Câu 1(3 điểm) Cho đoạn thơ sau: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Ngữ văn 8 – Tập 2) a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. c. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên. Câu 3 (2 điểm) a. Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu. b. Đọc kĩ cụm từ in đậm của câu văn dưới đây và cho biết trật tự cụm từ này thể hiện điều gì? “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”. (“Nước Đại Việt ta” – Nguyễn Trãi) Câu 4 (5 điểm) Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Lao động là vẻ vang và cần thiết, cần thiết cho bản thân, cho dân, cho nước. Lao động là nghĩa vụ”. Hãy trình bày những suy nghĩ của em về câu nói trên. ..................................Hết.................................. CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 * Mức tối đa (3 điểm) a. Đoạn thơ được trích trong văn bản “Khi con tu hú” của tác giả Tố Hữu. b. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được sáng tác vào tháng 7 năm 1939 (khi nhà thơ bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ - Huế). c. Đoạn thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày... (Hình thức phần c: viết thành một đoạn văn) * Mức chưa tối đa: (0,25điểm - 2,75 điểm) Tùy vào mức độ đạt được trong bài làm của học sinh mà giáo viên đánh giá điểm cho phù hợp. * Không đạt (0 điểm) Học sinh không làm bài hoặc làm lạc đề. 1 0.5 1,5 2 * Mức tối đa (2 điểm) a. Tác dụng của trật tự từ trong câu: - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tương, hoạt động, đặc điểm. - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. - Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. - Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói. b. Trật tự trong cụm từ in đậm của câu văn thể hiện thứ tự trước sau trước sau của các triều đại...(triều đại của lịch sử Việt Nam - Triệu, Đinh, Lí, Trần. Triều đại của lịch sử Trung Quốc - Hán, Đường, Tống, Nguyên) * Mức chưa tối đa: (0,25điểm - 1,75 điểm) Tùy vào mức độ đạt được trong bài làm của học sinh mà giáo viên đánh giá điểm cho phù hợp. * Không đạt (0 điểm) Học sinh không làm bài hoặc làm lạc đề. 1.0 1.0 3 * Mức tối đa (5.0 điểm) a. Yêu cầu về hình thức (1.0 điểm) - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận một cách đầy đủ về bố cục. - Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, bố cục hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả b. Yêu cầu về nội dung (3 điểm) Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau song cần đạt được những ý sau: Mở bài: - Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận. - Trích dẫn câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thân bài: - Giải thích thế nào là lao động: Lao động là hoạt động của con người trong cuộc sống hàng ngày để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. + Lao động trí óc: Công việc của những nhà khoa học, nhà giáo... + Lao động chân tay: Công việc của những người nông dân làm việc trên đồng ruộng, người công nhân làm việc trong các nhà máy - Khẳng định câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là đúng đắn vì: + Lao động mang lại của cải vật chất nuôi sống con người, phục vụ cuộc sống của con người (cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, ngôi nhà chúng ta đang ở...) + Lao động mang lại những giá trị tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người (Những tác phẩm văn học, hội họa, âm nhạc... làm tâm hồn ta thư thái, yêu đời, sống đẹp hơn....) + Lao động phát huy được năng lực sáng tạo của con người, tạo ra những thành quả to lớn góp phần cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống...(dẫn chứng) + Lao động để giữ gìn những di sản cao quý mà cha ông để lại, để xây dựng đất nước trong hiện tại và tương lai...(dẫn chứng) - Mở rộng vấn đề: Thực tế lịch sử nhân loại đã chứng minh được vai trò vẻ vang của lao động (dẫn chứng). - Liên hệ: Thực hiện lời dạy ấy mỗi chúng ta cần phải làm gì? + Chăm chỉ, hăng say lao động (phù hợp hoàn cảnh, lứa tuổi). + Xác định được động cơ lao động: Không chỉ vì lợi ích cá nhân mà còn là nghĩa vụ đối với xã hội... Kết bài: Ý nghĩa của câu nói đối với mỗi người. c. Sáng tạo (1.0 điểm) - Thể hiện ý tưởng riêng sáng tạo, phù hợp, mang tính cá nhân khi trình bày suy nghĩ của bản thân. - Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt, sử dụng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày. * Mức chưa tối đa: (0,25điểm - 4,75 điểm) Tùy vào mức độ đạt được trong bài làm của học sinh mà giáo viên đánh giá điểm cho phù hợp. * Không đạt (0 điểm) Học sinh không làm bài hoặc làm lạc đề. Con người xuất hiện trên trái đất này khoảng bốn triệu năm về trước. Vượt qua một chặng hành trình kéo dài của lịch sử trái đất, con người đã biến đổi hoàn toàn từ loài vượn cổ trở thành người hiện đại với tầm cao vũ trụ. Chính quá trình lao động miệt mài là yếu tố kì diệu để con người phát triển. Nói về lao động, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định: “ Lao động là vẻ vang và cần thiết, cần thiết cho bản thân mình để sống, lao động là cần thiết cho dân cho nước, lao động là nghĩa vụ”. Câu nói của bác Phạm Văn Đồng làm cho mỗi người chúng ta phải suy nghĩ. Nhiều người vẫn quen hiểu lao động là dùng sức lực và dụng cụ để sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng, như người nông dân sản xuất lúa gạo, người công nhân dệt vải, may thêu Nhưng ý nghĩa của lao động không dừng lại ở đó. Lao động còn là sự vận dụng khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của ban thân để cải tiến kĩ thuật, thay đổi phương pháp làm việc để thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy các lĩnh vực của xã hội ngày càng phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng của con người. Lao động là việc làm vẻ vang. Nhờ lao động, con người có thể tự kiếm sống bằng chính đôi tay của mình. Nhờ lao động, con người có một cuộc sống tự do không bị lệ thuộc vào bất cứ ai. Tự do là phần thưởng vô giá mà phần thưởng này chỉ dành cho những người biết lao động và quý trọng giá trị đích thực của lao động. Còn gì sung sướng bằng khi ta được làm chủ những đồng lương được làm nên sau những tháng ngày vất vả, làm sao không tự hào khi ta đứng trước một canh đồng màu mỡ, một mảnh vườn xanh mướt được tạo nên từ đôi bàn tay cần cù chịu khó, từ những giọt mồ hôi chăm chỉ trên mảnh đất trước đây chỉ là sỏi đá khô cằn Cảm giác sung sướng tự hào ấy chỉ có những người trong cuộc mới cảm nhận hết. Lao động còn là điều hết sức cần thiết, không chỉ cho bản thân mà còn cho dân cho nước. Lao động nuôi sống bản thân con người, là quá trình hình thành nhân cách, phát huy trí tuệ, tài năng. Lao động là động lực phát triển đất nước. Chúng ta hãy lấy tấm gương lao động của Nhật Bản. Sau Thế chiến thứ hai, nước Nhật vừa chịu tổn thất nặng nề vừa phải đền bù thiệt hại chiến tranh. Thế mà, chỉ vài thập kỉ sau, từ một đống tro tàn đổ nát của cuộc chiến, Nhật đã vươn lên thành một cường quốc kinh tế ở Châu Á. Tất cả đều nhờ bàn tay lao động, khối óc sáng tạo của những con người biết chung vai vì đất nước. Mỗi ngành nghề, mỗi công việc đều đáng trân trọng như nhau, bởi tất cả đều giống nhau ở việc xây dựng và phát triển đất nước. Lao động còn là nghĩa vụ của mỗi người. Là người công dân trên một đất nước độc lập, ý thức về trách nhiem của mình, ai ai cũng phải ra sức xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, một đất nước phồn vinh hơn. Bác Hồ kính yêu đã từng nói :“ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tuỳ theo sức của mình”. Điều đó không chỉ là trách nhiệm mà con là bổn phận của mỗi người chúng ta đối với tập thể. Nếu ai cũng ý thức được điều này, cuộc sống chắc chắn sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhắc nhở chúng ta hiểu được ý nghĩa, gia trị của lao động để từ đó có thái độ, hành động, cách nhìn đúng đắn hơn về lao động. Xã hội ta ngày nay đã phát huy những giá trị của lao động bằng những việc làm thiết thực. Các hội thi “Bàn tay vàng người thợ”, hội thi “ Sáng tạo khoa học” là những minh chứng sinh động nhất. Những giá trị lao động chân chính được tôn vinh, được đề cao nhằm thúc đẩy niềm hăng say lao động sáng tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương lao động miệt mài, ta không khỏi buồn lòng trước những hành vi thái độ coi thường lao động chân tay hoặc những quan niệm lệch lạc về lao động. Đó là những con người quen sống hưởng thụ, xa hoa từ những đồng tiền bất chính. Vì không lao động, họ không biết giá trị đích thực của lao động và chắc chắn không bao giờ biết quý trọng thành quả mà mọi người đã tạo ra. Những con người đó thực sự trở thành ung nhọt của đất nước, là lực cản trong tiến trình phát triển của cuộc sống mà chúng ta phải kiên quyết loại trừ. Tóm lại, hiểu được giá trị của lao động đối với con người và cuộc sống, chúng ta càng có ý thức trân trọng giữ gìn những thành quả lao động mà cha ông ta đã tạo dựng và để lại cho đời sau, đồng thời tự xác định cho mình thái độ lao động tốt bằng những việc làm đích thực, cụ thể . Trước mắt, chúng ta cần phải có thái độ chuyên cần trong học tập, tham gia tốt các ngày Chủ nhật hồng, phong trào trồng cây gây rừng để làm đẹp cuộc sống này.
Tài liệu đính kèm: