ĐỀ THI CUỐI KỲ 2 NĂM HỌC 2011 – 2012 LỚP 4 MÔN TIẾNG VIỆT A - Kiểm tra đọc I – Đọc thành tiếng (5điểm) Học sinh đọc bài tập đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc và học thuộc lòng thuộc chủ đề đã học ở kì II (giáo viên chọn các đoạn văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 2; ghi tên bài, số trang trong sách giáo khoa vào phiếu cho từng học sinh bóc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đánh dấu). II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – 30 phút Đi xe ngựa Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở về. Anh là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà ở đầu cầu sắt. Nhà anh có hai con ngựa, con Ô với con Cú. Con Ô cao lớn, chạy buổi sáng chở được nhiều khách và khi cần vượt qua xe khác để đón khách, anh chỉ ra roi đánh gió một cái tróc là nó chồm lên, cất cao bốn vó, sải dài, và khi tiếng kèn anh bóp tò te tò te, thì nó qua mặt chiếc trước rồi. Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa. Nó chạy buổi chiều ít khách, nó sải thua con Ô, nhưng nước chạy kiệu rất bền. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thật dễ thương. Tôi thích nó hơn con Ô, vì tôi có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá. Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh. Anh cho tôi đi nhờ, không lấy tiền. Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi Cầm được dây cương, giựt giựt cho nó chồm lên, thú lắm. Theo Nguyễn Quang Sáng Dựa và nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Số ngựa của nhà anh Hoàng là: Một con. Hai con. Ba con. Bốn con. Câu 2 : Vì sao tác giả thích con ngựa Cú hơn con ngựa Ô? Vì nó chở được nhiều khách. Vì nước chạy kiệu của nó rất bền. Vì có thể treo lên lưng nó mà nó không đá. Vì nó nhỏ hơn con Ô. Câu 3: Câu “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thật dễ thương.” Miêu tả đặc điểm con ngựa nào? Con ngựa Ô. Con ngựa Cú. Cả hai con. Câu 4: Bài văn nói về ai ? Nói về hai con ngựa kéo xe khách. Nói về con ngựa Ô. Nói về con ngựa Cú. Nói về anh Hoàng. Câu 5 : Câu “ Anh là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà ở đầu cầu sắt. ” thuộc kiểu câu gì? Câu kể Ai thế nào ? Câu kể Ai là gì ? Câu kể Ai làm gì ? Câu 6: Câu “Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh.” Trạng ngữ câu trên chỉ. Thời gian. Nơi chốn. Nguyên nhân. Mục đích. Câu 7: Từ “vui tính” là từ chỉ: Hoạt động. Cảm giác. Tính tình. Tính tình và cảm giác. Câu 8 : Câu “Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn.” có mấy tình từ ? Một. Hai. Ba. Bốn. Câu 9: Chuyển câu sau thành câu cảm: Trời rét. Câu 10: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ câu “Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh.”. + Trạng ngữ:. + Chủ ngữ: + Vị ngữ: B- KIỂM TRA VIẾT I- Chính tả nghe – viết (5 điểm) – 15 phút II- Tập làm văn (5 điểm) – 35 phút. Tả con vật nuôi ở nhà (hoặc ở nhà bạn em) mà em thích. ĐÁP ÁN A - KIỂM TRA ĐỌC I- Đọc thành tiếng: (5 điểm) - Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu lóat (1 điểm); ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (1 điểm); giọng đọc bước đầu có biểu cảm (1điểm); tốc độ đọc đạt 90 tiếng/1phút (1 điểm); trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu (1 điểm). II- Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm (đúng mỗi câu 0,5 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C B A B A C C Ôi, quá, lắm, nhỉ CN tôi còn lại TN và VN B - KIỂM TRA VIẾT: I- Chính tả: (5 điểm) Dế choắt Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Trích Tô Hoài Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. II- Tập làm văn: (5 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau, được 5 điểm: Viết được bài văn tả con vật nuôi mà em thích đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu đoạn văn nói về con vật cụ thể hoặc hiểu biết về loài vật, viết được đoạn văn tả con vật rõ những đặc điểm nổi bật ; độ dài bài viết khoảng 12 câu. Viết câu đúng ngữ pháp trình bày bài viết sạch. ************************************************************************* MÔN TOÁN Thời gian làm bài 45 phút I. Trắc nghiệm (6 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Giá trị số 2 trong số 342011 là: A. 20000. B. 2000. C. 200. D. 200000. Câu 2: Trong các phân số sau: phân số nào bé hơn 1? A. . B. . C. . D. . Câu 3: Trong các khoảng thời gian sau, khoảng thời gian nào là dài nhất: A. 60 giây. B. 1 phút. C. phút. D. phút. Câu 4: Có 3 viên bi màu xanh và 7 viên bi màu đỏ vậy phân số chỉ số viên bi màu xanh so với tổng số viên bi là: A. . B. . C. . D. . Câu 5: Cho các số sau: 20; 30; 50; 90 số chia hết cho 2, 3, 5 và 9 là: A. 20. B. 30. C. 50. D. 90. Câu 6: 9 km2 =..m2 .Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A. 9 000 m2. B. 900 000 m2. C. 9 000 000 m2. D. 90 000 000m2. Câu 7: Cho các hình sau: 4cm 3cm 4cm 4cm 5cm 5cm 6cm Hình có diện tích bé nhất là: A. Hình vuông. B. Hình chữ nhật. C. Hình bình hành. D. Hình thoi. Câu 8: Hình thoi có độ dài hai đường chéo là 7cm và 4cm. Diện tích hình thoi là : A. 28. B. 14. C. 32. D. 64. Câu 9: Chiều dài tấm bảng là 3m tỉ lệ bản đồ là 1:50 đoạn thẳng biểu thị trên bản đồ là: A. 3cm. B. 30cm. C. 300cm. D. 6cm. Câu 10: Hai con vịt nặng 5kg 500g và hai con gà nặng 4kg 500g, cả vịt và gà cân nặng là: A. 9kg. B. 9kg 500g. C. 1 yến. D. 1000g. Câu 11: Tỉ lệ bản đồ 1: 10000, nếu đo trên bản đồ được 1cm thì độ dài thực là: A. 10000cm. B. 1000cm. C. 100cm. D. 10cm. Câu 12: Lớp học có 30 học sinh, trong đó có số học sinh khá vậy số học sinh khá là: A. 6. B. 20. C. 12 . D. 45. II. Tự luận (4 điểm) Câu 1: Tính.(1 điểm) a) + . b) - . Câu 2: Đặt tính rồi tính: (1điểm) a) 258 x 203. b) 8192 : 64. Câu 3: (1điểm) Mẹ hơn con 20 tuổi. Tuổi con bằng tuổi mẹ. Tính tuổi của mỗi người. Câu 4: (1điểm) Tổng tuôi bố và con là 35 tuổi. Tuổi con bằng tuổi bố. Tính tuổi của mỗi người. ĐÁP ÁN Trắc nghiệm: 6 điểm (đúng mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B A C A D C D B D C A B Tự luận: (4điểm) Câu 1: (1 điểm) a) hoặc ; b) hoặc ; Câu 2 (1 điểm) a) 52374; b) 128 Câu 3: ( 1 điểm) Bài giải Hiệu số phần bằng nhau 6 - 1 = 5 (phần) Tuổi con là: 20 : 5 x 1 = 4 (tuổi) (0,5điểm) Tuổi mẹ là: 20 + 4 = 24 (tuổi) (0,5 điểm) Đáp số: Tuổi con: 4 Tuổi mẹ: 24 Câu 4: ( 1 điểm) Bài giải Tổng số phần bằng nhau 4 + 1 = 5 (phần) Tuổi con là: 35 : 5 x 1 = 7 (tuổi) (0,5điểm) Tuổi bố là: 35 - 7 = 28 (tuổi) (0,5 điểm) Đáp số: Tuổi con: 7 Tuổi bố: 28 MÔN KHOA HỌC Thời gian làm bài 45 phút PHẦN I : TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh vào câu em chọn đúng: Câu 1: Tại sao người ta phải sục khí vào trong nước ở bể cá? Để cung cấp khí oxi cho cá. Để cung cấp khí các- bô-níc cho cá. Để cung cấp khí nitơ cho cá. Để cung cấp hơi nước cho cá Câu 2: Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là: 800C. 90 0C. 100oC. 700C. Câu 3: Người ta chia gió thành mấy cấp? 12. 13. 11. 10. Câu 4: Thực vật sống và phát triển bình thường cần: Có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng. Có đủ nước, chất khoáng và ánh sáng. Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn. Có đủ không khí Câu 5: Cơ thể người bình thường có nhiệt độ là: 38o C. 37o C. 36o C. 39oC Câu 6: Thành phần nào của không khí cần cho sự cháy? Chất khí, chất lỏng, chất rắn. Ni- tơ.Cac- bo- nic. Ôxy và Cac- bo- nic. Ôxy. Câu 7: Âm thanh có thể lan truyền qua các chất gì? Chất lỏng, chất rắn. Chất khí, chất rắn. Chất lỏng, chất khí. Câu 8: Trong quá trình quang hợp, Thực vật lấy khí gì và thải ra khí gì? Lấy khí Ôxy, thải khí Ni-tơ. Lấy Ni-tơ, thải khí Cac-bo-nic. Lấy khí Ôxy, thải ra khí Cac- bo-nic. Lấy khí Cac-bo-nic, thải ra khí Ô-xy. Câu 9: Bộ phận nào của cây tham gia quá trình quang hợp? Lá cây. Thân cây. Rễ cây. Quả cây. Câu 10: Động vật và thực vật có một số đặc điểm chung là: Cùng quá trình quang hợp. Đều lấy ô-xi và thải khí các-bô-níc trong quá trình hô hấp. Có nhu cầu ánh sáng như nhau. Có nhu cầu nhiệt như nhau. Câu 11: Điều gì xảy ra nếu ta sống nơi thường xuyên có tiếng ồn? Tai bị điếc. Không có hại vì ta có thể quen dần. Gây đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh. Không ảnh hưởng gì. Câu 12: Vật dẫn nhiệt tốt gồm những vật nào? Đồng, chì, cao su. Nhôm, chì, nhựa. Chì, kẽm, gỗ. Sắt, nhôm, chì. PHẦN II TỰ LUẬN: Câu 1: Thực vật cần gì để sống? Câu 2: Động vật cần gì để sống? ĐÁP ÁN PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (đúng mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C B A B D C D A B C D PHẦN II TỰ LUẬN: Câu 1: (2 điểm) Thực vật cần đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường. Câu 2: (2 điểm) Động vật cần đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. ************************************************************************* MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Thời gian làm bài 45 phút PHẦN I TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh vào câu em chọn đúng: Câu 1: Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược nào? Nam Hán. Minh. Mông Nguyên. Tống. Câu 2: Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế đóng đô ở đâu? Phú Xuân(Huế). Thăng Long. Đà Nẵng. Sài Gòn. Câu 3: Ông vua đề cao chữ Nôm là ai? Lê Thánh Tông. Gia Long. Quang Trung. Tự Đức. Câu 4: Bia đá dựng ở Văn Miếu để khắc tên những người : Người đỗ Cử nhân. Người đỗ Tú tài. Người đỗ Trạng nguyên. Người đỗ Tiến sĩ. Câu 5: Đêm mùng 3 Tết năm Kỉ Dậu quân ta vây kín đồn Hà Hồi. Ngọc Hồi. Đống Đa. Hà Hồi và Ngọc Hồi. Câu 6: Ba thành thị nổi tiếng phồn thịnh nhất nước ta vào cuối thế kỉ XVI đâù thế kỉ XVII là ba thành thị nào? Thăng Long, Gia Định, Hội An. Thăng Long, Gia Định, Phố Híên. Phố Hiến, Vân Đồn, Hội An. Hội An, Thăng Long, Phố Hiến. Câu 7: Các dân tộc chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ là: Kinh, Ba-na, Hoa, Hơ Mông. Thái, Mông, Dao, Kinh. Kinh, Ba-na, Hoa, Hơ Mông. Kinh, Châu ro. Câu 8: Thành phố nào là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta ? Cần Thơ. Hồ Chí Minh. Hải Phòng. Đà Nẵng. Câu 9: Ở Tây Nam Bộ, người dân thường làm nhà như thế nào? Trên các khu đất cao. Gần các cánh đồng. Dọc theo sông ngòi, kênh rạch. Rải rác khắp nơi. Câu 10: Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì: Đồng bằng nằm ở ven biển. Đồng bằng có nhiều cồn cát. Đồng bằng có nhiều đầm, phá. Núi lan ra sát biển. Câu 11: Những địa danh thuộc thành phố Huế là: Cầu Trường Tiền, chợ Bến Thành, sông Hương. Sông Hương, cầu Trường Tiền, lăng Tự Đức. Chợ Đông Ba, núi Ngự Bình, hồ Hoàng Kiếm. Chợ Nổi, sông Hương, lăng Tự Đức. Câu 12: Đồng bằng Nam Bộ do các hệ thống sông nào bồi đáp nên? Sông Mê Công và sông Đồng Nai. Sông Tiền và sông Hậu. Sông Mê Công và sông Sài Gòn. Sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. PHẦN II TỰ LUẬN: Câu 1: Nêu những chính sách về kinh tế và văn hoá, giáo dục của vua Quang Trung? Câu 2: Nêu dẫn chứng cho thấy đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển nhất nước? ĐÁP ÁN PHẦN I TRẮC NGHIỆM (đúng mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B A C D A D C B C D B A PHẦN II TỰ LUẬN: Câu 1: (2 điểm) Vua Quang Trung đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế và văn hoá của đất nước. Tiêu Biểu là “Chiếu khuyến nông”, “Chiếu lập học” và đề cao chữ Nôm. Câu 2: (2 điểm) Đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển nhất nước ta. Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, hoá chất, cơ khí, điện tử, dệt may.
Tài liệu đính kèm: