Đề và đáp án kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Đề số 5

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 565Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Đề số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Đề số 5
ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN CẤP TỈNH
ĐÊ SỐ 5
Câu 1: (2 điểm)
Quan sát hình vẽ sau:
Hãy giải thích hiện tượng bốn mùa trên Trái đất.
Câu 2: (4 điểm) 	
a. Trình bày những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa ở nước ta?
	b. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại ?
	c. Nêu những thiên tai thường xảy ra ở thanh hóa và các biện pháp khắc phục.
Câu 3: (2 điểm) Phân tích thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số trẻ tới sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống và môi trường ở nước ta ?
Câu 4: (2.5 điểm) Cho Bảng số liệu sau: 
 Đơn vị: nghìn tấn
Năm
Tổng số
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
1990
1994
1998
2002
890.6
1465.0
1782.0
2647.4
728.5
1120.9
1357.0
1802.6
162.1
344.1
425.0
844.8
	a. Dựa vào BSL hãy nhận xét tình hình PT của ngành thủy sản nước ta?
	b. Giải thích tại sao hoạt đông ngành thủy sản nước ta trong những năm gần đây lại trở nên sôi động?
Câu 5: (3.5 điểm) Hãy chứng minh vùng DHNTB có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển?
Câu 6: (6 điểm) Cho BSL: 
Nhóm cây
1990
2002
Tổng số
9040.0
12831.4
Cây lương thực
6474.6
8320.3
Cây công nghiệp
1199.3
2337.3
Cây thực phẩm, cây ăn quả và cây khác
1366.1
2173.8
	a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây của nước ta năm 1990 và 2002.
	b. Nhận xét sự thay đổi quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐỀ SỐ 5
Câu
Nội dung
Điểm
1
2
*Giải thích hiện tượng bốn mùa trên Trái đất:
- Do Trái đất có dạng hình cầu, do trục Trái đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo, nên nửa cầu bắc và nam lần lượt ngả gần hoặc chếch xa Mặt trời.
- Thời gian chiếu sáng và lượng bức xạ Mặt trời nhận được ở mỗi nửa cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết trong từng thời kỳ của năm, sinh ra các mùa.
+ Từ ngày 22/6 đến ngày 23/9: Nửa cầu bắc nghiêng về phía Mặt trời, góc chiếu lớn, nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhiều hơn, lúc đó là mùa nóng của nửa cầu bắc ( mùa hè), ngược lại nửa cầu nam là mùa lạnh (mùa đông).
+ Từ ngày 22/12 đến ngày 21/3: Nửa cầu nam nghiêng về phía Mặt trời, góc chiếu lớn, nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhiều hơn, lúc đó là mùa nóng của nửa cầu nam, ngược lại nửa cầu bắc là mùa lạnh.
+ Vào các ngày 21/3 và 23/9: Hai nửa cầu đều hướng về phía Mặt trời như nhau, do đó nhận được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau, đó là lúc chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh của Trái đất, gọi là mùa xuân và mùa thu. 
Mùa xuân: Từ 21/3 đến 22/6.
Mùa thu: Từ 23/9 đến 22/12.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
2
4
a. Những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa ở nước ta?
- Mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4. Đặc trưng chủ yếu của mùa này là sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa đông bắc và xen kẽ những đợt gió đông nam, tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam.
- Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10: Là mùa thịnh hành của hướng gió tây nam, tạo nên mùa hạ nóng ẩm, có mưa to gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.
b. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại:
- Thuận lợi: 
+ Khí hậu đa dạng, tạo nên các sản phẩm nông nghiệp nước ta đa dạng. Ngoài các sản phẩm cây trồng nhiệt đới, còn có thể trồng được các loại cây cận nhiệt và ôn đới.
+ Khí hậu nước ta mạng tính chất nhiệt đới thuận lợi để phát triển một số ngành kinh tế khác như giao thông, du lịch, công nghiệp...
- Khó khăn: 
+ Khí hậu nước ta có nhiều thiên tai: Hạn hán, lũ lụt, sương muối, giá rét...ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất nông nghiệp.
+ Khí hậu nước ta nóng ẩm, tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh phát triển
