PHÒNG GD&ĐT HÀ TRUNG ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀ BÌNH Môn: Tiếng Việt Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. a. (1,5 điểm) Tìm từ gồm 02 tiếng (có tiếng tiêu đứng trước) thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Loại xe ấy ............(1) nhiều xăng quá, không hợp ý muốn của người..............(2) nên rất khó...............(3) b. (3 điểm): Trong mỗi nhóm từ sau đây, từ nào khụng cùng đặc điểm với các từ cũn lại trong nhóm và nói rõ mỗi nhóm từ dùng để làm gì ? - Ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm ngát, - Rực rỡ, sặc sỡ, tươi tắn, thắm tươi. - Long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh. Câu 2. (2 điểm) Trong bài “Sầu riêng” của Mai Văn Tạo (TV4-t ập2) có câu: “ Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn.” Hãy: a. Tìm các tính từ có trong câu văn. b. Nhận xét về từ loại của các từ “cái béo”; “mùi thơm”. Câu 3: (1,5 điểm) Thay đổi thứ tự một số từ ngữ trong tập hợp các từ dưới đây để tạo thành câu: Cái đuôi cong cong chứ không thẳng đuồn đuột của chú gà trống. Bộ cánh rất duyên dáng của chú. Đôi cánh chưa thật cứng cáp và chắc khoẻ ấy. Câu 4: (2 điểm) Đoạn trích dưới đây dùng sai một số dấu câu. Chép lại đoạn trích này sau khi đã sửa các dấu câu dùng sai (viết lại cho đúng chính tả): Vầng trăng vàng thẳm, đang từ từ nhô lên. Từ sau luỹ tre xanh thẫm, ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên, tiếng ca hát vui nhộn. Trăng lẫn trốn trong các tán lá cây xanh rì của cây đa cổ thụ. Đầu thôn, về khuya, vầng trăng càng lên cao càng thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ, chỉ có vầng trăng thao thức, như canh chừng giấc ngủ cho làng em. Bài 2 : Đoạn thơ “Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may” “Dòng sông mặc áo” Nguyễn Trọng Tạo Nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên ? Nghệ thuật đó có tác dụng gì trong việc miêu tả vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Câu 6: (2 điểm) Xung quanh em có biết bao loài cây cho bóng mát. Mỗi loài cây có vẻ đẹp riêng. Em hãy tả một cây cho bóng mát mà em yêu thích với sự thay đổi của nó theo mùa. Điểm chữ viết, trỡnh bày toàn bài: 1 điểm Duyệt của Ban giám hiệu Tổ trưởng Phạm Thị Bích Hồng PHÒNG GD&ĐT HÀ TRUNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀ BÌNH Môn: Tiếng Việt Câu 1: (4,5 điểm) a. Điền đúng các từ sau: (1) tiêu hao (0,5đ) (2) tiêu dùng (0,5đ) (3) tiêu thụ (0,5đ) b, - từ :thoang thoảng, nhóm từ còn lại dùng tả mùi thơm đậm. (1đ) - từ : tươi tắn, nhóm từ còn lại dùng tả màu sắc. (1đ) - từ : lung lay, nhóm từ còn lại dùng tả sự phản chiếu của ánh sáng. (1đ) (xác định đúng mỗi từ cho 0,5 điểm, nêu đúng mỗi nhóm từ cho 0,5 điểm) Câu 2: 2 điểm (1đ) Các tính từ có trong câu văn là: béo, thơm, ngọt, già. (1đ) Các từ “cái béo”; “mùi thơm” thuộc từ loại Danh từ. Câu 3: 1,5 điểm Cái đuôi của chú gà trống cong cong chứ không thẳng đuồn đuột. Bộ cánh của chú rất duyên dáng. Đôi cánh ấy chưa thật cứng cáp và chắc khoẻ. Câu 4: (2 điểm) Đoạn trích đã sửa lại dấu câu dùng sai: Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau luỹ tre xanh thẫm. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng ca hát vui nhộn. Trăng lẫn trốn trong các tán lá cây xanh rì của cây đa cổ thụ đầu thôn. Về khuya, vầng trăng càng lên cao càng thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng giấc ngủ cho làng em. (đúng mỗi dấu cho 0,25 điểm) Câu 5: (3 điểm) Gợi ý : + Nghệ thuật nhân hoá lồng dùng hình ảnh gợi tả: “điệu” “mặc áo lụa đào thướt tha” “áo xanh sông mặc”. (1đ) + Tác dụng : Gợi sự biến đổi kỳ diệu màu sắc của dòng sông theo thời gian nhằm miêu tả vẻ đẹp độc đáo của dòng sông quê hương - dòng sông đẹp như nàng thiếu nữ điệu đà thích làm duyên, làm dáng. (1đ) + Thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với dòng sông quê hương. (0,5đ) + Bộc lộ được cảm xúc của bản thân (hiểu biết hơn về vẻ đẹp của con sông quê hương, thêm yêu và tự hào cảnh đẹp của đất nước) . (0,5đ) Câu 6: (6 điểm) * Yêu cầu: - Nội dung bài viết phong phú làm nổi bật sự thay đổi của cây với từng mùa trong năm gắn với những kỉ niệm của bản thân. Biết chọn lọc và khắc họa những đặc điểm thay đổi của cây trong từng mùa cụ thể. - Thể hiện rõ phương pháp viết văn tả cây cối lồng cảm xúc. - Diễn đạt trong sáng, lưu loát, đúng ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. * Cụ thể: a. Mở bài: Giới thiệu về cây định tả? Ở đâu? Gắn bó với em như thế nào? b. Thân bài: - Tả bao quát. (VD: cao khoảng bao nhiêu, dáng cây thế nào,...) - Tả cây với sự biến đổi theo từng mùa (Chọn tả được những đặc điểm nổi bật riêng theo mùa) + Mùa xuân, cây đâm chồi, nảy lộc, tràn đầy nhựa sống phô hết vẻ đẹp vốn có của nó (cành, lá, hoa (nếu có). + Mùa hè: Tán lá cây phát triển. Đặc điểm nổi bật của lá; hoa, quả (nếu có) + Mùa thu: Sự thay đổi của thời tiết có ảnh hướng đến sự thay đổi một số đặc điểm của cây (lá,..) + Mùa đông: Cây phát triển trước cái giá lạnh của mùa đông: Cây gồng mình chịu rét, điểm nổi bật của dáng cây,.. - Với mỗi mùa, nêu cảm nghĩ của bản thân trước dáng vẻ của cây, nêu được một số kỉ niệm dáng nhớ gắn với cây được tả (1,0đ). c. Kết bài: Nêu ích lợi của cây (đặc biệt là tác dụng cho bóng mát) (Có thể lồng mieu tả ở phần thân bài, theo mùa), bộc lộ cảm xúc của bản thân. * Cho điểm: Điểm 5-6: Như yêu cầu trên, có thể châm chước một vài chi tiết chưa thực sự sinh động. Sai không quá 2 lỗi diễn đạt. Điểm 4- dưới 5: Nội dung tương đối phong phú, miêu tả được những nét thay đổi của cây gần như yêu cầu. Sai không quá 3 lỗi diễn đạt.. Điểm 3- dưới 4: Đã xác định được trọng tâm miêu tả cõy cối thể hiện được những nét tiêu biểu gần như yêu cầu nhưng còn một vài điểm chưa hợp lý. Trình tự miêu tả chưa rõ nét. Sai không quá 4 lỗi diễn đạt.. Điểm 2 - dưới 3: Xác định rõ trọng tâm tả cây cối nhưng tả còn chung chung thiếu những nét cụ thể, tiêu biểu. Còn khá nhiều chi tiết không hợp lý. Cảm xúc mờ nhạt, sai không quá 5 lỗi diễn đạt. Điểm 1- dưới 2: Bài làm không có trọng tâm, tả cây cối nhưng không có nét tiêu biểu, chưa có cảm xúc, viết rời rạc. Sai không quá 6 lỗi diễn đạt.. Điểm chữ viết, trình bày toàn bài: 1 điểm Duyệt của Ban giám hiều Người ra đề Tổ trưởng Phạm Thị Bích Hồng PHÒNG GD&ĐT HÀ TRUNG ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀ BÌNH Môn: Tiếng Việt Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3điểm): Chữa lỗi chính tả trong đoạn văn sau? (Chỉ cần viết lại chữ sai và chữa lại cho đúng) Ngoài lỗi chính tả, đoạn văn còn có những lỗi gì? Bỗng Dũng dật mình choàng tỉnh giấc. Đúng lúc đó, đồng hồ quả lắc cheo trên tường cũng đổ truông 1 giờ 40 phút. Bên ngoài, giữa màn đem tĩnh mịch, vẳng lại tiểng gà mái nhảy ổ: ‘’Òóooo.” Dũng lại đứng bên cửa xổ nhìn ra sân. Ngoài trời tối đen như mực, khiến cho Dũng không nhìn thấy dì cả. Bầu trời đen kịt không có lấy một gợn mây. Ở góc sân, chú mèo đang nằm cạnh gốc cây cau, ngếch đầu nên ngắm chăng. Bất chợt, Dũng thấy lành lạnh. “Chắc hẳn là dó mùa đông bắc chàn về rồi đây!” – Dũng thầm nghĩ. Dũng quay trở lại dường và ngủ tiếp. Sáng mai Dũng còn phải giậy sớm để đi lao động hè cơ mà. Thế mà gần một rưỡi sáng rồi cơ đấy! Nhanh thật Câu 2 (3điểm): Hãy tách đoạn đoạn văn sau thành ba câu theo hai cách khác nhau, điền dấu câu và viết lại cho đúng: Linh với Minh là đôi bạn thân từ nhỏ hai bạn học chung một lớp từ lớp Một đến lớp Năm hai bạn đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Câu 3 (3điểm): Cho các câu tục ngữ sau: Ăn vóc học hay. Học một biết mười. Hãy giải thích nghĩa của các câu tục ngữ trên. Mỗi câu tục ngữ trên khuyên chúng ta diều gì? Câu 4 (2 điểm): Trong đoạn văn sau, những từ ngữ nào cùng chỉ một sự vật ? Tác giả đã vận dụng phép liên kết nào và việc liên kết đó có tác dụng gì? “Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền hoa chòng chành, hòa mình với màu tím của nước chiều.” Câu 5 (3 điểm): Trong bài Sang năm con lên bảy, nhà thơ Vũ Đình Minh có viết: Đi qua thời thơ ấu Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con. Qua đoạn thơ, người cha muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã thời thơ ấu? Câu 6 (6 điểm): Tả cảnh đẹp một đêm trăng trên quê hương (hoặc ở nơi khác) từng để lại cho em những ấn tượng khó phai. Điểm chữ viết, trình bày toàn bài: 1 điểm Duyệt của Ban giám hiều Tổ trưởng PHÒNG GD&ĐT HÀ TRUNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀ BÌNH Môn: Tiếng Việt Câu 1 (3điểm):: * Các chữ viết sai về lỗi chính tả cần sửa lại là: dật, cheo, truông, xổ, dì, ngếch, chăng, chàn, dường, giậy. Sửa lại là: giật, treo, chuông, sổ, gì, nghếch, trăng, tràn , giường, dậy. * Tìm được lỗi sai về lôgic: + Đồng hồ quả lắc không đổ chuông vào lúc 1giờ 40phút. + Gà mái không nhảy ổ vào ban đêm. + Bà mái không gáy ’Òóooo.” (Chỉ gà trống mới gáy: “Òóooo.”) + Trời tối đen như mực thì không thấy mây, không thấy chú mèo và không có trăng được. + Gió mùa đông bắc không thổi vào mùa hè. + Dũng thức giấc lúc 1giờ 40phút nhưng đi ngủ lại (ngủ tiếp) lúc gần một rưỡi sáng là vô lí. * Cho điểm: - Tìm và sửa đúng 10 lỗi chính tả cho 1 điểm (Tìm đúng mỗi chữ viết sai lỗi chính tả và sửa lại đúng cho 0,1 điểm) - Tìm đúng mỗi 6 ý sai về lỗi lôgic cho 2 điểm. Câu 2 (2điểm): Tách đoạn văn thành ba câu theo hai cách khác nhau, điền dấu câu và viết đúng: Cách 1: Linh với Minh là đôi bạn thân từ nhỏ. Hai bạn học chung một lớp từ lớp từ lớp Một đến lớp Năm. Hai bạn đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. (1,0 điểm) Cách 2: Linh với Minh là đôi bạn thân. Từ nhỏ, hai bạn học chung một lớp. Từ lớp từ lớp Một đến lớp Năm, hai bạn đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. (1,0 điểm) (Lưu ý: Trong 2 cách tách, không có câu trùng nhau) Câu 3 (3điểm): Đúng mỗi ý 1,5đ ( a,b) a. Giải thích nghĩa (1,5 điểm) - Ăn vóc học hay: Có ăn thì mới có sức vóc, có học thì mới biết điều hay lẽ phải trong cuộc sống. (0,75 điểm) - Học một biết mười: Thông minh , sáng tạo, Không những có khả năng học tập, tiếp thu đầy đủ mà còn có thể tự mình phát triển, mở rộng được những điều đã học. (0,75 điểm) b. Nêu đúng ý (1,5 điểm) - Câu tục ngữ “Ăn vóc học hay” khuyên ta phải chú tâm vào việc học hành, vì có học hành thì mới có kiến thức, mới biết được điều hay lẽ phai trong cuộc sống. (0,75 điểm) - Câu “Học một biết mười” khuyên ta phải chủ động sáng tạo học tập, luôn có ý thức vận dụng phát triển, mở rộng những điều đã học được. (0,75 điểm) Câu 4 (2 điểm): Những từ ngữ cùng chỉ một sự vật (0,75 đ) : Những cánh hoa mỏng manh, những chiếc thuyền tím, chiếc thuyền hoa. (Đúng mỗi từ ngữ được 0,25 đ) Tác giả đã vận dụng phép liên kết bằng cách thay thế từ ngữ (0,5 đ) Tác dụng của việc sử dụng phép liên kết là: tránh được sự lặp từ (0,25 đ); Miêu tả sự vật hay và đầy đủ hơn (0,25 đ); liên kết được các câu trong đoạn văn (0,25đ) Câu 5 (3 điểm): Gîi ý: - Khi lín lªn vµ tõ gi· thêi th¬ Êu, con sÏ bíc vµo cuéc ®êi cã thùc cã nhiÒu thö th¸ch nhng còng rÊt ®¸ng tù hµo. (1 điểm) - §Ó cã ®îc h¹nh phóc con ph¶i rÊt vÊt v¶ vµ khã kh¨n v× ph¶i giµnh lÊy h¹nh phóc b»ng lao ®éng, b»ng bµn tay vµ khèi ãc cña chÝnh b¶n th©n m×nh( kh«ng gièng nh h¹nh phóc t×m thÊy dÔ dµng trong c¸c truyÖn ®êi xa, nhê sù gióp ®ì cña «ng bôt, bµ tiªn,...) (1 đ) - Nhng h¹nh phóc mµ con giµnh ®îc trong ®êi thùc sÏ thËt sù lµ cña con, sÏ ®em ®Õn cho con niÒm tù hµo kiªu h·nh. (1 điểm) Câu 6 ( 6 điểm) 1. Y/c chung: Thể loại văn miêu tả - Tả cảnh. - Đối tượng miêu tả: Tả cảnh quê hương trong đêm trăng đẹp. - Bài viết cho thấy vẻ đẹp của trăng, vẻ đẹp của que hương trong đêm trăng. qua đó có tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương. * Học sinh viết tả được nét tiêu biểu của đêm trăng đẹp. Bài viết đủ ý, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát, giàu hình ảnh, có cảm xúc ... mới cho điểm tối đa. 2. Y/c cụ thể: a/Mở bài: Giới thiệu về đêm trăng đẹp, đã để lại ấn tượng trong em. (0,75 điểm) b/Thân bài: - Tả bao quát cảnh đêm trăng (1 điểm) - Tả chi tiết: Tả từng phần của cảnh hoặc tả theo trình tự thời gian. (2,5 điểm) + Tả mặt trăng: VD: to, tròn, vàng thẳm, sáng như một chiếc đèn pha khổng lồ + Tả vẻ đẹp của ánh trăng. + Tả được cảnh bầu trời, mặt đất trong đêm trăng; + Tả một vài cảnh vật tiêu biểu dưới trăng: VD: Gió thổi mát rượi,.... Lũy tre xanh thẫm. Cánh đồng được ánh trăng chiếu sáng. Những tán lá của cây khi được trăng chiếu vào: ánh trăng lẩn trốn trong các cành cây , kẽ lá, .. Dòng sông (mặt ao, giếng nước,... lấp lánh ánh trăng. .......... + Tả một vài hoạt động của con người dưới trăng - Bộc lộ cảm xúc, ấn tượng của bản thân qua cảnh đẹp đêm trăng (Lồng vào khi tả hoặc tách riêng) (1 điểm) c/Kết bài: - Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về cảnh đẹp đêm trăng. - Niềm vui, cảm xúc của em trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp. (0,75 điểm Điểm chữ viết, trình bày toàn bài: 1 điểm Duyệt của Ban giám hiều Người ra đề Tổ trưởng Phạm Thị Bích Hồng
Tài liệu đính kèm: