SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC QUẢNG NGÃI KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn: Địa lí Thời gian làm bài: 150 phút (Đề có 02 trang) Câu 1: (1,5 điểm) a) Lễ khai mạc Work Cup 2014 diễn ra lúc 15 giờ 15 phút ngày 12 tháng 06 năm 2014 tại Braxin (ở kinh độ 450T), các nước đều truyền hình trực tiếp lễ khai mạc này. Hãy xác định thời điểm bắt đầu truyền hình trực tiếp ở các nước sau: Nước Kinh độ Việt Nam (Hà Nội) 1050Đ Anh (Luân Đôn) 00 Liên Bang Nga (Matxcơva) 450Đ Hoa Kì (Niu Jook) 1200T b) Nêu điểm giống nhau và điểm khác nhau của Năm lịch và Năm nhuận. Câu 2: (1,5 điểm) Biển Việt Nam gồm những bộ phận nào? Nêu giới hạn của mỗi bộ phận. b) Ngày 02/5/2014, giàn khoan HD 981 do Trung Quốc hạ đặt trái phép nằm ở tọa độ 15029’58”B và 111012’1”Đ, cách đảo Lý Sơn Quảng Ngãi 120 hải lý. Trung Quốc đã xâm phạm vào vùng biển nước ta bao nhiêu hải lý? Tương đương bao nhiêu kílômet (km)? Câu 3: (2,5 điểm) Cho bảng số liệu : Diện tích và dân số các vùng lãnh thổ ở Việt Nam năm 2006 . Vùng Diện tích (km2) Dân số (triệu người) Trung du và miền núi Bắc Bộ 100965 12,0 Đồng bằng sông Hồng 14806 18,2 Bắc Trung Bộ 51513 10,6 Duyên hải Nam Trung Bộ 44254 8,9 Tây Nguyên 54475 4,9 Đông Nam Bộ 23550 12,0 Đồng bằng sông Cửu Long 39734 17,4 a) Hãy tính mật độ dân số và nhận xét sự phân bố dân cư giữa các vùng ở nước ta. b) Sự phân bố dân cư giữa các vùng ở nước ta có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế - xã hội? Câu 4: (1,0 điểm) Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những thế mạnh, hạn chế về tự nhiên để phát triển giao thông vận tải biển và du lịch biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 5: (3,5 điểm) Cho bảng số liệu: Giá trị GDP của các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước. (Đơn vị : tỉ đồng) Vùng/Năm 2005 2007 Cả nước 839211 1143715 Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc 158610 239036 Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 44478 64048 Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam 358343 404875 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước năm 2005 và 2007. Nêu những nhận xét, đánh giá về GDP của mỗi vùng. (cả trị số thực tế và tỉ trọng) Thí sinh được sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành. ĐÁP ÁN Câu Nội dung Điểm Câu 1 (1,5 điểm) a) Giờ truyền hình trực tiếp ở các nước. Các nước Kinh độ Múi giờ Giờ Braxin 450T 21 15 giờ 15 phút (12/06/2014) Việt Nam (Hà Nội) 1050Đ 7 1 giờ 15 phút (13/06/2014) Anh (Luân Đôn) 00 0 18 giờ 15 phút (12/06/2014) LiênBang Nga (Matxcơva) 450Đ 3 21 giờ 15 phút (12/06/2014) Hoa Kỳ (Niu Jook) 1200T 16 10 giờ 15 phút (12/06/2014) b) Năm lịch và năm nhuận. * Giống nhau: - Một năm có 12 tháng; các tháng có 30 hoặc 31 ngày. * Khác nhau: - Năm lịch có 365 ngày, tháng 2 có 28 ngày. - Năm nhuận có 366 ngày, tháng 2 có 29 ngày. 1,0 điểm 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5 điểm 0,25đ 0,25đ Câu 2 (1,5 điểm) a) Biển Việt Nam gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. b) Giới hạn các bộ phận: - Nội thủy: Là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. - Lãnh hải: Là lãnh thổ biển, nằm ở phía ngoài nội thủy, chiều rộng của lãnh hải là 12 hải lí tính từ đường cơ sở. - Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng là 12 hải lí, hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lí kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam. - Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển, có chiều rộng không vượt quá 200 hải lí tình từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. - Thềm lục địa: Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là 200 hải lí. 0. 5đ 0,75đ c) Trung Quốc xâm phạm vùng biển nước ta : 80 hải lý, tương đương 148,16 km. 0,25đ Câu 3 (2,5 điểm) a) Tính mật độ dân số và nhận xét sự phân bố dân cư: * Tính mật độ dân số: Vùng Mật độ dân số (người/km2) Trung du và miền núi Bắc Bộ 119 Đồng bằng sông Hồng 1229 Bắc Trung Bộ 206 Duyên hải Nam Trung Bộ 201 Tây Nguyên 90 Đông Nam Bộ 510 Đồng bằng sông Cửu Long 438 * Nhận xét : - Dân cư phân bố không đều giữa các vùng: + Vùng có mật độ dân số cao nhất là ĐBSH 1299 người / km2 + Vùng có mật độ dân số thấp là Tây Nguyên 90 người / km2 - Dân cư phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du và miền núi + Đồng bằng sông Hồng: 1299 người / km2, ĐNB: 510 người / km2, ĐBSCL: 438 người / km2. + Tây Nguyên: 90 người / km2, Vùng TD&MNBB : 119 người / km2 b) Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội : - Gây khó khăn cho sử dụng hợp lý nguồn lao động và tài nguyên của mỗi vùng. - Đồng bằng đất hẹp, người đông thừa lao động, trong sản xuất phải thâm canh cao độ mới đủ sống. - Miền núi đất rộng, người thưa thiếu nhân lực, không khai thác hết tài nguyên hiện có, khó đảm bảo an ninh quốc phòng . 1,5 điểm 0,5đ 0, 5 đ 0, 5 đ 1,0 điểm 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ Câu 4 (1,0 điểm) Phân tích những thế mạnh, hạn chế về tự nhiên để phát triển giao thông vận tải biển và du lịch biển của Duyên hải Nam Trung Bộ. * Thế mạnh: - Duyên hải Nam Trung bộ có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng cảng, nhất là cảng nước sâu, giao lưu dễ dàng trong nước và quốc tế nên đẩy mạnh khai thác hoạt động GTVT biển. - Vùng biển nhiều cảnh quan đẹp: + Nhiều bãi tắm đẹp: (dẫn chứng) + Vũng vịnh: (dẫn chứng) + Nhiều đảo gần bờ, xa bờ (dẫn chứng), các bãi san hô - Khí hậu nóng, vùng biển trong lành GTVT biển, du lịch có điều kiện phát triển. * Hạn chế: Thiên tai ( bão, ấp thấp), chủ quyền vùng biển đang bị đe dọa. Môi trường biển ô nhiễm. (1,0 điểm) 0,75đ 0,25đ Câu 5 (3,5 điểm) a) Vẽ biểu đồ: * Xử lí số liệu: GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước (%) Vùng/Năm 2005 2007 Cả nước 100 100 Vùng KTTĐ miền Bắc 18,9 20,9 Vùng KTTĐ miền Trung 5,3 5,6 Vùng KTTĐ miền Nam 42,7 35,4 * Vẽ biểu đồ: - Vẽ biểu đồ tròn gồm hai biểu đồ có bán kính khác nhau. R2=1,36 R1 - Yêu cầu: Có ghi chú, tên biểu đồ,vẽ sạch đẹp. Biểu đồ cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước Năm 2005 Năm 2007 b) Nhận xét: - Giá trị thực tế: cả nước và các vùng đều tăng so với năm 2005. + Cả nước tăng 1.36 lần + Vùng KTTĐ miền Bắc tăng 1,5 lần + Vùng KTTĐ miền Trung tăng 1,43 lần + Vùng KTTĐ miền Nam tăng 1,13 lần → Vùng KTTĐ miền Bắc tăng nhanh nhất. - Tỉ trọng: Vùng KTTĐ miền Nam có tỉ trọng cao nhất, năm 2007 tỉ trọng giảm (nhưng vẫn cao nhất) là do Vùng KTTĐ miền Bắc và Vùng KTTĐ miền Trung đều tăng. - Các vùng kinh tế ở nước ta đã phát triển khá đồng đều. (2,0 điểm) 0,5đ 1,5đ 1,5 điểm 0, 5đ 0, 5đ 0,5đ
Tài liệu đính kèm: