Họ và tên: Lớp: ĐỀ KIỂM TRA 45’ HK1 (NH: 2016 – 2017) MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 12 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề 356: Điểm Lời phê của thầy cô giáo I. Trắc nghiệm: (7 điểm) Câu 1: Đất đai ở Đồng bằng ven biển miền trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa , do: A. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều . B. Các sông miền trung ngắn hẹp và rất nghèo phù sa. C. Đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống D. Trong sự hình thành đồng bằng , biển đóng vai trò chủ yếu . Câu 2: Sự khác nhau rõ nét giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là: A. Tính bất đối xứng giữa 2 sườn rõ nét hơn . B. Địa hình cao hơn C. Hướng núi vòng cung D. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên . Câu 3: Công cuộc đổi mới kinh tế nước ta bắt đầu từ năm: A. 1986 B. 1996 C. 1987 D. 1976 Câu 4: Điểm khác của đồng bằng sông Hồng so với ĐBSCL là : A. Thấp, bằng phẳng B. Được hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông C. Có đê sông D. Diện tích rộng Câu 5: Miền núi nước ta có thuận lợi nào sau đây để phát triển du lịch ? A. Khí hậu ổn định, ít thiên tai. B. Giao thông thuận lợi. C. Có nguồn nhân lực dồi dào. D. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú. Câu 6: Thiên tai bất thường, khó phòng tránh, thường xuyên hàng năm đe dọa gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển nước ta là: A. Cát bay , cát chảy B. Động đất C. Sạt lở bờ biển D. Bão Câu 7: Huyện đảo Phú Quý là đảo thuộc tỉnh: A. Quảng Ngãi. B. Ninh Thuận C. Bình Thuận. D. Quảng Ninh. Câu 8: Sự kiện được coi là mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế của nước ta vào năm 2007 là: A. Gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á. B. Là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới. C. Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. D. Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì. Câu 9: Phần biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam rộng khoảng: A. 2 triệu km2. B. 1 triệu km2. C. 3 triệu km2. D. 0,5 triệu km2. Câu 10: Khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng miền núi là A. Thiên tai lũ quét , xói mòn .... B. Động đất C. Địa hình bị chia cắt mạnh sườn dốc. D. Khan hiếm nước Câu 11: Trong các tỉnh (Thành phố) sau, tỉnh (Thành phố) nào không giáp biển A. Đà Nẵng B. TP.HCM C. Ninh Bình D. Cần Thơ Câu 12: Dọc ven biển nơi có nhiệt độ cao nhiều nắng , có nhiều sông nhỏ đổ ra biển thuận lợi cho nghề: A. Chế biến thủy sản B. Làm muối C. Nuôi trồng thủy sản D. Khai thác thủy hải sản Câu 13: Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng này có: A. Diện tích rộng hơn ĐBSCL B. Thủy triều xâm nhập sâu gần như toàn bộ đồng bằng về mùa cạn. C. Hệ thống đê điều chia đồng bằng ra thành nhiều ô. D. Hệ thống kênh rạch chằng chịt . Câu 14: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây A. Á-Âu, TBD, ÂĐD B. Á và Ấn độ dương C. Á và TBD D. Á-Âu và TBD Câu 15: Phần đất liền nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lí A. 23020’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ. B. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ. C. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109020’Đ. D. 23023’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ. Câu 16: Hướng vòng cung là hướng chính của: A. Các hệ thống sông lớn B. Vùng núi Bắc Trường Sơn C. Dãy Hoàng Liên Sơn D. Vùng núi Đông Bắc Câu 17: Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh. A. Cây công nghiệp B. Lương thực C. Cây hoa màu D. Thực phẩm . Câu 18: Đường cơ sở trong lãnh hải cuả một nước là đường ở vị trí : A. Nơi giới hạn thuỷ triều xuống thấp nhất B. Có chiều rộng 20 hải lí tính từ mép thuỷ triều trở ra C. Nối các mũi đất xa nhât vơi các đảo ven bờ D. Có độ sâu dưới 20 m Câu 19: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là : A. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích . B. Gồm các dạy núi song song và so le chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam C. Có địa hình cao nhất cả nước D. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam Câu 20: Tỉ lệ diện tích địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta so với diện tích toàn bộ lãnh thổ chiếm khoảng A. 85%. B. 1% C. 87%. D. 90%. Câu 21: Việt Nam hiện nay là thành viên của các tổ chức quốc tế: A. ASEAN,WTO,APEC B. EEC,ASEAN,WTO C. OPEC,WTO,EEC D. ASEAN,OPEC,WTO II. TỰ LUẬN (3 điểm) Cho bảng số liệu về diện tích và sản lượng cao su ở nước ta Năm 1980 1985 1990 1995 1997 Diện tích (nghìn ha) 87,7 180,2 221,7 278,4 329,4 Sản lượng (nghìn tấn) 41 47,9 57,9 112,7 180,7 a. Vẽ biểu đồ so sánh diện tích và sản lượng cao su của nước ta qua các năm (1980-1997). b. Nhận xét ----------------------------------------------- ----------------------------------------------- ĐÁP ÁN made cauhoi dapan made cauhoi dapan made cauhoi dapan 134 1 D 210 1 C 356 1 D 134 2 C 210 2 C 356 2 C 134 3 C 210 3 D 356 3 A 134 4 B 210 4 A 356 4 A 134 5 A 210 5 B 356 5 D 134 6 B 210 6 C 356 6 D 134 7 B 210 7 D 356 7 C 134 8 D 210 8 C 356 8 B 134 9 D 210 9 A 356 9 B 134 10 A 210 10 B 356 10 C 134 11 A 210 11 B 356 11 D 134 12 C 210 12 A 356 12 C 134 13 A 210 13 B 356 13 B 134 14 A 210 14 C 356 14 D 134 15 B 210 15 D 356 15 B 134 16 D 210 16 D 356 16 D 134 17 D 210 17 D 356 17 A 134 18 D 210 18 A 356 18 C 134 19 B 210 19 C 356 19 A 134 20 C 210 20 B 356 20 B 134 21 C 210 21 A 356 21 A
Tài liệu đính kèm: