Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Bắc Ninh năm học 2013 – 2014 môn thi: Sinh học (dành cho thí sinh thi vào chuyên sinh)

doc 2 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 2475Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Bắc Ninh năm học 2013 – 2014 môn thi: Sinh học (dành cho thí sinh thi vào chuyên sinh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Bắc Ninh năm học 2013 – 2014 môn thi: Sinh học (dành cho thí sinh thi vào chuyên sinh)
ubnd tØnh b¾c ninh
së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
®Ò CHÝNH THøC
§Ò THI TUYÓN SINH VµO LíP 10 THPT CHUY£N N¡M HäC 2013 – 2014
M«n thi: Sinh häc (Dµnh cho thÝ sinh thi vµo Chuyªn Sinh)
Thêi gian: 150 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Ngµy thi: 20 th¸ng 6 n¨m 2013
Câu I (2,0 điểm)
1. Tại sao biến dị tổ hợp rất phong phú ở các loài sinh sản hữu tính? Ở những loài sinh sản vô tính có biến dị tổ hợp không? Vì sao?
2. Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen là Aa và Bb. Cho hai cá thể thuần chủng lai với nhau thu được F1 dị hợp tử về hai cặp gen. Cho biết các gen nằm trên NST thường, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng. 
Hãy xác định kiểu gen có thể có của P và F1 trong mỗi trường hợp.
Câu II (2,5 điểm)
1. Phân biệt quá trình tự nhân đôi ADN với quá trình tổng hợp chuỗi axit amin về nơi xảy ra, khuôn mẫu tổng hợp và nguyên tắc bổ sung.
2. Đột biến gen là gì? Có mấy loại đột biến gen? Loại đột biến gen nào không làm thay đổi tỉ lệ của gen?
3. Một đoạn phân tử ADN có chiều dài bằng 0,51. Trên mạch thứ nhất của đoạn phân tử ADN này có tỉ lệ các loại nuclêôtit A : T : G : X lần lượt là 1 : 2 : 3 : 4. Tìm số lượng và tỉ lệ phần trăm mỗi loại nuclêôtit của đoạn phân tử ADN trên.
Câu III (2,0 điểm)
Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội gồm 12 cặp NST (kí hiệu là I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI và XII). Khi nghiên cứu một quần thể ở loài này, người ta phát hiện bốn thể đột biến (kí hiệu là A, B, C và D). Phân tích bộ NST của bốn thể đột biến đó thu được kết quả như sau:
Thể đột biến
Số lượng NST ở từng cặp
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
A
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
B
2
2
2
2
2
1
2
2
2
2
2
2
C
2
2
2
2
2
2
2
3
2
2
2
2
D
2
0
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
1. Xác định tên gọi và kí hiệu bộ NST của các thể đột biến trên.
2. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến B.
Câu IV (1,0 điểm)
1. Mật độ cá thể trong quần thể sinh vật được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào? Vì sao mật độ quần thể được coi là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể sinh vật?
2. Một quần xã sinh vật có các loài sau: cỏ, sâu ăn lá, chim ăn sâu, chim đại bàng, chuột, rắn và vi sinh vật. Hãy nêu tên mối quan hệ giữa rắn và chuột trong quần xã sinh vật, mối quan hệ này gây nên hiện tượng gì?
Câu V (2,5 điểm)
Ở một loài thực vật, cho cây thuần chủng quả tròn, hoa màu vàng lai với cây thuần chủng quả dài, hoa màu đỏ thu được F1 toàn cây quả tròn, hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây khác thu được kết quả F2 như sau: 
402 cây quả tròn, hoa màu vàng 
810 cây quả tròn, hoa màu đỏ 
398 cây quả dài, hoa màu đỏ
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
....................HÕt....................
(§Ò thi gåm 02 trang)
Hä vµ tªn thÝ sinh:........................................................Sè b¸o danh:..........................

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề Chuyên Sinh nam hoc 2013 - 2014.doc.doc
  • docHUONG DAN CHAM SINH CHUYEN 2013 - 2014.DOC.doc