Đề và đáp án thi giữa học kì I Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2016-2017

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 602Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi giữa học kì I Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi giữa học kì I Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2016-2017
PHÒNG GD&ĐT QUẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017
 TRƯỜNG THCS MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
 Thời gian làm bài: 90 phút
 Ngày thi: 12 tháng 10 năm 2016
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm
Câu 1 
Nhân vật em bé trong truyện cổ tích ”Em bé thông minh” thuộc kiểu nhân vật nào ? 
A. Nhân vật bất hạnh B. Nhân vật thông minh 
C. Nhân vật dũng sĩ D. Nhân vật ngốc nghếch
Câu 2:
 Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu là gì?
 A. Từ B. Tiếng 
 C. Danh từ D. Cụm danh từ
Câu 3:
Nghĩa của từ là gì?
 A. Cách tiếp nhận ngôn ngữ B. Hình thức mà từ biểu thị
 C. Cách phát âm của từ D. Nội dung mà từ biểu thị 
Câu 4:
Trong các từ sau, từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán là từ nào?
 A. Sứ giả B. In-tơ-net 
 C. Ra-di-o D. Tráng sĩ 
Câu 5 :
Câu “Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm” có mấy từ láy?
 A. Bốn từ láy B. Ba từ láy 
C. Hai từ láy D. Một từ láy	
Câu 6:
Nhiệm vụ của phần mở bài trong bài văn tự sự là gì?
A. Kể tóm tắt câu chuyện 
B. Kể kết cục sự việc và nêu cảm tưởng 
C. Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
 	D. Kể diễn biến sự việc
Câu 7:
 Sức hấp dẫn của truyện Em bé thông minh chủ yếu được tạo ra từ đâu? 
A. Hành động nhân vật	B. Ngôn ngữ nhân vật	
C. Tình huống truyện	D. Lời kể của truyện	
Câu 8:
Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
A.Vũ khí hiện đại để đánh giặc.
B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước .
C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng.
D.Tình làng nghĩa xóm.
PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
a) Trong các câu sau, câu nào từ “xuân”được dùng với nghĩa gốc, câu nào được dùng với nghĩa chuyển?
Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)
b) Chỉ ra từ dùng sai trong câu văn dưới đây và sửa lại cho đúng?
Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
Câu 3: ( 5,0 điểm)
Kể về một lần em mắc lỗi. 
= = = = = = Chúc các em làm bài tốt = = = = = =
PHÒNG GD&ĐT QUẬN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 6
 TRƯỜNG THCS Thời gian làm bài: 90 phút
 Ngày thi: 12/10/2016
A. Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
 1.B; 2. A; 3.D; 4. A, D; 5D; 6C; 7 C; 8B .
B. Phần tự luận: 
Tiếng việt
Câu
Yêu cầu
Điểm
Chú thích
Câu
1. a
– Từ “xuân” (1) là nghĩa gốc: chỉ mùa xuân – mùa khởi đầu của một năm, cây cối đâm chồi, nảy lộc.
– Từ “xuân” (2) là nghĩa chuyển: Đất nước ngày càng phát triển đi lên, chỉ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
(* HS xác định đúng mỗi câu được 1,0 điểm
* HS xác định đươc nghĩa gốc, nghĩa chuyển mà không giải thích nghĩa thì cho 1/2 số điểm)
2 điểm
Mỗi ý đúng 1đ
Câu
1. b
HS xác định được từ dùng sai và tìm từ thay thế:
– Từ dùng sai: linh động
– Sửa: thay từ  linh động bằng từ “sinh động” 
1 điểm
Mỗi ý đúng 0,5đ
Tập làm văn
Câu 3
Yêu cầu
Điểm
Chú thích
– Yêu cầu chung:
Học sinh biết làm bài tập làm văn đúng yêu cầu về nội dung và thể loại.
Nội dung: Kể về một lần em mắc lỗi.
Thể loại: Kể chuyện.
5 điểm
Yêu cầu cụ thể: Bài có đủ bố cục ba phần:
a- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện kể (việc lầm lỗi).
b- Thân bài: Diễn biến câu chuyện.
Câu chuyện xảy ra ở thời gian nào? Ở đâu? Đó là việc gì?
Có những nhân vật nào liên quan? (Nếu có)
Câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc nào?
c- Kết bài:  Tình cảm và suy nghĩ của em đối với câu chuyện.
0,5
4,0
0,5
2,0
1.0
1.0
Biểu điểm:
– Điểm 5.00: Bài làm đáp ứng các yêu cầu trên
– Điểm 3.00 – 4.00: Bài làm đủ các yêu cầu trên, còn mắc một vài sai sót nhỏ, lúng túng trong diễn đạt.
– Điểm 1.00- 2.00: Tỏ ra hiểu đề, bố cục chưa rõ ràng và còn lúng túng trong diễn đạt, nội dung chưa sâu.
– Điểm 00,0: Sai lạc cả nội dung, thể loại.

Tài liệu đính kèm:

  • docxthi_giua_ki_I_v6.docx