UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---------------- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: LỊCH SỬ 8 Thời gian:90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2đ) Tại sao nói : Cách mạng tư sản Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên? Câu 2: (2đ) Nêu nhận định của em về cuộc khởi nghĩa 18-3-1871 ở Pháp? Câu 3: (4đ) Chứng minh rằng : Trong hoàn cảnh Châu Á, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của tư bản phương tây và phát triển thành nước đế quốc hùng mạnh duy nhất ở châu Á? Câu 4: (2đ) Chứng minh triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước rồi đầu hàng hoàn toàn trước sự xâm lược của thực dân Pháp? ..HẾT UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---------------- HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: LỊCH SỬ 8 Câu Đáp án Điểm 1. Trước 1566 có nhiều cuộc đấu tranh của tư sản chống phong kiến nổ ra nhưng đều thất bại và chưa được coi là cuộc cách mạng. 0,5 Đến 1566 , cách mạng tư sản Hà Lan bùng nổ do giai cấp tư sản trực tiếp lãnh đạo chống phong kiến Tây Ban Nha và giành thắng lợi. 0,5 Cách mạng Hà Lan đã khai sinh ra nước cộng hoà đầu tiên trên thế giới mở đường cho quan hệ sản xuất tư bản phát triển. 0,5 Thắng lợi của cách mạng Hà Lan mở đầu cho thời đại mới trong lịch sư thế giới . Đó là thời đại thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản và sự suy vong của chế độ phong kiến. 0,5 2. * Cuộc khởi nghĩa 18-3-1871 ở Pháp là 1 cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới Vì: 0,5 Mục tiêu : Lật đổ chính phủ tư sản thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản. 0,5 Lực lượng lãnh đạo là Quốc dân quân( Giai cấp vô sản) và lực lượng thamg gia là giai cấp vô sản 0,5 Kết quả : Thành lập Hội đồng công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu là chính quyền của giai cấp vô sản 0,5 3. - Từ giữa thế kỷ XIX, cùng với quá trình tiến lên chủ nghĩa đế quốc của tư bản Âu- Mĩ, một loạt các nước châu á bị biến thành thuộc địa. Nhật Bản cũng không tránh khỏi nguy cơ bị xâm lược và biến thành thuộc địa - Trước nguy cơ bị xâm lược và cuộc khủng hoảng ở trong nước, từ năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một cuộc cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục và quân sự nhằm bảo vệ độc lập và phát triển đất nước. + Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ươngNăm 1889 hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. + Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn + Về văn hóa- giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, đưa nội dung khoa học – kỹ thuật vào chương trình giảng dạy, cho thanh niên ưu tú ra nước ngoài học + Về quân sự Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 - Sau hơn 20 năm Minh Trị duy tân (1868-1895), Nhật Bản đã có bước phát triển vượt bậc về công thương nghiệp. Minh Trị duy tân đã mở đường cho việc biến Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa và tiến dần lên đế quốc chủ nghĩa, từ đó giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa. 4. a- Trước sự tấn công của thực dân Pháp, triều đình huế nhằm cứu vãn quyền lợi giai cấp đã phản bội quyền lợi dân tộc, ký Hiệp ước 1962 với các điều khoản nặng nề: nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và Cô Đảo; mở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lat, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí rất nặng. 0,75 b- Năm 1874, triều đình nhà Nguyễn đã ký với pháp một hiệp ước với nhiều điều khoản : Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam kỳ, Pháp có quyền đặt lãnh sự có quân lính bảo vệ; triều đình Huế không được ký hiệp ước thương mại với với các nước khác trái với quyền lợi của Pháp. Với hiệp ước này, VN đã mất một phần quan trọng độc lập về nội trị và đã bị ràng buộc về ngoại giao với Pháp, trở thành một thị trường riêng của tư bản Pháp. 0,75 c- Ngày 25-8-1883, triều đình Huế đã ký điều ước 1883 và diều ước 1884 (6-6-1884) với các điều khoản: Triều đình Huế chính thức thừa nhận quyền "bảo hộ" của pháp ở Trung kỳ và Bắc kỳ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do pháp nắm. Với các điều ước này, triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. 0,5 ..HẾT
Tài liệu đính kèm: