- 1 - ubnd tØnh b¾c ninh së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o §Ò THI TUYÓN SINH VµO LíP 10 THPT CHUY£N N¡M HäC 2013 – 2014 M«n thi: Sinh häc (Dµnh cho thÝ sinh thi vµo Chuyªn Sinh) Thêi gian: 150 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) Ngµy thi: 20 th¸ng 6 n¨m 2013 Câu I (2,0 điểm) 1. Tại sao biến dị tổ hợp rất phong phú ở các loài sinh sản hữu tính? Ở những loài sinh sản vô tính có biến dị tổ hợp không? Vì sao? 2. Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen là Aa và Bb. Cho hai cá thể thuần chủng lai với nhau thu được F1 dị hợp tử về hai cặp gen. Cho biết các gen nằm trên NST thường, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng. Hãy xác định kiểu gen có thể có của P và F1 trong mỗi trường hợp. Câu II (2,5 điểm) 1. Phân biệt quá trình tự nhân đôi ADN với quá trình tổng hợp chuỗi axit amin về nơi xảy ra, khuôn mẫu tổng hợp và nguyên tắc bổ sung. 2. Đột biến gen là gì? Có mấy loại đột biến gen? Loại đột biến gen nào không làm thay đổi tỉ lệ XG TA của gen? 3. Một đoạn phân tử ADN có chiều dài bằng 0,51 m . Trên mạch thứ nhất của đoạn phân tử ADN này có tỉ lệ các loại nuclêôtit A : T : G : X lần lượt là 1 : 2 : 3 : 4. Tìm số lượng và tỉ lệ phần trăm mỗi loại nuclêôtit của đoạn phân tử ADN trên. Câu III (2,0 điểm) Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội gồm 12 cặp NST (kí hiệu là I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI và XII). Khi nghiên cứu một quần thể ở loài này, người ta phát hiện bốn thể đột biến (kí hiệu là A, B, C và D). Phân tích bộ NST của bốn thể đột biến đó thu được kết quả như sau: Số lượng NST ở từng cặp Thể đột biến I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII A 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 B 2 2 2 2 2 1 2 2 2 2 2 2 C 2 2 2 2 2 2 2 3 2 2 2 2 D 2 0 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1. Xác định tên gọi và kí hiệu bộ NST của các thể đột biến trên. 2. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến B. ®Ò CHÝNH THøC - 2 - Câu IV (1,0 điểm) 1. Mật độ cá thể trong quần thể sinh vật được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào? Vì sao mật độ quần thể được coi là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể sinh vật? 2. Một quần xã sinh vật có các loài sau: cỏ, sâu ăn lá, chim ăn sâu, chim đại bàng, chuột, rắn và vi sinh vật. Hãy nêu tên mối quan hệ giữa rắn và chuột trong quần xã sinh vật, mối quan hệ này gây nên hiện tượng gì? Câu V (2,5 điểm) Ở một loài thực vật, cho cây thuần chủng quả tròn, hoa màu vàng lai với cây thuần chủng quả dài, hoa màu đỏ thu được F1 toàn cây quả tròn, hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây khác thu được kết quả F2 như sau: 402 cây quả tròn, hoa màu vàng 810 cây quả tròn, hoa màu đỏ 398 cây quả dài, hoa màu đỏ Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. ....................HÕt.................... (§Ò thi gåm 02 trang) Hä vµ tªn thÝ sinh:........................................................Sè b¸o danh:.......................... híng dÉn chÊm - 3 - M«n: Sinh häc Kú thi tuyÓn sinh vµo líp 10 THPT Chuyªn N¨m häc: 2013 – 2014 Câu I (2,0 điểm) 1. Tại sao biến dị tổ hợp rất phong phú ở các loài sinh sản hữu tính? Ở những loài sinh sản vô tính có biến dị tổ hợp không? Vì sao? 2. Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen là Aa và Bb. Cho hai cá thể thuần chủng lai với nhau thu được F1 dị hợp tử về hai cặp gen. Cho biết các gen nằm trên NST thường, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng. Hãy xác định kiểu gen có thể có của P và F1 trong mỗi trường hợp. Câu I Hướng dẫn giải Điểm 1 2 * Biến dị tổ hợp rất phong phú ở các loài sinh sản hữu tính vì: - Trong quá trình giảm phân xảy trao đổi chéo của các NST kép trong cặp NST tương đồng, sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST → nhiều loại giao tử khác nhau. - Trong quá trình thụ tinh các loại giao tử tổ hợp tự do với nhau → nhiều biến dị tổ hợp → đa dạng về kiểu gen, phong phú về kiểu hình. * Ở những loài sinh sản vô tính không có biến dị tổ hợp vì : - Ở các loài sinh sản vô tính, cơ thể con được tạo ra không phải do sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái mà được hình thành từ một tế bào hay một phần của cơ thể mẹ nhờ qúa trình nguyên phân → kiểu gen của cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống với cơ thể mẹ. * Kiểu gen của P và F1: - TH1: Di truyền phân li độc lập + Pt/c AABB x aabb → F1: AaBb + Pt/c AAbb x aaBB → F1: AaBb - TH2: Di truyền liên kết Pt/c AB AB x ab ab → F1: AB ab Pt/c Ab Ab x aB aB → F1: Ab aB 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu II (2,5 điểm) 1. Phân biệt quá trình tự nhân đôi ADN với quá trình tổng hợp chuỗi axit amin về nơi xảy ra, khuôn mẫu tổng hợp và nguyên tắc bổ sung. 2. Đột biến gen là gì? Có mấy loại đột biến gen? Loại đột biến gen nào không làm thay đổi tỉ lệ XG TA của gen? 3. Một đoạn phân tử ADN có chiều dài bằng 0,51 m . Trên mạch thứ nhất của đoạn phân tử ADN này có tỉ lệ các loại nuclêôtit A : T : G : X lần lượt là 1 : 2 : 3 : 4. Tìm số lượng và tỉ lệ phần trăm mỗi loại nuclêôtit của đoạn phân tử ADN trên. - 4 - Câu II Hướng dẫn giải Điểm 1 2 3 * Tiêu chí Nhân đôi ADN Tổng hợp chuỗi axit amin Nơi xảy ra Trong nhân tế bào Ở chất tế bào Khuôn mẫu tổng hợp Dựa trên 2 mạch khuôn của ADN Khuôn mẫu là phân tử mARN Nguyên tắc bổ sung A –T, G - X A – U, G – X - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit. - Các dạng đột biến gen: + Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit. + Thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit. + Thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit. - Loại đột biến gen không làm thay đổi tỉ lệ XG TA của gen là dạng thay thế cặp A - T bằng cặp T - A hoặc cặp G - X bằng cặp X - G. - Số nuclêôtit trên một mạch của đoạn phân tử ADN là: (0,51.104) : 3,4 = 1500nu. A1 = T2 = 1500 150 1 2 3 4 nu T1 = A2 = 1500 2 300 1 2 3 4 x nu - Số nuclêôtit mỗi loại của đoạn phân tử ADN: A = T = A1+A2 = 150 + 300 = 450 nu. G = X = 1500 – 450 = 1050 nu. - Tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của đoạn phân tử ADN: A = T = (450 : 1500x2)x100% = 15% G = X =50% - 15% = 35% 0,75 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 Câu III (2,0 điểm) Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội gồm 12 cặp NST (kí hiệu là I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI và XII). Khi nghiên cứu một quần thể ở loài này, người ta phát hiện bốn thể đột biến (kí hiệu là A, B, C và D). Phân tích bộ NST của bốn thể đột biến đó thu được kết quả như sau: Số lượng NST ở từng cặp Thể đột biến I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII A 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 B 2 2 2 2 2 1 2 2 2 2 2 2 C 2 2 2 2 2 2 2 3 2 2 2 2 D 2 0 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 - 5 - 1. Xác định tên gọi và kí hiệu bộ NST của các thể đột biến trên. 2. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến B. Câu III Hướng dẫn giải Điểm 1 2 * Tên gọi và kí hiệu bộ NST của các thể đột biến - Thể đột biến A: Thể đa bội (3n) - thể tam bội (3n). - Thể đột biến B: Thể dị bội (2n – 1) - thể một. - Thể đột biến C: Thể dị bội (2n + 1) - thể ba. - Thể đột biến D: Thể dị bội (2n - 2) - thể không. * Cơ chế hình thành thể đột biến B: - Trong giảm phân, cặp NST số VI nhân đôi nhưng không phân li tạo thành 2 loại giao tử (n + 1) và (n – 1) NST. - Khi thụ tinh, giao tử (n – 1) kết hợp với giao tử (n) tạo thành hợp tử (2n - 1) NST → phát triển thành thể dị bội (2n - 1). (HS trình bày cơ chế bằng sơ đồ nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) 1,0 0,5 0,5 Câu IV (1,0 điểm) 1. Mật độ cá thể trong quần thể sinh vật được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào? Vì sao mật độ quần thể được coi là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể sinh vật? 2. Một quần xã sinh vật có các loài sau: cỏ, sâu ăn lá, chim ăn sâu, chim đại bàng, chuột, rắn và vi sinh vật. Hãy nêu tên mối quan hệ giữa rắn và chuột trong quần xã sinh vật, mối quan hệ này gây nên hiện tượng gì? Câu IV Hướng dẫn giải Điểm 1 2 * Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng: - Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng quá cao dẫn tới nguồn thức ăn khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể bị chết → Quần thể trở về mức cân bằng. Khi mật độ cá thể trong quần thể giảm tới mức thấp nhất định, quần thể có cơ chế điều chỉnh số lượng theo hướng ngược lại. * Mật độ quần thể được coi là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể: - Mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, sự lan truyền của bệnh, tần số gặp nhau giữa các cá thể đực và cái trong mùa sinh sản,.Mật độ tác động, ảnh hưởng lên các đặc trưng khác → Thể hiện tác động của loài đó trong quần xã. - Mối quan hệ giữa rắn và chuột là quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi. - Mối quan hệ này gây nên hiện tượng khống chế sinh học. Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu V (2,5 điểm) Ở một loài thực vật, cho cây thuần chủng quả tròn, hoa màu vàng lai với cây thuần chủng quả dài, hoa màu đỏ thu được F1 toàn cây quả tròn, hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây khác thu được kết quả F2 như sau: 402 cây quả tròn, hoa màu vàng 810 cây quả tròn, hoa màu đỏ 398 cây quả dài, hoa màu đỏ - 6 - Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Câu IV Hướng dẫn giải Điểm * P thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính cây quả tròn, hoa màu đỏ → Quả tròn, hoa màu đỏ là các tính trạng trội hoàn toàn so với các tính trạng lặn tương ứng là quả dài, hoa màu vàng. Quy ước: - Gen A: quả tròn, gen a: quả dài. - Gen B: quả đỏ, gen b: quả vàng. * Xét sự phân li từng cặp tính trạng ở F2: Quả tròn : quả dài = (402 + 810) : 398 ≈ 3 : 1. → là kết quả của phép lai: Aa x Aa. Hoa đỏ : hoa vàng = (398+ 810) : 402 ≈ 3 : 1. → là kết quả của phép lai: Bb x Bb. → F1 và cây khác đều mang hai cặp gen dị hợp (Aa, Bb). * Xét sự di truyền đồng thời hai cặp tính trạng: (3 : 1)( 3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1 ≠ 402 : 810 : 398 ≈ 1 : 2 : 1. Vậy các cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng (liên kết gen). * Sơ đồ lai: Pt/c Ab Ab (tròn, vàng) x aB aB (dài, đỏ) GP Ab aB F1 Ab aB (tròn, đỏ) * F1 lai với cây khác: Cây khác có kiểu gen là: Ab aB hoặc AB ab . Trường hợp 1: F1 Ab aB x Ab aB (cây khác) GF1 Ab, aB Ab, aB F2 1 Ab Ab : 2 Ab aB : 1 aB aB TLKH: 1 tròn, vàng : 2 tròn, đỏ : 1 dài, đỏ. Trường hợp 2: F1 Ab aB x AB ab (cây khác) GF1 Ab, aB AB, ab F2 1 :1 :1 :1 AB AB Ab aB abAb aB ab TLKH: 1 tròn, vàng : 2 tròn, đỏ : 1 dài, đỏ. Lưu ý: Học sinh biện luận theo cách khác chặt chẽ, viết sơ đồ cho kết quả đúng như hướng dẫn chấm vẫn cho điểm tối đa. 0,25 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 ....................HÕt....................
Tài liệu đính kèm: