ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT-KHỐI 12-MÔN ĐỊA-HK1(2016-2017) ĐỀ 1 Câu 1. Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa A. Nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực nhiệt đới gió mùa, giáp biển B. Nằm trong vùng nội chí tuyến và giáp biển Đông C. Giáp biển Đông và nằm trong vĩ độ từ 8 23”B- 23 23”B D. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và giáp biển Đông Câu 2: Với tình trạng biến đổi khí hậu dẫn tới mực nước biển dâng cao như hiện nay. Đồng bằng nào ở Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất? A.Đồng bằng sông Hồng B.Đồng bằng Bắc TrungBộ. C. Đồng bằng Nam Trung Bộ D.Đồng bằng sông Cửu Long Câu 3.Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vì : A. Lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp h ơn. B. Do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước C. Lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn. D. Mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn. C©u 4. So víi c¸c níc cïng mét vÜ ®é, níc ta cã nhiÒu lîi thÕ h¬n h¼n vÒ: A.Trång ®îc c¸c lo¹i nho, cam, « liu, chµ lµ nh T©y ¸. B.Ph¸t triÓn c©y cµ phª, cao su C.§Èy m¹nh th©m canh, t¨ng vô quanh n¨m c¸c loµi c©y l¬ng thùcvµ c©y c«ng nghiÖp nhiÖt ®íi D.Trång ®îc lóa, ng« khoai Câu 5 : Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương , liền kề với 2 vành đai sinh khoáng nên Việt Nam có : A. Nhiều tài nguyên khoáng sản B. Nhiều tài nguyên sinh vật quý giá C. Nhiều vùng tự nhiên trên lãnh thổ D. Nhiều bão và lũ lụt hạn hán . Câu 6 : Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là : A.Nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam B.Đồi núi thấp chiếm ưu thế C.Có nhiều sơn nguyên , cao nguyên D.Có nhiều khối núi cao đồ sộ Câu 7. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ : A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều. B. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển). C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa. D. Địa hình 85% là đồi núi thấp Câu 8. Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh tại : A. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). B. Của Lò (Nghệ An) C. Thuận An (Thừa Thiên - Huế). D. Mũi Né (Bình Thuận). Câu 9. Hai bể trầm tích có diện tích lớn nhất nước ta là : A. Sông Hồng và Trung Bộ. B. Nam Côn Sơn và Cửu Long. C. Cửu Long và Sông Hồng. D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai. Câu 10 Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì : A. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.. B. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu. C. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a. D. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển Câu 11. “Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng : A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Nam D. Trường Sơn Bắc Câu 12. Đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ Cửu Long có chung một đặc điểm là: AHình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông B. Có địa hình thấp và bằng phẳng C. Có hệ thống đê ngăn lũ ven sông. D. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Câu13.“Địa hình núi đổ xô về mạn đông, có nhiều đỉnh cao trên 2000 m, phía tây là các cao nguyên”. Đó là đặc điểm của vùng : A. Trường Sơn Nam B.Đông Bắc. C Tây Bắc. D. Trường Sơn Bắc. Câu 14. Dãy Bạch Mã là : A. Dãy núi làm ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam B. Dãy núi bắt đầu của hệ núi Trường Sơn Nam. C. Dãy núi làm biên giới giữa Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. D. Dãy núi ở cực Nam Trung Bộ, nằm chênh vênh giữa đồng bằng hẹp và đường bờ biển. Câu 15. Đây là đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung. A. Là một tam giác châu thổ có diện tích 15 000 km2. B. Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên có nhiều cồn cát C. Nằm ở vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng. D. Hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu các sông lớn. Câu 16. Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở : A. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ. B. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên. C. Rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ D. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên. . Câu 17. Nội thuỷ là : A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển. C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí. D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí. Câu 18. Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường : A. Nằm cách bờ biển 12 hải lí. B. Nối các điểm có độ sâu 200 m. C. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ. D. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ Câu 19. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ : A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. B. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh v ật C. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa. D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới. Câu 20. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ : A. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km B. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. C. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á. D. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên. Câu 21. Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới - ẩm - gió mùa của nước ta là do :. A. Ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên. B. Sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển. C. Ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình. D. Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định Câu 22. Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức : A. Tài nguyên biển .B. Tài nguyên đất .C. Tài nguyên rừng.D.Tài nguyên khoáng sản. Câu 23. Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía : A. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan.B. Phía đông Việt Nam và tây Phi-líp-pin C. Phía đông Phi-líp-pin và phía tây của Việt Nam. D. Phía bắc của Xin-ga-po và phía nam Ma-lai-xi-a. Câu 24. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác. A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam. B Núi nước ta có địa hình hiểm trở C. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng. Câu 25. Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở. B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.. C.Đồng bằng được bồi tụ phù sa, miền núi bị chia cắt D. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng Họ và tên: Lớp: 12C3 Điểm: CÂU TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 1 1 A B C D 2 A B C D 3 A B C D 4 A B C D 5 A B C D 6 A B C D 7 A B C D 8 A B C D 9 A B C D 10 A B C D 11 A B C D 12 A B C D 13 A B C D 14 A B C D 15 A B C D 16 A B C D 1111111 A B C D 18 A B C D 19 A B C D 20 A B C D 21 A B C D 22 A B C D 23 A B C D 24 A B C D 25 A B C D
Tài liệu đính kèm: