Đề và đáp án kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Đề số 18

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Đề số 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Đề số 18
ĐỀ 18
I. Trắc nghiệm.Khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng (Mỗi câu đúng 0,5 đ)
Câu 1. (Mức độ nhận biết)
Văn bản “ Nhớ rừng” của tác giả nào?
 A. Tế Hanh C. Vũ Đình Liên
 B. Thế Lữ D. Tố Hữu 
Câu 2. (Mức độ nhận biết)
Ý nào nói đúng tâm tư của Thế Lữ được gửi gắm trong bài thơ”Nhớ rừng” 
A.Niềm khao khát tự do mãnh liệt 
B.Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả dối
C.Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc
D.Cả ba ý kiến trên
Câu 3 :(Mức độ nhận biết)
 Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa của hai câu thơ sau:
 “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
A.Sự gắn bó máu thịt giữa dân chài và biển khơi
B.Vị mặn mòn của biển.
C.Người dân chài khoẻ mạnh, cường tráng. 
D.Người dân chài đầy vị mặn
Câu 4:(Thông hiểu)
 Câu thơ “ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe.” thuộc kiểu câu gì?
A.Câu nghi vấn B.Câu càu khiến
C.Câu trần thuật D.Câu cảm thán 
Câu 5:(Thông hiểu)
Câu thơ “ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” thuộc kiểu hành động nói gì?
A.Hỏi B.Trình bày
C.Điều khiển D.Bộc lộ cảm xúc 
Câu 6: (Thông hiểu)
Với bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu, nhận xét nào đúng nhất?
A.Bài thơ lục bát giản dị, thiết tha.
B.Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống và khát vọng tự do.
C.Bài thơ lục bát thể hiện lòng yêu cuộc sống tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. 
D.Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống, khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng.
Câu 7: (Thông hiểu)
 Trật tự từ trong câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian?
A.Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
B.Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó, người ta đã chụp rồi
C.Bạc phơ mái tóc người cha
D.Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
II.Tự luận (6,5đ)
Câu 1(1,5đ) Nhận biết
Bài thơ “Khi con tu hú” được viết theo thể thơ nào? Nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ trên?
Câu 2 (1,5đ) Nhận biết, thông hiểu
Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ sau:
 ” Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
 (Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3 (3,5 đ)
Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: 3,5 điểm (mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
B
C
C
C
B
C
A
II.Tự luận (6,5đ)
Câu 1(1,5đ)
Bài thơ trên được viết theo thể thơ: lục bát (0,5 đ) 
HS nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ: 
– Nghệ thuật: Thể thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại,giọng điệu linh hoạt, từ ngữ tự nhiên, gần gũi đời thường (0,5 đ) 
– Nội dung: Bài thơ đã thể hiện lòng yêu cuộc sống thiết tha và niềm khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. (0,5đ)
Câu 2 (1,5đ)
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng : nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (0,25)
- Bằng biện pháp nhân hóa,tác giả không chỉ diễn tả hình ảnh con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm thấy nó như đang lắng nghe, đang cảm nhận chất mặn mòi của biển cả. Hình ảnh con thuyền vô tri đã trở nên có hồn. Cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi, đó là sự vất vả nhưng tràn đầy hạnh phúc.(0,75)
- Câu thơ thể hiện sự tinh tế tài hoa và một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động của quê hương.(0,5)
Câu 3 (3,5 đ)
1. Yêu cầu hình thức: Học sinh viết được bài văn thuyết minh có bố cục rõ ràng, lời văn chính xác, không mắc lỗi chính tả...(0,5 đ).
2. Yêu cầu nội dung:
*Mở bài: (0,25đ)Giới thiệu bao quát về danh lam thắng cảnh ở địa phương
*Thân bài (2,5 đ)
-Vị trí địa lí(thắng cảnh đó nằm ở đâu?)
-Thắng cảnh đó có những bộ phận nào?
(lần lượt giới thiệu mô tả từng phần)
-Vị trí của danh lam thắng cảnh với tình cảm, đời sống của con người, đất nước và trách nhiệm, ý thức của con người đối với cảnh đó)
*Kết bài (0,25 đ)
-Ý nghĩa lịch sử, xã hội của thắng cảnh đó
-Bài học về giữ gìn và tôn tạo thắng cảnh

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 8 - de so 18.doc