ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 53) – NĂM HỌC : 2016-2017 MÔN VẬT LÝ – LỚP 9 - Đề A I. PHẦN TỰ LUẬN : (7ĐIỂM) Câu 1: Người ta dùng máy tăng thế có số vòng lần lượt là 500 vòng và 50000 vòng, máy phát điện tạo ra hiệu điện thế xoay chiều 500V đưa vào cuộn sơ cấp. a. Tính hiệu điện thế xoay chiều lấy ra giữa hai đầu thứ cấp. (0,75 đ) b. Để tải một công suất điện P = 3000kW, bằng dây tải có điện trở R = 10Ω, với hiệu điện thế lấy ra từ máy tăng thế. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây tải điện. (0,75đ) Câu 2: Một người đứng cách vật kính máy ảnh 4m khoảng cách từ vật kính đến phim là 5cm thì ảnh người đó trên phim cao 2cm. Vẽ hình và tính chiều cao người đó. (2,0đ) Câu 3: Cho vật AB đặt vuông góc với trục chính có A nằm trên trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12 cm, AB cách thấu kính 36cm. a. Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (vẽ đúng tỉ lệ). (1,0 đ) b. Nêu đặc điểm ảnh của AB qua thấu kính. (1,0 đ) c. Tính khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính (1,0 đ) d. Muốn ảnh bằng vật thì di chuyển AB ra xa hay lại gần thấu kính bao nhiêu cm ? (0,5 đ) MÔN VẬT LÝ (tiết 53) – LỚP 9 - Đề A II. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 ĐIỂM) Câu 1: Để giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây tải, em hãy chọn cách làm để giảm nhiều nhất. A. Giảm điện trở dây tải điện. B. Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải C. Tăng hiệu điện thế hai đầu dây tải đồng thời giảm điện trở dây tải điện. D. Tăng hiệu điện thế giũa hai đầu dây tải hoặc giảm điện trở dây tải điện. Câu 2: Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp 100 vòng và cuộn thứ cấp 10 vòng, nếu đặt hiệu điện thế xoay chiều 20V vào sơ cấp thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là. A. 200V B. 2V C. 30V D. 0V Câu 3: Chiếu tia sáng hẹp đi từ nước sang không khí, với góc ≠ 0o và cho góc khúc xạ r thì A. góc r nhỏ hơn góc i B. góc r lớn hơn góc i C. góc r bằng góc i D. góc r = 0o Câu 4: Đối với thấu kính hội tụ. Khi tia tới đi qua tiêu điểm thì A. tia ló kéo dài qua tiêu điểm. B. tia ló qua tiêu điểm. C. tia ló song song với trục chính D. . tia ló truyền thẳng theo phương tia tới. Câu 5: Đối với thấu kính hội tụ. Khi tia ló truyền thằng thì A. tia tới kéo dài qua tiêu điểm. B. tia tới qua tiêu điểm. C. tia tới song song với trục chính D. . tia tới qua quang tâm. Câu 6: Khi đặt vật AB trong khoảng tiêu cự thấu kính hội tụ thì ảnh của AB có đặc điểm A. là ảnh ảo ngược chiều với AB. B. là ảnh ảo cùng chiều với AB C. là ảnh thật ngược chiều với AB. D. là ảnh thậtcùng chiều với AB Câu 7: Khi đặt vật AB ngoài khoảng tiêu cự thấu kính phân kỳ thì ảnh của AB có đặc điểm A. là ảnh ảo ngược chiều với AB. B. là ảnh ảo cùng chiều với AB C. là ảnh thật ngược chiều với AB. D. là ảnh thậtcùng chiều với AB Câu 8: Đối với thấu kính phân kỳ. Khi tia tới song song trục chính thì A. tia ló kéo dài qua tiêu điểm. B. tia ló qua tiêu điểm. C. tia ló song song với trục chính D. . tia ló truyền thẳng theo phương tia tới. Câu 9: Đối với thấu kính phân kỳ. Khi tia ló song song với trục chính thì A. tia tới kéo dài qua tiêu điểm. B. tia tới qua tiêu điểm. C. tia tới song song với trục chính D. . tia tới cùng phương tia ló. Câu 10: Khi đặt vật AB ở vị trí gấp hai lần tiêu cự thấu kính hội tụ thì ảnh của AB có đặc điểm A. là ảnh ảo ngược chiều và nhỏ hơn AB. B. là ảnh ảo cùng chiều và bằng với AB C. là ảnh thật ngược chiều và bằng với AB. D. là ảnh thật cùng chiều và lớn hơn với AB Câu 11: Khi đặt vật AB ở vị trí gấp hai lần tiêu cự thấu kính phân kỳ thì ảnh của AB có đặc điểm A. là ảnh ảo ngược chiều và nhỏ hơn AB. B. là ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn AB C. là ảnh thật ngược chiều và bằng với AB. D. là ảnh thật cùng chiều và lớn hơn với AB Câu 12: Một người cao 1,5m đứng cách vật kính máy ảnh 3m, Vật kính cách phim 5cm thì ảnh trên phim cao bao nhiêu cm? A. 3cm B. 0,75cm C. 2,5cm D. 8,3 cm ---- hết ---- Chúc các em làm bài tốt. cố gắng lênĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 53) – NĂM HỌC : 2016-2017 MÔN VẬT LÝ – LỚP 9 - Đề B I. PHẦN TỰ LUẬN : (7ĐIỂM) Câu 1: Người ta dùng máy tăng thế có số vòng lần lượt là 100 vòng và 10000 vòng, máy phát điện tạo ra hiệu điện thế xoay chiều 500V đưa vào cuộn sơ cấp. a. Tính hiệu điện thế xoay chiều lấy ra giữa hai đầu thứ cấp. (0,75 đ) b. Để tải một công suất điện P = 1000kW, bằng dây tải có điện trở R = 10Ω, với hiệu điện thế lấy ra từ máy tăng thế. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây tải điện. (0,75đ) Câu 2: Một người đứng cách vật kính máy ảnh 3m khoảng cách từ vật kính đến phim là 5cm thì ảnh người đó trên phim cao 3cm. Vẽ hình và tính chiều cao người đó. (2,0đ) Câu 3: Cho vật AB đặt vuông góc với trục chính có A nằm trên trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12 cm, AB cách thấu kính 18cm. a. Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (vẽ đúng tỉ lệ). (1,0 đ) b. Nêu đặc điểm ảnh của AB qua thấu kính. (1,0 đ) c. Tính khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính (1,0 đ) d. Muốn ảnh bằng vật thì di chuyển AB ra xa hay lại gần thấu kính bao nhiêu cm ? (0,5 đ) MÔN VẬT LÝ – LỚP 9 - Đề B II. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 ĐIỂM) Câu 1 : Để giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây tải, em hãy chọn cách làm tối ưu nhất. A. Giảm điện trở dây tải điện. B. Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải C. Tăng hiệu điện thế hai đầu dây tải đồng thời tăng điện trở dây tải điện. D. Giảm hiệu điện thế giũa hai đầu dây tải hoặc tăng điện trở dây tải điện. Câu 2: Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp 100 vòng và cuộn thứ cấp 10 vòng, nếu đặt hiệu điện thế một chiều 20V vào sơ cấp thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là. A. 200V B. 2V C. 30V D. 0V Câu 3: Chiếu tia sáng hẹp đi từ không khí sang nước, với góc ≠ 0o và cho góc khúc xạ r thì A. góc r nhỏ hơn góc i B. góc r lớn hơn góc i C. góc r bằng góc i D. góc r = 0o Câu 4: Đối với thấu kính hội tụ. Khi tia tới song song với trục chính thì A. tia ló kéo dài qua tiêu điểm. B. tia ló qua tiêu điểm. C. tia ló song song với trục chính D. . tia ló truyền thẳng theo phương tia tới. Câu 5: Đối với thấu kính hội tụ. Khi tia tới đi qua quang tâm thì A. tia ló kéo dài qua tiêu điểm. B. tia ló qua tiêu điểm. C. tia ló song song với trục