Đề và đáp án kiểm tra văn bản Ngữ văn lớp 7 - Phạm Nguyễn Kim Ngân

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra văn bản Ngữ văn lớp 7 - Phạm Nguyễn Kim Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra văn bản Ngữ văn lớp 7 - Phạm Nguyễn Kim Ngân
ĐỀ KIỂM TRA VĂN BẢN –TỤC NGỮ VÀ VĂN NGHỊ LUẬN 
Môn : NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
 “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (1.5 điểm)
............................................................................................................................................................................................................................................................
Xác định phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích ? (0.5 điểm)
..............................................................................................................................
Câu 2: (2.0 điểm) Đọc kĩ 2 câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi :
 “Không thầy đố mày làm nên”	“Học thầy không tày học bạn”
Hãy cho biết sự giống nhau của hai câu tục ngữ trên (1 điểm)
............................................................................................................................................................................................................................................................
Theo em , hai câu tục ngữ trên có mâu thuẫn với nhau hay không ? Hãy trình bày ý kiến của em về hai câu tục ngữ (1 điểm)
............................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 3: (2.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
NÓI LỜI CỔ VŨ
	Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu lại bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp.
	Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây cậu chưa từng được nghe : “ Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta nghĩ là chú có thể chơi đượcnếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.”
	Ôi chao, đó mới thực sự là nguồn cổ vũ lớn lao mà cậu cần đến. Ru-bin-xtên vĩ đại đã bảo là cậu có thể chơi đàn được! Cậu sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được! Thậm chí có thể chơi giỏi! An – tôn Ru-bin-xtên đã nói như vậy mà!
	Cậu bé về miệt mài tập luyện, cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày, và sau nhiều năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng : Gian Pa-đơ –riêu-xki trở thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời.
	Hãy nhớ rằng những lới động viên mà bạn đang trao gởi hôm nay đôi khi làm thay đổi được mãi mãi một cuộc đời của người đã đón nhận nó.( Theo Thu Hà)
	Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
1. Cậu bé người Ba Lan trong câu chuyện đã học chơi những loại nhạc cụ nào?
a. Dương cầm, kèn.
b. Kèn, vi-ô-lông.
c. Vi-ô-lông, dương cầm.
2. Vì sao cha cậu khuyên cậu không nên học đàn dương cầm?
a. Vì cậu không có đôi môi thích hợp.
b. Vì các ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá.
c. Vì cậu không có năng khiếu.
3. Nguyên nhân nào dẫn đến sau này cậu trở thành một nghệ sĩ dương cầm lừng danh?
a. Vì lời động viên lớn lao của nghệ sĩ pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên đã khiến cậu tự tin và luyện tập miệt mài.
b. Vì cậu có năng khiếu đặc biệt.
c. Vì cậu có thầy giáo giỏi.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Hãy biết khen mọi người, những lời khen ấy làm cho người khác phấn khởi và tự tin trong cuộc sống.
b. Hãy biết nói những lời động viên mọi người vì có thể những lời động viên đó sẽ làm thay đổi cuộc đời của một con người.
c. Hãy miệt mài học tập thì sẽ đạt được thành công.
Câu 4: (4.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn trình bày nổi bật “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
---------------------------HẾT---------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2.0 điểm)
 a. - Xác định được đúng văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0.5 điểm) 
 - Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0.5 điểm)
 - Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0.5 điểm)
 b. HS chọn 1 trong 2 đáp án : 
 - Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,... đạt 0.5 điểm
- Xác định đúng phép tu từ so sánh trong câu: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý 
đạt 0.5 điểm
Câu 2: (2.0 điểm)
- Giống nhau : đều thuộc chủ đề “Tục ngữ con người và xã hội” (0,5 đ)
	Đều có sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của tục ngữ: ngắn gọn , vần lưng ...(0,5 đ)
Câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết: (0.5 điểm) 
– Không thầy đố mày làm nên.
– Học thầy không tày học bạn.
Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. (0,5 điểm)
Câu 3: (2.0 điểm) mỗi câu đúng được 0,5 điểm
1 a
2 b
3 a
4 b
Câu 4: (4.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn trình bày nổi bật “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
-Đúng chủ đề về đức tính giản dị của Bác Hồ( 3đ)	
	+ Giản dị trong đời sống (1đ)
	+Giản dị trong cách nói và viết (1 đ)
	+ Giản dị trong cách đối xử với những người xung quanh (1 đ)
-Đủ số câu (1 đ)
- Dư hoặc thiếu từ 2 câu trở lên (- 0.25)
-Sai nhiều lỗi chính tả (- từ 0.25 đến 0.5 đ) 
- Chữ viết và trình bày quá ẩu (-0.25 đ) 
- Viết lan man , lạc đề (-0,5 đ)
-------------------------------HẾT----------------------------------------GV RA ĐỀ : PHẠM NGUYỄN KIM NGÂN

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_van_ban_tuc_ngu_va_nghi_luan.docx