PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN CHÂU KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) _________________________________________ ĐỀ CHÍNH THỨC: I. VĂN - TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) a/ Chép lại bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương? Cho biết bài thơ “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ gì? (1đ) b/ Trình bày ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên? (1đ) Câu 2: (2 điểm) a/ Thế nào là điệp ngữ ? Nêu các dạng điệp ngữ ? (1đ) b/ Chỉ ra điệp ngữ trong câu thơ sau và cho biết thuộc dạng điệp ngữ nào? Nêu tác dụng của điệp ngữ vừa tìm: (1đ) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Cảnh khuya – Hồ Chí Minh) II. LÀM VĂN: (6 điểm) Cảm nghĩ về một con vật nuôi mà em yêu thích. ---HẾT--- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn Lớp: 7 Câu/ Bài Nội dung Thang điểm I. Câu 1 I. Văn - Tiếng việt: a/ Chép lại bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương . Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. b/ Trình bày ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ “Bánh trôi nước” cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ. 0.75đ 0.25đ 1đ Câu 2 a/ Khái niệm điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) b/ Chỉ ra điệp ngữ: chưa ngủ Dạng điệp ngữ: chuyển tiếp (vòng) Nêu được tác dụng của điệp ngữ trong câu thơ: Nhấn mạnh, làm nổi bật tâm trạng của Bác trong một đêm trăng đẹp: Đó là tâm trạng của một con người có tình yêu thiên nhiên tha thiết và tình yêu nước sâu nặng. Hai tình cảm đó luôn thống nhất và hòa quyện trong con người Hồ Chí Minh làm nên tâm hồn thi sĩ trong người chiến sĩ cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. 0.5đ 0.5đ 0.25đ 0.25đ 0.5đ II. Làm văn: II. Làm văn: 1. Mở bài: - Giới thiệu con vật nuôi mà em yêu thích. - Khái quát tình cảm của em với vật nuôi đó. 2. Thân bài: - Vài nét đáng yêu về con vật nuôi của em: + Hình dáng + Bộ lông + Đôi mắt. - Tình cảm của em và sự gắn bó của vật nuôi với gia đình em. + Tình cảm ban đầu em dành cho nó như thế nào? (Em có nó trong trường hợp nào? Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao? Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào?) + Vật nuôi giúp ích rất nhiều trong các hoạt động của gia đình ra sao? - Những kỉ niệm em từng gắn bó với nó. 3. Kết bài. - Suy nghĩ của em về con vật nuôi đó. * Hướng dẫn chấm: - Yêu cầu: + Hình thức: Có bố cục 3 phần, bài viết mạch lạc, trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, trình bày sạch đẹp. + Nội dung: Biểu cảm rõ ràng, cụ thể. - Biểu điểm: - Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, biểu cảm sâu sắc. - Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên, vi phạm một vài lỗi nhỏ. - Đáp ứng 1/3 các yêu cầu trên, vi phạm nhiều lỗi, trình bày không sạch. - Hoàn toàn lạc đề 1đ 1đ 2đ 1đ 1đ 5-6đ 3-4đ 1-2đ 0đ
Tài liệu đính kèm: