Đề trắc nghiệm - Chủ đề: Đường thẳng và mặt phẳng trong kg. quan hệ song song (chương II: Hình học 11)

doc 4 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 1191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm - Chủ đề: Đường thẳng và mặt phẳng trong kg. quan hệ song song (chương II: Hình học 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm - Chủ đề: Đường thẳng và mặt phẳng trong kg. quan hệ song song (chương II: Hình học 11)
SẢN PHẨM TẬP HUẤN KỸ NĂNG BIÊN SOẠN ĐỀ TRẮC NGHIỆM
(Sản phẩm mẫu)
CHỦ ĐỀ: ĐƯỜNGTHẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KG. QUAN HỆ SONG SONG (Chương II: Hình học 11)
	Họ, tên giáo viên soạn: NGUYỄN CÔNG HIẾN
	Đơn vị công tác: THPT Lang Chánh
	Điện thoại liên lạc: 0982971660
I. MA TRẬN ĐỀ
CHỦ ĐỀ
CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
TỔNG SỐ
GHI CHÚ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng.
Thông qua TC thừa nhận, nhận biết tính đúng sai các khẳng định
Hiểu cách xđ giao điểm của đường và mặt
Vận dụng để xđ giao tuyến của 2 mp
Vận dụng để xđ giao điểm của đường và mặt
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
2
0,8
8%
2
0,8
8%
1
0,4
4%
1
0,4
4%
6
2,4
24%
2. Hai đường thẳng chéo nhau và Hai đường thẳng song song.
Nhận biết vị trí tương đối của 2 đt
Hiểu cách xđ 2 đt song song, cắt nhau, chéo nhau, trùng nhau
Vận dụng để CM 2 đường thẳng chéo nhau, song song
Vận dụng để xđ thiết diện
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
2
0,8
8%
2
0,8
8%
2
0,8
8%
1
0,4
4%
7
2,8
28%
3. Đường thẳng và mặt phẳng song song.
Biết vị trí của đường và mặt
Hiểu thế nào là đường và mặt //, cắt nhau
Vận dụng để xđ đường và mặt //
Xđ giao tuyến của đường và mặt
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
1
0,4
4%
2
0,8
8%
2
0,8
8%
1
0,4
4%
6
2,4
24%
4. Hai mặt phẳng song song.
Nhận biết 2 mp //
Hiểu thế nào là 2mp //, cắt nhau
Vận dụng để xđ 2 mp //
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
2
0,8
8%
2
0,8
8%
1
0,4
4%
5. Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình KG.
Vận dụng để biểu diễn hình KG
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
1
0,8
8%
TỔNG SỐ
7
= 2,8 đ
 =28%
8
=3,2đ
=32%
7
= 2,8 đ
 =28%
3
=1,2đ
=12%
25
= 10đ
=100%
II. ĐỀ
Nhận biết (8 câu)
Câu 1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng? 
A. Hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có vô số điểm chung.
B. Hai đường thẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có vô số điểm chung.
C. Hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một mặt phẳng chung.
D. Hai đường thẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có chúng còn có một điểm chung khác nữa.
Câu 2. Trong không gian, xét vị trí tương đối của đường thẳng với mặt phẳng; có tất cả bao nhiêu khả năng xảy ra?
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 3. Cho một đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Có bao nhiêu mặt phẳng chứa a và song song với (P)? 
A. 0	B. 1	C. 2	D. vô số
Câu 4. Kí hiệu nào sau đây dùng để chỉ một mặt phẳng?
A. mp	B. mpQ	C. mp(P)	D. a
Câu 5. Cho hai đường thẳng a và b chéo nhau. Có bao nhiêu mặt phẳng chứa a và song song với b?
A. 2	B. 1	
C. Vô số.	D. Không có mặt phẳng nào.
Câu 6. Có bao nhiêu vị trí tương đối của 2 đường thẳng trong không gian?
A. 5	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 7. Cho tứ diện MNPQ. Mệnh đề nào trong các mệnh đề sau là đúng?
A. MN // PQ	B. MN cắt PQ	
C. MN và PQ đồng phẳng	D. MN và PQ chéo nhau
Thông hiểu (7 câu)
Câu 8. Trong không gian cho 4 điểm không đồng phẳng. Có thể xác định được bao nhiêu mặt phẳng phân biệt từ các điểm đã cho?
A. 4	B. 3	C. 6	D. 2
Câu 9. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?
A. Hai đường thẳng cùng song song với một mp thì song song với nhau
B. Nếu hai đường thẳng a và b song song với nhau thì a song song với mọi mp(P) đi qua b
C. Nếu đường thẳng a song song với (P) thì nó không cắt mọi đường thẳng nằm trong mp(P)
D. Hai đường thẳng cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau
Câu 10. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là một tứ giác (AB không song song với CD). Gọi M là trung điểm của SD, N là điểm nằm trên cạnh SB sao cho , O là giao điểm của AC và BD. Cặp đường thẳng nào sau đây cắt nhau? 
A. SO và AD	B. MN và SO	C. MN và SC	D. SA và BC
Câu 11. Cho tứ diện ABCD, các điểm M, N lần lượt là trung điểm của cạnh CD, AB. Khi đó BC và MN là hai đường thẳng:
A. chéo nhau	B. có hai điểm chung	C. song song	D. cắt nhau
Câu 12. Cho tứ diện ABCD, M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC, P là trung điểm của AD. Đường thẳng MN song song với mặt phẳng nào trong các mặt phẳng sau đây?
A. mp(PCD).	B. mp(ABC).	C. mp(ABD).	D. mp(BCD).
Câu 13. Cho hình chóp S. ABCD với ABCD là hình bình hành tâm O. Khi đó giao tuyến của hai mặt phẳng ( SAC) và (SBD) là đường thẳng nào?:
A. SC	B. SB	C. SA	D. SO
Câu 14. Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD có AD cắt BC tại E. Gọi M là trung điểm của SA, N=SDÇ(BCM). Điểm N thuộc mặt phẳng:
A. mp(SAB)	B. mp(SAD)	C. mp(ACD)	D. mp(SBC)
Câu 15. Cho hình chóp S.ABCD đáy ABCD là hình bình hành. Mp(a) chứa AB và cắt cạnh SC tại M ở giữa S và C. Khi đó hai mp (SAB) và (MCD):
A. có đúng một điểm chung	B. có đúng hai điểm chung
C. có một đường thẳng chung	D. song song
Vận dụng thấp (8 câu)
Câu 16. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang AB//CD . Gọi d là giao tuyến của hai mp (SAB) và (SCD). Mệnh đề nào sau đây là đúng?
A. d//AB	B. d cắt AB	C. d cắt AD	D. d cắt CD
Câu 17. Cho tứ diện ABCD . Gọi M, N là trọng tâm của tam giác ABC và ACD . Khi đó ta có:
A. MN cắt AD	B. MN//CD	C. MN cắt BC	D. MN//BD
Câu 18. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Giả sử M thuộc đoạn SB. Mặt phẳng (ADM) cắt hình chóp SABCD theo thiết diện là hình gì?
A. Hình bình hành.	B. Tam giác.	C. Hình thang.	D. Hình chữ nhật.
Câu 19. Cho tứ diện ABCD. Gọi I là trung điểm của BC, M là điểm trên cạnh DC. Một mp(a) qua M, song song với BC và AI. Gọi P, Q lần lượt là giao điểm của (a) với BD và AD . Xét các mệnh đề sau:
Mđ(1) MP // BC	Mđ(2) MQ//AC	Mđ(3) PQ//AI	Mđ(4) (MPQ)//(ABC)
Số các mệnh đề đúng là:
A. 4	B. 3	C. 1	D. 2
Câu 20. Cho tứ diện ABCD, M là trung điểm của cạnh CD, G là trọng tâm tứ diện. Khi đó thiết diện của tứ diện cắt bởi mp chứa MG, song song với AC là:
A. hình tam giác	B. hình thang	C. hình vuông	D. hình bình hành
Câu 21. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang, đáy lớn là CD. M là trung điểm của SA, N là giao điểm của cạnh SB và mp(MCD). Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?
A. MN và SD cắt nhau 	B. MN và CD chéo nhau 
C. MN và SC cắt nhau 	D. MN // CD
Câu 22. Để vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian người ta dựa vào những quy tắc sau đây:
(I) Hình biểu diễn của đường thẳng là đường thẳng, của đoạn thẳng là đoạn thẳng.
(II) Hình biểu diễn của hai đường thẳng song song là hai đường thẳng song song, của hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng cắt nhau.
(III) Hình biểu diễn phải giữ nguyên quan hệ thuộc giữa điểm và đường thẳng.
(IV) Dùng nét vẽ liền để biểu diễn cho đường nhận thấy và cho đường bị che khuất.
Số qui tắc đúng trong các qui tắc trên là
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Vận dụng cao (2 câu)
Câu 23. Cho các mệnh đề sau: 
(I) Hai đường thẳng song song với nhau thì đồng phẳng.
(II) Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.
(III) Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.
(IV) Hai đường thẳng chéo nhau thì không đồng phẳng.
Trong các mệnh đề trên, có bao nhiêu mệnh đề đúng?
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 24. Cho tứ diện ABCD, M là trung điểm của cạnh CD, G là trọng tâm tứ diện. Khi đó thiết diện của tứ diện cắt bởi mp chứa MG, song song với AC là hình gì?
A. hình chữ nhật	B. hình thang	C. hình vuông	D. hình bình hành
Câu 25. Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác, như hình vẽ bên dưới.
Với M, N, H lần lượt là các điểm thuộc vào các cạnh AC, BC, SA, sao cho MN không song song AB. Gọi O là giao điểm của hai đường thẳng AN với BM. Gọi T là giao điểm đường NH và (SBO). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
A. T là giao điểm của hai đường thẳng NH với SB
B. T là giao điểm của hai đường thẳng NH với AC
C. T là giao điểm của hai đường thẳng NH với BM
D. T là giao điểm của hai đường thẳng NH với SO

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_Chuong_Dao_ham_GT11.doc