Đề: Thơ Việt Nam mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ về các mức độ yêu cầu năng lực học sinh

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1232Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề: Thơ Việt Nam mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ về các mức độ yêu cầu năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề: Thơ Việt Nam mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ về các mức độ yêu cầu năng lực học sinh
TRƯỜNG THCS KHÁNH THẠNH TÂN
TÊN CHỦ ĐỀ: Thơ Việt Nam
Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ về các mức độ yêu cầu năng lực HS.
1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
a. Về kiến thức: (Xem Chuẩn kiến thức kĩ năng)
 - Cảm nhận được tình yêu quê hương đằm thắm và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả trong bài “Quê hương”
 - Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm, lời thơ tha thiết và thể thơ lục bát quen thuộc.
b. Về kĩ năng: 
- Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ “Quê hương”
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vân dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ “Khi con tu hú”
c. Về thái độ:
-Thể hiện tình yêu quê hương tha thiết.
-Thể hiện niềm lạc quan, yêu đời.
2. Mô tả các mức độ yêu cầu năng lực HS:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 - Nêu xuất xứ 
 - Giới thiệu về tác giả
- Phân tích
- Trình bày
- Giải thích
Vận dụng kiến thức ve kĩ năng để giải quyết vấn đề trong học tập.
II. Xây dựng ngn hàng cau hỏi theo định hướng phát triển năng lực:
 1. Câu hỏi nhận biết: 
1. Giới thiệu vài nét chính về tác giả “Thế Lữ”?	
Đáp án: Thế Lữ (1907 – 1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội).
 - Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1932 – 1945) buổi đầu với hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn.
 - Thế Lữ đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho phong trào Thơ Mới.
2. Giới thiệu thể thơ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Khi con tu hú” – tác giả Tố Hữu.
Đáp án: - Thể thơ: thơ lục bát
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Khi con tu hú” viết vào tháng 7/ 1939, khi Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ – Huế.
3. Chép lại bài thơ Tức cảnh Pác Bĩ của tc giả Hồ Chí Minh v giới thiệu vi nt về tc giả, tc phẩm?
 Đáp án: Tức cảnh Pc Bĩ
 Sng ra bờ suối, tối vo hang
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 Cuộc đời Cách mạng thật là sang
- Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 – 1969), quê : Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An
 Là nhà văn, nhà thơ, nhà chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới
- Tc phẩm : Sng tc vo thng 02/1941 tại Pc Bĩ
 Thể loại : Thất ngơn tứ tuyệt
 Cảm xc của Bc trong những ngy Bc sống v lm việc ở hang Pc Bĩ
4. Chép lại bài thơ Ngắm trăng và nêu vài nét về nghệ thuật ?
 Ngắm trăng
 Trong tù không rượu cũng không hoa
 Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ?
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Trăng nhịm khe cửa ngắm nh thơ
Nghệ thuật: 
 - Nhà tù và cái đẹp, ánh sáng và bóng tối nhà tù, vầng trăng và người nghệ sĩ lớn, thế giới bên trong và ngoài nhà tù sự đối sánh, tương phản vừa có tác dụng thể hiện sức hút của những vẻ đẹp khác nhau ở bài thơ này, vừa thể hiện sự hô ứng, cân đối thường thấy trong thơ truyền thống.
 - Ở một chừng mực nhất định, sự khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch thơ, cho thấy tài năng của Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn ngôn ngữ thơ.
5. Chép lại bài thơ Đi đường, nêu ý nghĩa v nghệ thuật?
 Đi đường
 Đi đường mới biết gian lao
 Ni cao rồi lại ni cao trập trng
 Núi cao lên đến tận cùng
 Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
- Ý nghĩa: Đi đường viết về việc đi đường gian lao, từ đó nêu lên triết lí về bài học đường đời, đường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
- Nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, bình dị, gợi hình ảnh v giu cảm xc
2. Câu hỏi thông hiểu: 
 1/ Phân tích hình ảnh con hổ ở chốn sơn lâm hùng vĩ trong bài thơ “Nhớ rừng” – Thế Lữ:
Đáp án: - Cảnh sơn lâm:
 + Bóng cả, cây già.
 + Lá gai, cỏ sắc
 + Tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi
 + Thét khúc trường ca dữ dội
 - Hình ảnh con hổ:
 + Bước chân dõng dạc, đường hoàng
 + Lượn tấm thân như sóng cuộc nhịp nhàng
 + Vờn bóng âm thầm
 + Mắt thần khi đã quắc.
2/ Phân tích nỗi nhớ quê hương của Tế Hanh qua bài thơ “Quê hương” – Tế Hanh.
 Đáp án: - Màu nước xanh (nước biển)
Con cá bạc (cá biển)
Chiếc buồm voi (cánh buồm)
Con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi (con thuyền)
Cái mùi nồng mặn quá (nước biển)->phong vị quê hương
 ->Nỗi nhớ quê hương chân thành, tha thiết luôn thường trực trong lòng tác giả dù xa cách.
3/ Phân tích bức tranh mùa hè qua bài “Khi con tu hú” – Tố Hữu.
Đáp án: 
 - Màu sắc: + Lúa chiêm đang chín
 + Trái cây đượm ngọt
 + Bắp vàng hạt
 + Sân đầy nắng đào
 + Trời xanh biếc.
 ->Màu sắc rực rỡ, tươi thắm
 - Âm thanh: +Tiếng chim tu hú gọi bầy
 + Tiếng ve ngân
 + Tiếng diều sáo
 ->Âm thanh tưng bừng, rộn rả.
- Không gian: + Bầu trời cao, rộng.
 + Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.
->Không gian tự do, khoáng đãng.
à Bức tranh tươi đẹp, rực rỡ sắc màu, tràn trề nhựa sống.
4. Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh và nêu ý nghĩa triết lí của bi thơ?
 Đi đường mới biết gian lao
-> nói về nỗi gian lao của người đi đường. Chỉ có ai đ trải qua mới thấu hiểu đầy đủ và thấm thía nỗi gian lao đó.
 Ni cao rồi lại ni cao trập trng
->gian lao chồng chất gian lao, vừa đi hết núi này đến lớp núi khác
 Núi cao lên đến tận cùng
-> mọi gian lao đ kết thc, người đi đường đ ln đến đỉnh cao nhất
 Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
-> niềm vui sướng, phần thưởng quí giá cho người đ vượt qua gian lao, nay đ trở thnh người khách ngắm nhìn phong cảnh đẹp
=> Ý nghĩa triết lí:
 - Con đường cách mạng nhiều thử thách chông gai nhưng chắc chắn sẽ có kết quả tốt đẹp.
 - Người cách mạng phải rèn luyện ý chí kin định, phẩm chất kiên cường.
5. Phân tích bài thơ Ngắm trăng và rút ra ý nghĩa
 Trong tù không rượu cũng không hoa
 Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ?
-> Trong tù, thiếu rượu, hoa
 Hình ảnh trăng đẹp làm Bác xao động, bối rối
-> Điệp ngữ - nhấn mạnh sự thiếu thốn.
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Trăng nhịm khe cửa ngắm nh thơ
-> phép đối và nhân hóa ->giao hịa đặc biệt, người và trăng chủ động tìm đến nhau bất chấp song sắt nhà tù
=> Ý nghĩa: Tác phẩm thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù.
3. Câu hỏi vận dụng:
1. So sánh tiếng tu hú được thể hiện ở đầu và cuối bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu.
Đáp án: - Ở dầu bài thơ: 
 + Tiếng chim hiền lành gọi bầy, gọi bạn, âm thanh trong sáng
 + Tiếng chim báo hiệu cảnh mùa hè đẹp đẽ, tưng bừng, tràn trề nhựa sống, khơi thức khát vọng tự do.
 - Cuối bài thơ: 
 + Tiếng kêu khắc khoải, giục giã, thiêu đốt.
 + Tiếng kêu khiến nhà thơ cảm thấy bực bội, khổ đau, day dứt.
 + Thôi thúc người chiến sĩ đạp tan cái xà lim chật chội, trở về với cuộc sống tự do bean ngoài.
2/ Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ thứ 3 bài thơ “Nhớ rừng” – Thế Lữ.
Đáp án: - Cảnh thiên nhiên: Có thể được coi như moat bộ tranh tứ bình đẹp lộng lay được thể hiện nổi bật trong đoạn thơ: 4 cảnh với núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với những đặc điểm riêng thuộc về chúa tể sơn lâm: cảnh những đêm trăng; cảnh những ngày mưa; cảnh những bình minh; cảnh những hoàng hôn. Ở cảnh nào cũng mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, và con hổ – ngôi vị “chúa sơn lâm” nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, đầy uy lực.
 -Tâm trạng con hổ: Cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên chỉ là cảnh thuộc về quá khứ huy hoàng, thể hiện nỗi nhớ da diết, khôn nguôi, đau noun, u uất của “chúa sơn lâm”. Tâm trạng con hổ chính là tâm trạng của nhân vật trữ tình lãng mạn, đó phần nào thể hiện tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ.
 - Nét đặc sắc nghệ thuật: Cảm hứng lãng mạn trữ tình; hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, tiêu biểu, ấn tượng; ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, cách dùng các dấu câu, từ ngữ, biện pháp tu từ sáng tạo.
 3/ Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp độc đáo nghệ thuật của hai câu thơ sau: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” (Quê hương – Tế Hanh)
Đáp án: - Nghệ thuật so sánh: Lấy cái cụ thể so sánh với cái trừu tượng, nhằm làm nổi bật cách buồm là linh hồn của làng chài.
 - Hình ảnh nhân hóa: giương, rướn-> khiến cho câu thơ trở nên sống động, có hồn. Cánh buồm trắng như vẻ đẹp của dân chài sống trong sáng, mạnh mẽ và long thiện.
4/ Viết đoạn văn trình bày cảm nhận cái hay về nội dung và nghệ thuật ở đoạn thơ sau: “Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng,
 Cả thân hình nồng thuở vị xa xăm;
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
 (Quê hương – Tế Hanh)
Đáp án: *Về nội dung:
 -Hình ảnh con người sau những ngày lao động trên biển khơi với làn da nhuộm nắng, nhuộm gió và vị mặn mòi của sóng gió, cả của nước ở đại dương đã thấm sâu vào từng đường gân thớ thịt của người dân chài nên họ trở về mang nguyên vẹn vị nồng tỏa của biển khơi. Đó là một vẻ đẹp lớn lao, phi thường.
 - Hình ảnh con thuyền trở nên có hồn, một tâm hồn tinh tế, nên nó đang lắng nghe chất muối – vị nước biển, đã dần thấm vào da thịt của nó.
 *Về nghệ thuật: Tả thực, sáng tạo độc đáo, nhân hóa, ẩn dụ.
5/ Viết đoạn văn phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
 - Giấy đỏ buồn không thắm;
 Mực đọng trong nghiên sầu
 - Lá vàng rơi trên giấy; 
 Ngoài giời mưa bụi bay.
 (Ông Đồ – Vũ Đình Liên)
Đáp án: 
 - Phân tích nghệ thuật nhân hóa: buồn, sầu ->để thấy được nỗi buồn như lan tỏa sang cả những vật vô tri vô giác: không người dùng đến giấy đỏ trở nên bẽ bàng, vô duyên không “thắm” lên được, mực đọng lại bao sầu tủi và trở thành “nghiên sầu”.
 - Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để thấy được bi kịch của ông đồ và của cả thời thế: mượn cảnh tàn tạ, buồn bã, ảm đạm lạnh lẽo cảnh vật, đất trời “lá vàng rơi”, “mưa bụi bay” để nói đến cái lạc lõng, lẻ loi của ông đồ và của một thời tàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docngan hang de van 8.doc