c. Những thiên tai ởThanh Hóa và biện pháp khắc phục:
* Những thiên tai ở thanh hóa:
- Bão, lũ lụt, gió tây nam khô nóng về mùa hè.
- Rét đậm rét hại vào mùa đông và các thiên tai khác ....
* Các biện pháp khắc phục:
- Chủ động phòng chống thiên tai
- Trồng và bảo vệ rừng
- Lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp
- Các biện pháp khác:
1.0
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
1.0
0,5
0,5
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
3
 2
*Dân số nước ta có cơ cấu theo độ tuổi thuộc loại trẻ.
*Thuận lợi :
 - Dân số trẻ, tạo nguồn lao động dồi dào năng động, sáng tạo đảm bảo cung cấp nguồn lao động cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Hàng năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người tạo thêm nguồn lao động bổ xung và dự trữ lớn. 
- Tạo ra thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn kích thích sản xuất, thu hút đầu tư. 
* Khó khăn: 
- Dân số tre, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao dẫn đến tỷ lệ gia tăng tự nhiên luôn ở mức cao, nên mức phát triển kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống của một số dân quá đông .
- Tác động xấu đến tài nguyên , diện tích rừng bị thu hẹp, đất đai bị bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt
- Tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng . 
- Gây nhiều vấn đề xã hội nảy sinh: Tệ nạn xã hội, dịch bệnh
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
4
2.5
a. Nhận xét:
- Tổng sản lượng thủy sản tăng liên tục (dc)
- Tuy nhiên sản lượng của khai thác và nuôi trồng có tốc độ tăng khác nhau
+ KT thủy sản: Sản lượng tăng khá nhanh(dc) 
+ Nuôi trồng thủy sản tăng nhanh hơn khai thác (dc)
b. Giải thích:
+ Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng
+ Nước ta có nhiều tiềm năng để PT ngành TS (dc)
+ Các nguyên nhân khác (phương tiên, CSVC ...)
+ Ngành nuôi trồng được đầu tư phát triển mạnh trong những năm gần đây
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
5
3.5
a. Khai thác và nuôi trồng thủy sản:
- Bờ biển dài, biển rộng, nguồn hải sản phong phú: Nhiềucá tôm và các loại hải sản khác như tổ yến Ngư trường rộng: Trường Sa và Hoàng Sa
- Có nhiều khả năng PT nghề nuôi trồng thủy sản, cơ sở chế biến thủy sản hiện đại.
b. Du lịch biển
- Có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng (d/c). Nha Trang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách..
- Việc PTDL biển gắn liền với DL đảo và hàng loạt các hoạt động DL nghỉ dưỡng ...
c. Dịch vụ hàng hải:Có nhiều địa điểm TL để XD cảng nước sâu, các cảng như: ĐN, Q nhơn, Dung Quất ...
d. Khác thác KS và SX muối
- Vùng thềm lục địa được khảng định có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn.
- SX muối thuận lợi nhờ có đường bờ biển kéo dài và đặc điểm khí hậu như: Cà Ná, Sa Huỳnh 
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
6
6
a. Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu
+ Tính quy mô: Nếu cho bán kính đường tròn năm R1990 = 2 đơn vị bán kính
 Thì bán kính của R2002 = 2.4 đơn vị bán kính
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây 1990-2002 đ/v: %
Nhóm cây
1990
2002
Tổng số
100.0
100.0
Cây lương thực
71.6
64.8
Cây công nghiệp
13.3
18.2
Cây thực phẩm, cây ăn quả và cây khác
15.1
17.0
 - Vẽ 2 tròn với BK khác nhau các dạng khác không cho điểm
- Yêu cầu: chính xác, ghi số liệu, kí hiệu đúng ...
b. Nhận xét
 - Quy mô 1990 -2002 tổng DT và DT các nhóm cây đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng khác nhau
+ Tổng DT tăng (dc)
+ Cây LT tăng (dc)
+ Cây CN tăng, tăng nhanh nhất (dc)
+ Cây thực phẩm, cây ăn quả và cây khác tăng (dc)
- Có sự thay đổi về cơ cấu:
+ Cây LT chiếm tỉ trọng lớn nhất và có tỉ trọng giảm (dc)
+ Tỉ trọng cây CN tăng (dc)
+ Tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả và cây khác tăng (dc)
+ Sự chuyển dịch giảm tỉ trọng cây LT và tăng tỉ trong cây CN và cây thực phẩm, cây ăn quả và cây khác là tích cực tuy nhiên diễn ra còn chậm.
3
0.5
0.5
2
3
0. 25
0.5
0.5
0.5
0.25
0. 25
0.25
0.25
0. 25

Tài liệu đính kèm:

  • docNHOM 5.doc