiêu biểu là cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba đầu năm 1959 1.0 - Các nước Mĩ La-tinh đã thu được nhiều thành tựu trong công cuộc củng cố độc lập dân tộc, dân chủ và đời sống chính trị, tiến hành cải cách dân chủ... 0.5 - Tuy nhiên ở một số nước có lúc đã gặp phải những khó khăn như: tăng trưởng kinh tế chậm lại, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái... 0.5 Câu 4: ( 1.5 điểm) Yêu cầu học sinh trả lời Tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai - Về kinh tế: Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo "Kế hoạch Mác-san"(16 nước được viện trợ khoảng 17 tỉ USD từ 1948 đến 1951). Kinh tế được phục hồi, nhưng các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. 0.5 - Về chính trị: Chính phủ các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ, củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm quyền. 0.5 - Về đối ngoại: nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa. Trong bối cảnh "chiến tranh lạnh" các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. 0.5
Tài liệu đính kèm: