Họ và tên: Lớp: ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN GDCD LỚP 12 Câu 1: Pháp luật là gì: A. Là các văn bản do nhà nước quy định buộc mọi người tuân thủ theo B. Là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. C. Pháp luật là các chuẩn mực về những việc được làm của công dân do nhà nước qui định D.Pháp luật là qui định của nhà nước nhằm quản lý xã hội Câu 2: Đặc trưng của pháp luật là: A. Có tính quy phạm phổ biến B. Tính quyền lực C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức D. Cả A, C đều đúng Câu 3: Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội A. Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội B. Để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình C. Để công dân đấu tranh bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình D. Cả A và B đều đúng. Câu 4: Vì sao nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật A. Pháp luật là khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung B. Pháp luật do nhà nước ban hành để diều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất C. Nhờ có pháp luật nhà nước bảo vệ được quyền lợi của giai cấp mình D. Cả A và B đều đúng Câu 5 : Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến người đó chết thì : A. Vi phạm qui tắc đạo đức B. Vi phạm luật hình sự C. Vi phạm luật hành chính D. Vi phạm luật dân sự Câu 6 : Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu sau : A. Hành vi trái pháp luật B. Do người có trách nhiệm pháp lí thực hiện C. Người vi phạm phải có lỗi D. Cả A, C đều đúng Câu 7: Nam công dân từ 18 đến 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Thi hành pháp luật B. Sử dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 8: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là: A. Công dân ở bất kì độ tuổi nào đều bị xử lí như nhau B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu kỉ luật C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không bị xử lí Câu 9: Người điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật nào ? A. Vi phạm luật hành chính B. Vi phạm luật dân sự C. Vi phạm kỉ luật D. Vi phạm luật hình sự Câu 10: Gia đình A lấn đất gia đình B, hành vi trên thuộc loại vi phạm pháp luật nào? A. Vi phạm hành chính B. Vi phạm dân sự C. Vi phạm hình sự D. Vi phạm kỉ luật Câu 11: Người nào sau đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí? A. Say rượu B. Bị ép buộc C. Bị bệnh tâm thần D. Bị dụ dỗ Câu 12 : Tham ô là gì ? A. Hành vi trái pháp luật B. Hiện tượng ăn cắp của công làm của riêng; lợi dụng của chung, của nhà nước làm của riêng cho đơn vị, cho cá nhân. C. Người vi phạm phải có lỗi D. Lấy của công làm của riêng cho mình. Câu 13: Quyền bình đẳng giữa Nam và Nữ trong lao động thể hiện: A. Mọi công dân không phân biệt giới tính, độ tuổi đều được nhà nước bố trí việc làm. B. Bố trí lao động nam làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại C. Nam và nữ đều bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động D. Cả A,B đều đúng. Câu 14: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là: A. Trong mọi trường hợp không ai có thể bị bắt. B. Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền C. Chỉ được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang D. Công an có thể bắt người nếu nghi là tội pham Câu 15. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. Quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế. B. Quan hệ lao động và quan hệ xã hội. C. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. D. Quan hệ kinh tế và quan hệ lao động. Câu 16. Vi phạm hình sự là hành Cố ý đánh người gây thương tích nặng Người tham gia giao thông không thực hiện theo tín hiệu đèn giao thông Đánh nhau gây rối nơi công cộng Trộm cắp tài sản cá nhân có giá trị dưới năm trăm nghìn đồng Câu 17. Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi - lanh bằng bao nhiêu? A. Từ 50 cm3 đến 70 cm3. B. Dưới 50 cm3. C. 90 cm3. D. Trên 90 cm3. Câu 18. Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 19. Như thế nào là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ A. đều có quyền như nhau. B. đều có nghĩa vụ như nhau. C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Câu 20. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lí. B. trách nhiệm kinh tế. C. trách nhiệm xã hội. D. trách nhiệm chính trị. Câu 21. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân? A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh. B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. Bình đẳng về quyền lao động. Câu 22. Nội dung về bình đẳng trong lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn A. việc làm theo sở thích của mình. B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình. D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình. Câu 23. Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là A. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng. B. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. C. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. D. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái. Câu 24. Công dân có quyền bình đẳng trong kinh doanh là? A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế. B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước. D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh. Câu 25: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ vàcon? A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con. B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển. C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi. D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con. Câu 26. Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng A. trong tuyển dụng lao động. B. trong giao kết hợp đồng lao động. C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động. D. tự do lựa chọn việc làm. Câu 27. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. nhân thân. B. tài sản chung. C. tài sản riêng. D. tình cảm. Câu 28. Nguyên tắc nào dưới đây để công dân thực hiện giao kết họp đồng vlao động? A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ. C. Tích cực, chủ động, tự quyết. D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm . Câu 29. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. quyền bình đẳng giữa các công dân. C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền. D. quyền bình đẳng trong công việc chung của nhà nước. Câu 30. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về A. kinh tế. . chính trị. C. văn hóa, giáo dục. D. tự do tín ngưỡng. Câu 31. Người tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp phải? A. Công dân đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật. B. Công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri. C. Công dân đủ 20 tuổi trở lên. D. Công dân Việt Nam. Câu 32. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây? A. Quyền được sáng tạo. B. Quyền được tham gia. C. Quyền được phát triển. D. Quyền tác giả. Câu 33. Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tác giả. B. Quyền sở hữu công nghiệp. C. Quyền phát minh sáng chế. D. Quyền được phát triển. Câu 34. Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân? A. Quyền học tập không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào. C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. Câu 35. Chính sách miễn giảm học phícủa Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện A. công bằng xã hội trong giáo dục. B. bất bình đẳng trong giáo dục. C. định hướng đổi mới giáo dục. D. chủ trương phát triển giáo dục. Câu 36. Pháp luật ghi nhận mọi công dân điều có quyền học tập là để? A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục. B. bảo đảm công bằng trong giáo dục. C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước. D. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Câu 37. Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về A. điều kiện chăm sóc về thể chất. B. điều kiện học tập không hạn chế. C. điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa. D. điều kiện hưởng thụ các giátrị văn hóa. Câu 38. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là mọi công dân A. được tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, miễn là nộp thuế đầy đủ. B. đều có quyền thành lập doanh nghiệp. C. khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều cóquyền hoạt động kinh doanh. D. đều được quyền tự do tuyệt đối trong kinh doanh. Câu 39. Đối tượng nào sau đây đượcnhập ngũ làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam A. công dân nam từ 17 tuổi trở lên. B. công dân nam từ 18 tuổi trở lên đủ điều kiện về sức khỏe. C. công dân từ 20 tuổi trở lên. D. mọi công dân Việt Nam. Câu 40. Công ty A xây dựng hệ thống xử lí nước thải trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh. mục đích của việc này là A. bảo vệ môi trường sản xuất kinh doanh của công ty. B. đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh. C. thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh. D. bảo vệ nguồn nước sạch của công ty.
Tài liệu đính kèm: