Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Lịch sử lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Nghi Lộc

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 519Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Lịch sử lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Nghi Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Lịch sử lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Nghi Lộc
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016
 NGHI LỘC Môn: LỊCH SỬ 8
 Thời gian làm bài: 90 phút - không kể thời gian phát đề
 (ĐỀ CHÍNH THỨC) 
Câu 1 (6,0 điểm). Phân tích những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 đến 1945. 
Câu 2 (7,0 điểm). Vì sao năm 1917 nước Nga lại có hai cuộc cách mạng? Em hãy trình bày và rút ra tính chất của hai cuộc cách mạng đó? Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 3 (7,0 điểm). “Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đầu thế kỷ XX đã gây nên những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam”
(Trích SGK Lịch sử lớp 8, trang 137 - NXB Giáo dục Việt Nam năm 2014)
Bằng những kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1897-1918, em hãy:
a) Trình bày chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam. Mục đích các chính sách đó?
b) Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những giai cấp và tầng lớp nào? Đời sống và thái độ của các tầng lớp, giai cấp đối với nền độc lập dân tộc ?
............................ Hết ...........................
Họ và tên thí sinh: .................................................... Số báo danh: .....................
HƯỚNG DẪN CHẤM LỊCH SỬ 8
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
5,0 đ
- Lịch sử thế giới hiện đại chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1917 - 1945 và giai đoạn 1945 cho đến nay. Trong giai đoạn 1917 - 1945 có 5 nội dung cơ bản.
1,0
- Với thắng lợi của CM tháng Mười Nga năm 1917, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Thắng lợi của CM tháng Mười và công cuộc CNXH ở Liên Xô đã có tác động to lớn đến tình hình thế giới. 
1,0
- Phong trào đấu tranh CM ở các nước Tư bản Âu - Mĩ có bước phát triển mới. Ở nhiều nước, các đảng cộng sản ra đời, trên cơ sở đó quốc tế cộng sản được thành lập và lãnh đạo phong trào CM đi theo con đường CM tháng Mười - con đường cách mạng XHCN.
1,0
- Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, cùng với sự phát triển của phong trào dân chủ tư sản, giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành và tham gia lãnh đạo PT cách mạng
( như TQ, VN, Các nước ĐNA). 
1,0
- Trải qua những năm phát triển bột phát sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã lâm vào khủng hoảng kinh tế( 1929-1933). Cuộc khủng hoảng đã dẫn tới hậu quả chủ nghĩa phát xít ra đời ở I-ta-li-a, Đức và Nhật Bản, nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện. 
1,0
- Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ( 1939 - 1945), loài người bị tổn thất nặng nề, kết thúc một thời kỳ phát triển của lịch sử thế giới hiện đại, hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời. 
1,0
Câu 2
7,0
3,0
Vì: + Sau cách mạng 1905-1907, Nga vẫn là nước đế quốc quân chủ chuyên chế.......
 + Năm 1914, Nga hoàng đẩy nhân dân vào cuôc chiến tranh đế quốc......Làm cho mâu thuẫn trở nên gay gắt. Nga hoàng không còn khả năng thống trị được nữa.
" không thể chờ đợi và im lặng hơn được nữa...không có lối thoát nào khác cuộc đấu tranh của nhân dân...."
=> cách mạng nổ ra là điều không tránh khỏi.
 + Tháng Hai năm 1917, Cách mạng bùng nổ, nền thống trị Nga hoàng bị lật đổ, hai chính quyền song song tồn tại.......
 + Ngày 7/11/1917 Cách mạng tháng Mười tiếp tục nổ ra và lật đổ chính quyền của chính phủ tư sản lâm thời.......
0,5
0,75
 0,25
 0,75
 0,75
1,75
* Tính chất: - Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới( chống phong kiến nhưng do g/c vô sản lãnh đạo).
 - Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng XHCN( do g/c vô sản đấu tranh chống lại g/c TS, giành chính quyền về tay nhân dân và xây dựng chế độ CNXH.
 0,75
 1,0
2,25
Ý nghĩa: + Đối với nước Nga: làm thay đổi vận mệnh đất nước Nga, của hàng triệu con người Nga...Lần đầu tiên trong lịch sử giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng đứng lên làm chủ đất nước và xây dựng chế độ mới, chế độ XHCN.......
 + Đối với thế giới: làm thay đổi tình hình thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, mở ra con đường giải phóng dân tộc cho các dân tộc bị áp bức.
...Trong đó có Việt nam.......
1,0
 1,0
0,25
Câu 3
7,0
a) 4,0
a. Chính sách khai thác thuộc địa...(4 điểm)
* Chính sách kinh tế: 
 -Trong nông nghiệp:
 + Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền. 
 + Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô.
 -Trong công nghiệp:
 + Pháp tập trung khai thác than và kim loại . 
+ Ngoài ra, Pháp đầu tư một số ngành như xi măng, điện, chế biến gỗ
 -GTVT: 
+ Pháp xây dựng hệ thống giao thông đường bộ , đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
 -Về thương nghiệp: 
+ Pháp độc chiếm thị trường V.Nam. 
+ Hàng hóa của Pháp nhập vào V.Nam đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế. 
+ Đánh thuế cao hàng hóa nước khác...
Thuế: 
+ Pháp đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ,nặng nhất là thuế muối , rượu, thuốc phiện 
* Mục đích: Vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta làm giàu cho Pháp.
 * Chính sách văn hóa, giáo dục: 
- Đến năm 1919 , Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến. Về sau, Pháp mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ công cuộc cai trị. 
- Cùng với đó , Pháp mở một số cơ sở văn hóa , y tế. 
* Mục đích:
 + Thông qua giáo dục nô dịch Pháp muốn đào tạo lớp người chỉ biết phục tùng. 
+ Dùng người Việt trị người Việt. 
+ Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt, để dễ bề cai trị...
0.25 
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b) 3,0
b. Xã hội VN có những giai cấp và tầng lớp(3 điểm)
* Kể được các giai cấp, tầng lớp: Địa chủ, nông dân, công nhân, TS, TTS.
- Địa chủ: cướp đoạt ruộng đất, bóc lột địa tô.
 Thái độ: đa số đã đầu hàng trở thành tay sai của đế quốc Pháp, áp bức bóc lột nhân dân; một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Nông dân: 
+ Bị phân hóa thành nhiều bộ phận
Một bộ phận ở lại làng quê làm tá điền, một bộ phận ra thành phố, đô thị làm các nghề phụ, một bộ phận làm công nhân trong các đồn điền, nhà máy.. 
Thái độ: căm thù đế quốc phong kiến, sẵn sàng tham ra đấu tranh khi có giai cấp nào khởi xướng .
- Công nhân: làm thuê trong các nhà máy xí nghiệp, đồn điền, số lượng ngày càng đông, bị bóc lột sức lao động tàn bạo. Thái độ kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập dân tộc, là động lực chính của cách mạng 
- Tư sản: là chủ các xưởng, nhà máy, các hãng buôn lớn bị Pháp chèn ép, thế lực kinh tế nhỏ bé, họ chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn, chứ chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động cách mạng.
- TTS: gồm các trí thức, học sinh, giáo viên, viên chức, làm công ăn lương, buôn bán nhỏ.
 Thái độ: đời sống bấp bênh, có tinh thần yêu nước hăng hái, tích cực chèng ®Õ quèc.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 8.doc