Đề và đáp án kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Đề số 3

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Đề số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Đề số 3
ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm: (3,5 điểm)
 Đọc kĩ văn bản sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng.
 Nước Đại Việt ta
 Từng nghe:
 Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
 Như nước Đại Việt ta từ trước, 
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
 Núi sông bờ cõi đã chia,
 Phong tục Bắc Nam cũng khác.
 Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
 Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
 Song hào kiệt đời nào cũng có.
 Vậy nên:
 Lưu Cung tham công nên thất bại,
 Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
 Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
 Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
 Việc xưa xem xét
 Chứng cớ còn ghi.
 ( Ngữ văn 8 tập II )
Câu 1. Văn bản “Nước Đại Việt ta” trích từ tác phẩm nào?
A. Chiếu dời đô. B. Hịch tướng sĩ.
C. Bình Ngô đại cáo. D. Bàn luận về phép học.
Câu 2. Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào? 
Thời kì nước ta chống quân Tống.
Thời kì nước ta chống quân Nguyên.
Thời kì nước ta chống quân Thanh.
Thời kì nước ta chống quân Minh.
Câu 3. Ý nào nói đúng chức năng của thể cáo?
A. Để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.
B. Để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp.
C. Để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.
D. Để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi. 
Câu 4. Bao trùm lên toàn bộ văn bản trên là tư tưởng, tình cảm gì?:
Lòng căm thù . B. Tinh thần lạc quan.
C. Lòng tự hào dân tộc. D. Tư tưởng nhân nghĩa.
Câu 5. Kiểu hành động nói nào được sử dụng trong đoạn thơ sau ?
 “ Như nước Đại Việt ta từ trước, 
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
 Núi sông bờ cõi đã chia,
 Phong tục Bắc Nam cũng khác”.
 A. Hành đông trình bày. B. Hành động hỏi.
 C. Hành động bộc lộ cảm xúc . D. Hành động điều khiển.
Câu 6. Chữ “văn hiến” trong văn bản trên được hiểu như thế nào?
 A. Nhiều người tài giỏi. B. Nhiều chiến công vang lừng.
 C. Có lãnh thổ riêng. D. Truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp.
Câu 7. Câu “Lưu Cung tham công nên thất bại” thuộc kiểu câu gì?
 A. Câu nghi vấn. B. Câu trần thuật. 
 C. Câu cầu nghiến. D. Câu cảm thán.
II. Tự luận: (6,5 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
 Em hãy ghi lại tên tác phẩm - tác giả các văn bản nghị luận được học trong chương trình học kì II, lớp 8 (1,5 điểm)
Câu 2. (1,5 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
 “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
 (Trích “Hich tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn) . 
 ? Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ tiêu biểu nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong đoạn văn bản.
Câu 3. (3,5 điểm)
 Bao trùm lên tác phẩm “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc.
 Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết đoạn văn theo theo cách lập luận diễn dịch (từ 10 đến 13 câu) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
HẾT
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm ) - ( mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
C
D
B
C
A
D
B
II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm):
Câu 1. (1,5 điểm):
Cấp ðộ tư duy cần kiểm tra: 
Nhận biết: Nêu đúng một tác phẩm và tác giả (0,25 ðiểm)
Các văn bản nghị luận được học trong trương trình học kì II, lớp 8:
- Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) - Lý Thái Tổ.
- Hịch tướng sĩ -Trần Quốc Tuấn.
- Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) - Nguyễn Trãi.
- Bàn luận về phép học (Luận học pháp) - Nguyễn Thiếp.
- Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp) - Nguyễn Ái Quốc.
- Đi bộ ngao du (trích Ê-min hay Về giáo dục) - Ru-xô.
Câu 2. (1,5 điểm)
Cấp ðộ tư duy cần kiểm tra: 
 - Học sinh gọi tên đúng biện pháp tu từ tiêu biểu là: nói quá (hoặc: cường điệu, ngoa dụ, thậm xưng).
 Nhận biết: (0,5 điểm)
Học sinh nêu được tác dụng của phép tu từ trên trong đoạn văn:
+ Diễn tả sinh động, sâu sắc các trạng thái tâm lí phức tạp của tác giả
 + Qua đó thể hiện lòng căm thù giặc sục sôi và tình yêu nước thiết tha của vị chủ tướng...
Thông hiểu: (1 điểm- mỗi ý 0,5 điểm; có thể chia nhỏ ý 2 mỗi ý 0,25 điểm )
Câu 3. (1,5 điểm)
Cấp ðộ tư duy cần kiểm tra: (Vận dụng: 3,5 điểm):
 Yêu cầu. Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau:
* Hình thức: (0,5điểm)
 - Học sinh viết đúng thể loại nghị luận.
 - Đảm bảo đúng cấu trúc của đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề đầu đoạn.
- Diễn đạt mạch lạc, có dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục, đúng chính tả, ngữ pháp
* Nội dung: (3 điểm)
 Học sinh cần đảm bảo các ý cơ bản sau: (có dẫn chứng phù hợp, lí lẽ thuyết phục)
- Trần Quốc Tuấn nêu gương các anh hùng nghĩa sĩ trong sử sách và trong thực tế Trung Hoa để làm gương cho quân sĩ... (0,25 điểm)
- Khơi gợi sự đồng cảnh ngộ của mình với quân sĩ ... (0,25 điểm)
- Tố cáo tội ác của giặc...thể hiện nỗi căm uất nghẹn ngào của Trần Quốc Tuấn, khơi gợi nỗi nhục mất nước, mối lo tai vạ về sau, kích thích mạnh mẽ sự căm thù giặc của tướng sĩ... (0,5 điểm)
- Bày tỏ nỗi lòng mình: 
+ Nỗi đau đớn và lo lắng cho cảnh ngộ của đất nước đến quên ăn, mất ngủ...
 (0,5 điểm).
+ Nỗi căm thù giặc mãnh liệt mong xả thịt, lột da....kẻ thù. (0,5 điểm) 
- Nhắc lại ân tình của mình, phê phán nghiêm khắc hành động sai lầm của tướng sĩ Khiến tướng sĩ phải hổ thẹn và nhận ra sai lầm. (0,5 điểm)
- Kêu gọi tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược” với thái độ cương quyết, rõ ràng... (0,5 điểm)
* GV cần căn cứ vào bài làm cụ thể và mức độ làm bài của học sinh để cho điểm phù hợp...
 - Hết –

Tài liệu đính kèm:

  • docxngu van 8 - de so 3.docx