Đề và đáp án kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tân Hiệp

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tân Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tân Hiệp
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN HIỆP
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học 2016-2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Ngữ Văn - lớp 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm) Chép theo trí nhớ hai khổ đầu bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Nêu nội dung chính hai khổ thơ đó.
Câu 2: (1 điểm) Tại sao tất cả các nhân vật trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long lại không được đặt tên?
Câu 3: (2 điểm) 
a.Thế nào là dẫn trực tiếp? Trường hợp sau đây là dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Dẫn lời hay ý nghĩ?
 “Chợt đứa con nói rằng:
- Cha Đản lại đến kia kìa.”
b. Thế nào là dẫn gián tiếp? Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp của Trương Sinh sau đây thành lời dẫn gián tiếp.
“ Nhưng khi nhận ra chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:
- Đây quả là vật dùng mà vợ tôi mang lúc ra đi.”
Câu 4: (5 điểm) Mỗi lần làm được một việc tốt là mỗi lần ta hạnh phúc. Hãy kể lại một việc làm tốt của em khiến em hạnh phúc.
	HẾT
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN HIỆP
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học 2016-2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Ngữ Văn - lớp 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm) Chép theo trí nhớ hai khổ đầu bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Nêu nội dung chính hai khổ thơ đó.
Câu 2: (1 điểm) Tại sao tất cả các nhân vật trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long lại không được đặt tên?
Câu 3: (2 điểm) 
a.Thế nào là dẫn trực tiếp? Trường hợp sau đây là dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Dẫn lời hay ý nghĩ?
 “Chợt đứa con nói rằng:
- Cha Đản lại đến kia kìa.”
b. Thế nào là dẫn gián tiếp? Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp của Trương Sinh sau đây thành lời dẫn gián tiếp.
“ Nhưng khi nhận ra chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:
- Đây quả là vật dùng mà vợ tôi mang lúc ra đi.”
Câu 4: (5 điểm) Mỗi lần làm được một việc tốt là mỗi lần ta hạnh phúc. Hãy kể lại một việc làm tốt của em khiến em hạnh phúc.
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Ngữ Văn 9 - HKI - Năm Học 2016-2017
1
- Chép đúng 2 khổ thơ
- Nêu đúng nội dung của bài thơ.
 Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ.
1đ
1đ
2
- Vì tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình thường, phổ biến, thường gặp trong quần chúng nhân dân trên khắp mọi nẻo đường đất nước.
1đ
3
a. Học sinh nêu đúng khái niệm dẫn trực tiếp
Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Học sinh nêu đúng: Đó là trường hợp dẫn trực tiếp lời của Đản. Đây là dẫn lời nói.
b. Học sinh nêu đúng khái niệm dẫn gián tiếp.
 Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
- Học sinh chuyển đúng lời trực tiếp của Trương Sinh sang dẫn gián tiếp.
 Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói rằng đó chính là vật mà vợ chàng đã mang đi.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
4
- Yêu cầu chung:
+ Làm đúng kiểu bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và nghị luận.
 + Xây dựng được tình huống truyện hợp lý, lôi cuốn người đọc qua đó bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc chân thành trong sáng.
+ Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc.
+ Trình bày sạch đẹp, ngôn ngữ trong sáng, câu văn dễ hiểu.
- Biểu điểm:        
a. Mở bài: (0.5đ)
 Dẫn dắt và giới thiệu được việc làm tốt.
b. Thân bài: (4đ)
- Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự hợp lí:    
+ Việc tốt mà bạn đã làm là gì? Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
+ Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
+ Có người khác chứng kiến hay không?
+ Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
- Tâm trạng khi làm được việc tốt, kỉ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mình ở thời điểm đó và bây giờ (miêu tả nội tâm)
 - Bài học rút ra (nghị luận)
c. Kết bài: (0.5đ)
Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình và lời khuyên đối với mọi người. 
(Những gợi ý trên mang tính chất tương đối. Giáo viên chấm có thể linh hoạt cho điểm theo cách trình bày sáng tạo của học sinh.) 
0,5
2 
1
1
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KT_HK_I_Van_9_co_dap_an_ma_tran.doc