chính D. . tia ló truyền thẳng theo phương tia tới. Câu 6: Khi đặt vật AB ngoài khoảng tiêu cự thấu kính hội tụ thì ảnh của AB có đặc điểm A. là ảnh ảo cùng chiều với AB. B. là ảnh ảo ngược chiều với AB C. là ảnh thật ngược chiều với AB. D. là ảnh thật cùng chiều với AB Câu 7: Khi đặt vật AB trong khoảng tiêu cự thấu kính phân kỳ thì ảnh của AB có đặc điểm A. là ảnh ảo ngược chiều với AB. B. là ảnh ảo cùng chiều với AB C. là ảnh thật ngược chiều với AB. D. là ảnh thật cùng chiều với AB Câu 8: Đối với thấu kính phân kỳ. Khi tia tới kéo dài đi qua tiêu điểm thì A. tia ló kéo dài qua tiêu điểm. B. tia ló qua tiêu điểm. C. tia ló song song với trục chính D. . tia ló truyền thẳng theo phương tia tới. Câu 9: Đối với thấu kính phân kỳ. Khi tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm thì A. tia tới kéo dài qua tiêu điểm. B. tia tới qua tiêu điểm. C. tia tới song song với trục chính D. . tia tới cùng phương tia ló. Câu 10: Khi đặt vật AB ở vị trí gấp hai lần tiêu cự thấu kính hội tụ thì ảnh của AB có đặc điểm A. là ảnh ảo ngược chiều và nhỏ hơn AB. B. là ảnh ảo cùng chiều và bằng với AB C. là ảnh thật cùng chiều và bằng AB. D. là ảnh thật ngược chiều và bằng AB Câu 11: Khi đặt vật AB ở vị trí tiêu điểm thấu kính phân kỳ thì ảnh của AB có đặc điểm A. là ảnh ảo ngược chiều và bằng ½ AB. B. là ảnh ảo cùng chiều và bằng ½AB. C. là ảnh thật ngược chiều và bằng với AB. D. là ảnh thật cùng chiều và lớn hơn với AB Câu 12: Một người cao 1,5m đứng cách vật kính máy ảnh 2,5m, Vật kính cách phim 5cm thì ảnh trên phim cao bao nhiêu cm? A. 3cm B. 0,75cm C. 2, 5cm D. 8,3 cm ---- hết ---- Chúc các em làm bài tốt. cố gắng lênĐáp án ĐỀ A I. Tự luận : Câu 1a: 0,25 U2= U1 0.25 =500 =50 000V 0.25 ĐỀ B Tương tự đề A =500 =50 000V 0.25 Câu 1b. Php = 0,25 A A’ B B’ O Php = =36000W 0,5 Câu 1b. Php = 0,25 Php = =4000W 0,5 Điểm giống đề B ∆OA’B’ ∆OAB (g,g) => 0,25 => AB = 0,25 => AB = =1,6 m 0,5 (Kết quả sai đơn vị trừ 0,25), thiếu mũi tên tia sáng không trừ. Hình vẽ giống đề A (1 đ) - Vẽ được Vật kính + Phim : 0,5đ - Vẽ được tia sáng qua quang tâm : 0,25 đ - Vẽ được đúng ảnh A’B’: 0,25 đ ∆OA’B’ ∆OAB (g,g) => => AB = => AB = =1,8 m (Kết quả sai đơn vị trừ 0,25) thiếu mũi tên tia sáng không trừ. O A’ A B’ I F’ F ∆ B B O A’ A B’ I F’ F ∆ Câu 3 : Hình vẽ : Đề A Đề B a) Vẽ hình . + Đúng TKHT : 0,25 đ + Đúng tỉ lệ : 0,25 đ +Đúng tia tới BO, đúng tia ló OB’ : 0,25 đ +Đúng tia tới BI, đúng tia ló IB’ : 0,25 đ (Thiếu mũi tên tia sáng không trừ.) b) Nêu đặc điểm ảnh : A’B’ là ảnh thật (vẽ đúng liền nét) 0,25 đ A’B’ ngược chiều AB 0,25 đ A’B’ <AB 0,25 đ Thể hiện đúng trên hình vẽ 0,25 đ c) ∆OAB ∆OA’B’ (g,g) => (1) 0,25 ∆F’OI ∆F’A’B’ (g,g) => (2) 0,25 HCN ABIO => AB = OI (3) Từ (1),(2),(3) => (4) 0,25 Đề A ó ó OA’ = 18cm (0,25 đ) Câu 3c: Đề Ảnh thật bằng vật thì OA = OA’ = 2.f = 2.12 = 24 cm 0,25 đ 24cm < 36cm phải di chuyển lại gần TKHT 36 – 24 = 12 cm 0,25 đ Đề B ó ó OA’ = 36cm (0,25 đ) Câu 3c: Đề Ảnh thật bằng vật thì OA = OA’ = 2.f = 2.12 = 24 cm 0,25 đ 24cm > 18 cm phải di chuyển xa TKHT 24 - 18 = 6 cm 0,25 đ II. Trắc nghiệm : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đề A C B B C D B B A A C B C Đề B B D A B D A B C C D B A
Tài liệu đính kèm: