ĐỀ 3 A. Phần trắc nghiệm(8 điểm) Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết trên đất liền nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào sau đây? A. Trung Quốc, Lào, Campuchia. B. Trung Quốc, Lào, Mianma. C. Trung Quốc, Campuchia, Myanma. D. Lào, Campuchia, Thái Lan. Câu 2. Vị trí nước ta liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên có A. khí hậu phân hóa theo mùa. B. sự phân hóa đa dạng về tự nhiên. C. tài nguyên khoáng sản phong phú. D. tài nguyên sinh vật phong phú. Câu 3. Những vùng núi nào sau đây của nước ta có hướng núi vòng cung? A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. C. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. D. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. Câu 4. Dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở khu vực nào của nước ta? A. Trung du Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ. D. Nam Trung Bộ. Câu 5. Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi Hoàng Liên Sơn thuộc vùng núi nào sau đây? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 6. Nhận định nào sau đây không phải là thế mạnh của khu vực đồi núi để phát triển kinh tế - xã hội nước ta? A. Tiềm năng thủy điện lớn. B. Giàu tài nguyên khoáng sản. C. Chăn nuôi gia cầm. D. Rừng và đất trồng. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14, hãy cho biết dãy núi nào là ranh giới tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Hoành Sơn. B. Trường Sơn Bắc. C. Bạch Mã. D. Giăng Màn. Câu 8. Vùng núi nào sau đây có đặc điểm địa hình gồm các dãy núi song song và so le nhau, hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu? A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Bắc. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 9. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở thềm lục địa nước ta là A. muối. B. titan. C. cát trắng. D. dầu mỏ. Câu 10. Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta là A. làm giảm nền nhiệt độ mùa đông. B. làm tăng tính lạnh, khô mùa hạ. C. gây khô nóng cho miền Bắc. D. giảm tính khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới. Câu 11. Hệ sinh thái nào dưới đây không có ở vùng ven biển nước ta? A. Rừng ngập mặn. B. Rừng trên đất phèn. C. Rừng ôn đới. D. Rừng trên đảo. Câu 12. Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện ở A. nhiệt độ cao và số giờ nắng nhiều. B. lượng mưa lớn và độ ẩm cao. C. nhiệt độ cao và độ ẩm cao. D. cân bằng bức xạ nhiệt luôn dương. Câu 13. Kiểu hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm nước ta là A. rừng gió mùa nửa rụng lá. B. xa van và cây bụi gai nhiệt đới. C. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. D. rừng thưa khô rụng lá. Câu 14. Thành phần loài nào chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta? A. Loài xích đạo. B. Loài nhiệt đới. C. Loài cận nhiệt. D. Loài ôn đới. Câu 15. Vùng núi nào sau đây có thiên nhiên phân hóa thành 3 đai cao? A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Bắc. Câu 16. Đặc điểm cơ bản của khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là A. ôn đới gió mùa. B. cận xích đạo gió mùa. C. cận nhiệt gió mùa. D. nhiệt đới gió mùa. Câu 17. Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của sông ngòi nước ta? A. Nhiều nước và giàu phù sa. B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. C. Chế độ nước theo mùa. D. Mùa lũ trùng với mùa khô. Câu 18. Nửa đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta gây nên kiểu thời tiết A. lạnh ẩm. B. lạnh khô. C. khô nóng. D. nóng ẩm. Câu 19. Trong mùa đông, phần lãnh thổ phía Nam nước ta chịu tác động của A. gió mùa Tây Nam. B. gió Tín phong bán cầu Nam. C. gió Tín phong bán cầu Bắc. D. gió phơn Tây Nam. Câu 20. Dạng địa hình nào sau đây phổ biến ở vùng núi đá vôi của nước ta? A. Địa hình bồi tụ. B. Địa hình caxtơ. C. Địa hình cồn cát. D. Địa hình trơ sỏi đá. Câu 21. Khí hậu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm A. mưa nhiều, độ ẩm tăng. B. mưa nhiều, độ ẩm giảm. C. mưa ít, độ ẩm tăng. D. mưa ít, độ ẩm giảm. Câu 22. Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1676 989 + 687 Huế 2868 1000 + 1868 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245 (Nguồn: Trang 44, Địa lí 12, NXB Giáo dục, năm 2014) Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh? A. Hà Nội có lượng mưa và lượng bốc hơi lớn nhất. B. Huế có lượng mưa và lượng bốc hơi lớn nhất. C. TP. Hồ Chí Minh có lượng cân bằng ẩm lớn nhất. D. Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm lớn nhất. Câu 23. Đai cao nào sau đây không có ở nước ta? A. Ôn đới gió mùa trên núi. B. Nhiệt đới chân núi. C. Nhiệt đới gió mùa chân núi. D. Cận nhiệt đới gió mùa trên núi. Câu 24. Nhóm đất nào sau đây có diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta? A. Đất phù sa. B. Đất feralit. C. Đất feralit có mùn. D. Đất mùn thô. B. Phần tự luận(2 điểm) Câu 1. Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta? Câu 2. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1943 – 2014 (Đơn vị: triệu ha) Năm 1943 1983 2005 2014 Tổng diện tích rừng 14,3 7,2 12,7 13,8 Rừng tự nhiên 14,3 6,8 10,2 10,1 Rừng trồng 0,0 0,4 2,5 3,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015) Hãy nhận xét về sự biến động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943 - 1983 và 1983 - 2014. ----------- HẾT ---------- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ.ÁN A C B C B C C B CÂU 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ.ÁN D D C B C B C B CÂU 17 18 19 20 21 22 23 24 Đ.ÁN D B C B A A B B B. TỰ LUẬN Câu 1: - Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi (dẫn chứng) (0,5điểm) - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông (dẫn chứng) (0,5 điểm) Không có dẫn chứng trừ 0,25 điểm Câu 2: - Diện tích rừng và độ che phủ rừng có sự biến động (0,25 điểm) - giảm mạnh trong giai đoạn 1943-1983 (0,25điểm) - liên tục tăng trong giai đoạn 1983-2014, nhất là diện tích rừng trồng, nhưng chất lượng rừng vẫn chưa được phục hồi (0,5 điểm)
Tài liệu đính kèm: