Đề và đáp án kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Đề số 9

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Đề số 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Đề số 9
ĐỀ SỐ 9
I.TRẮC NGHIỆM: 7 câu (3.5 điểm)
Đọc kỹ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh vào các chữ cái đầu tiên trước mỗi câu trả lời mà em cho là đúng .
Cho bài thơ sau:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hoa
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Dịch nghĩa
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa trăng ngắm nhà thơ.
Câu 1.Bài thơ trên là ?
Rằm tháng giêng	C. Cảnh khuya
Tin thắng trận	D. Ngắm trăng
Câu 2. Bài thơ trên thuộc thể thơ gì?
 A. Lục bát                                   C. Song thất lục bát
 B. Thất ngôn tứ tuyệt               D. Thất ngôn bát cú
Câu 3. Tác giả của bài thơ trên là?
Tế Hanh	C. Thế lữ
Tố Hữu	D. Hồ Chí Minh
Câu 4. Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của tác giả?
 A. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.
 B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.
 C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.
 D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác.
Câu 5. Câu thơ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” nói gì về tâm trạng của tác giả?
 A. Xao xuyến, bồi hồi     B. Buồn bã, chán nản
 C. Mừng rỡ, niềm nở     D.Bất bình giận dữ.
Câu 6. Câu thơ: “Nguyệt tòng song khích khán thi gia” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 A. Ẩn dụ        C. So sánh
 B. Điệp ngữ    D. Nhân hóa
Câu 7. Nhận địmh nào nói đúng nhất về hình ảnh của tác giả qua bài thơ trên?
 A. Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng
 B. một người yêu thiên nhiên say mê 
 C. Một người có phong thái ung dung vượt lên cảnh ngục tù khó khăn.
 D. B và C
II: TỰ LUẬN (6.5điểm)
Câu 1(1.5điểm)
Chép lại chính xác bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Câu 2(1.5điểm): Cho hai câu thơ sau:
	“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”	
Dịch nghĩa
 “ Trong tù không rượu cũng không hoa,
 Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”
a.Nêu định nghĩa câu nghi vấn?
b.Trong hai câu thơ trên câu nào là câu nghi vấn?
c.Lấy hai ví dụ về câu nghi vấn?
Câu 3(3.5điểm)
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở huyện Mỹ Đức ( Chùa Hương, hồ Quan Sơn, chùa Cao .)
ÐÁP ÁN
Trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
D
B
D
C
A
D
D
Tự luận
Nội dung
Điểm
Câu 1
 Tức cảnh Pác Bó
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2 – 1941 sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt – Trung (huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng): thường phải ăn cháo ngô măng rừng thay cơm, bàn làm việc là một phiến đá bên bờ suối ( được Bác đặt tên là suối Lê – nin)
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
Câu 2
a: Định nghĩa: Câu nghi vấn là câu : có những từ nghi vấn ( ai, gì, nào, sao, tại sao, bao nhiêu, à, hả, chứ, không , chưa ) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
Có chức năng chính là dùng để hỏi.
Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi
b: Câu thơ là câu nghi vấn là : “ Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
c: Hai ví dụ về câu nghi vấn là:
Cháu bao nhiêu tuổi?
Bạn có ăn cơm không?
0.5
0.5
0.25
0.25
Câu 3:
 a. Về hình thức: 
 + HS biết làm một bài văn thuyết minh, bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
 + Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát, cung cấp tri thức khách quan khoa học.
b. Về nội dung: 
1. Mở bài:
Giới thiêu đối tượng được thuyết minh ( một danh lam thắng cảnh của huyện Mỹ Đức
2. Thân bài:
-Giới thiệu nguồn gốc của khu di tích: có từ bao giờ, ai phát hiện ra? đã kiến tạo lại bao giờ chưa?
- Giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm bên ngoài (nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên, từ ngoài vào trong).
- Trình bày về đặc điểm của từng bộ phận của khu di tích: kiến trúc, ý nghĩa, các đặc điểm tự nhiên khác thú vị, độc đáo,
- Những sự kiện gắn với danh lam thắng cảnh ( hoạt động văn hóa, lễ hội)
- Danh lam thắng cảnh của quê hương bạn đã đóng góp như thế nào cho nền văn hoá của dân tộc và cho sự phát triển nói chung của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai (làm đẹp cảnh quan đất nước,mang lại ý nghĩa về giáo dục, ý nghĩa tinh thần, mang lại giá trị vật chất,)
.c) Kết bài.
Khẳng định lại vẻ đẹp nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docxNgu van 8 - de so 9.docx