Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học - Năm học 2015-2016 - Trường THPT chuyên Long An

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1293Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học - Năm học 2015-2016 - Trường THPT chuyên Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học - Năm học 2015-2016 - Trường THPT chuyên Long An
SỞ GD&ĐT LONG AN
----------------
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LONG AN
NĂM HỌC 2015-2016
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn thi: SINH HỌC (CHUYÊN)
(Hướng dẫn chấm gồm 4 trang)
Câu 1: (2,0 điểm)
1.1. (0,5 điểm)
Menđen lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản: hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn thu được F1 đều có hạt vàng, trơn. Sau đó, ông cho các cây F1 tự thụ phấn thu được ở F2: 164 hạt vàng, trơn : 59 hạt xanh, trơn : 54 hạt vàng, nhăn : 18 hạt xanh, nhăn. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình bằng quy luật gì? Nêu nội dung của quy luật đó? 
1.2. (1,5 điểm)
a. Ở đậu Hà Lan, ba cặp tính trạng màu sắc hoa, hình dạng vỏ hạt và chiều cao thân do ba cặp gen (A và a; B và b; D và d) nằm trên ba cặp nhiễm sắc thể thường quy định, di truyền độc lập với nhau. Cho hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng hoa tím, vỏ nhăn, thân cao lai với đậu Hà Lan hoa trắng, vỏ trơn, thân thấp, F1 thu được 100% cây hoa tím, vỏ trơn, thân cao. Xác định:
- Tính trội, lặn về ba cặp tính trạng trên? 
- Kiểu gen của cây F1?
b. Cho cây F1 giao phấn với một cây khác dị hợp về màu hoa và vỏ hạt, đồng hợp lặn về chiều cao thân. Từ kết quả F2, xác định:
- Tỉ lệ cây hoa tím, vỏ trơn, thân thấp?
- Tỉ lệ cây hoa tím, vỏ trơn, thân cao dị hợp các cặp gen? 
Câu 1
Nội dung
(2,0 điểm)
1.1
(0,5 điểm)
- Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình bằng quy luật phân li độc lập.
- Nội dung của quy luật phân li độc lập: “Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử”. 
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
1.2
(1,5 điểm)
a. 
Ptc: hoa tím, vỏ nhăn, thân cao × hoa trắng, vỏ trơn, thân thấp 
F1: 100% hoa tím, vỏ trơn, thân cao
Þ Hoa tím, vỏ trơn, thân cao là tính trạng trội hoàn toàn so với hoa trắng, vỏ nhăn, thân thấp.
(0,25 điểm)
Quy định gen:
- A: gen quy định hoa tím
- a: gen quy định hoa trắng
- B: gen quy định vỏ trơn
- b: gen quy định vỏ nhăn
- D: gen quy định thân cao
- d: gen quy định thân thấp
(0,25 điểm)
Ptc: Hoa tím, vỏ nhăn, thân cao × Hoa trắng, vỏ trơn, thân thấp
 AAbbDD aaBBdd
GP: AbD aBd
F1: AaBbDd
(0,25 điểm)
b.
Kiểu gen cây dị hợp về màu hoa và vỏ hạt, đồng hợp lặn về chiều cao thân: AaBbdd.
(0,25 điểm)
F1: AaBbDd × AaBbdd
- Tỉ lệ cây hoa tím, vỏ trơn, thân thấp: × × = 
(0,25 điểm)
- Tỉ lệ cây hoa tím, vỏ trơn, thân cao dị hợp các cặp gen: 
 AaBbDd = × × = 
(0,25 điểm)
(HS có thể giải cách khác nếu phù hợp vẫn tính đủ điểm)
Câu 2: (2,0 điểm)
2.1. (1,0 điểm)
Giải thích vì sao hai phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ?
2.2. (1,0 điểm)
Một gen có 75 chu kì xoắn, trên mạch thứ nhất của gen có hiệu số nuclêôtit loại guanin và ađênin bằng 125 nuclêôtit, trên mạch thứ hai của gen nuclêôtit loại guanin nhiều hơn nuclêôtit loại ađênin là 175 nuclêôtit.
a. Tìm số nuclêôtit từng loại của gen?
b. Nếu gen trên tự nhân đôi 3 lần, thì đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nuclêôtit?
Câu 2
Nội dung
(2,0 điểm)
2.1
(1,0 điểm)
Hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi giống hệt ADN mẹ do quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc: 
- Nguyên tắc bổ sung:
+ Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): 
+ Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
2.2
(1,0 điểm)
a.
Số nuclêôtit trong gen:
20 × 75 = 1500 nuclêôtit 
Ta có:
G1 - A1 = 125 (1)
G2 - A2 = 175 (2)
(1) và (2) Þ (G1 + G2) - (A1 + A2) = 300 Û G - A = 300 (3)
A + G = 1500 : 2 = 750 (4)
(4) và (5) Þ Số nuclêôtit từng loại của gen: 
 A = T = 225 nuclêôtit
 G = X = 525 nuclêôtit
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
b.
Số nuclêôtit môi trường nội bào cung cấp qua 3 lần nhân đôi:
1500 x (23-1) = 10500 nuclêôtit 
(0,25 điểm)
(HS có thể giải cách khác nếu phù hợp vẫn tính đủ điểm)
Câu 3: (2,0 điểm)
3.1. (1,0 điểm)
Ở người xét các bệnh di truyền sau:
- (1): Bệnh ung thư máu ở người.
- (2): Bệnh Đao.
Mỗi bệnh di truyền trên, xác định:
- Tên dạng đột biến?
- Số lượng của bộ nhiễm sắc thể mỗi dạng?
3.2. (1,0 điểm)
Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét một tế bào nhân đôi liên tiếp 4 lần, các tế bào tạo thành chứa tổng số 384 nhiễm sắc thể. 
a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài?
b. Do có hiện tượng đột biến xảy ra, khi quan sát hai hợp tử cùng loài trên, nhận thấy:
- Hợp tử 1: sau 3 lần nguyên phân liên tiếp, môi trường nội bào cung cấp 252 nhiễm sắc thể.
- Hợp tử 2: nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần phân bào thứ 4, người ta đếm được trong các tế bào con có 352 crômatit.
Xác định kí hiệu và số lượng bộ nhiễm sắc thể của hai hợp tử trên?
Câu 3
Nội dung
(2,0 điểm)
3.1
(1,0 điểm)
(1): Bệnh ung thư máu ở người.
- Đột biến cấu trúc NST, dạng mất đoạn.
- Bộ NST 2n = 46.
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(2): Bệnh Đao.
- Đột biến số lượng NST, thể dị bội, dạng ba nhiễm.
- Bộ NST 2n+1 = 47.
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(Mỗi dạng đột biến HS chỉ cần nêu 1 trong 2 ý )
3.2
(1,0 điểm)
a
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội:
2n.24 = 384 Þ 2n = 24
(0,25 điểm)
b.
a: bộ nhiễm sắc thể của hợp tử.
- Hợp tử 1: a(23 - 1) = 252 Þ a = 36 Û a = 3n = 36
(0,25 điểm)
- Hợp tử 2: a.2.23 = 352 Þ a = 22 
a = 22 Û a = (2n -2) = 22 
a = 22 Û a = (2n - 1 - 1) = 22
(0,25 điểm) (0,25 điểm)
(HS có thể giải cách khác nếu phù hợp vẫn tính đủ điểm)
Câu 4: (2,0 điểm)
Một thành tựu của kĩ thuật gen, đã dùng thể truyền để chuyển gen mã hoá hoocmôn insulin ở người vào vi khuẩn E.coli. Hãy cho biết:
a. Kĩ thuật gen là gì?
b. Nêu tên ba khâu cơ bản trong kĩ thuật gen? 
c. Tên hai loại enzim chủ yếu trong kĩ thuật gen?
d. Trong kĩ thuật cấy gen insulin nêu trên, xác định nguồn gốc của tế bào cho, tế bào nhận là tế bào gì?
Câu 4
Nội dung
(2,0 điểm)
a.
Kĩ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của một loài sang cá thể thuộc loài khác.
(0,5 điểm)
b.
(0,75 điểm)
Kĩ thuật gen gồm ba khâu cơ bản là: 
- Tách ADN từ cơ thể cho và tách ADN dùng làm thế truyền từ một tế bào khác. 
- Cắt và nối để tạo ADN tái tổ hợp.
- Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. 
(0,25 điểm) 
(0,25 điểm) 
(0,25 điểm)
c.
Tên hai loại enzim chủ yếu trong kỹ thuật gen: enzim cắt và enzm nối.
(0,25 điểm)
(HS phải nêu đủ ý)
d.
(0,5 điểm)
- Tế bào cho là tế bào người.
- Tế bào nhận là E.coli.
(0,25 điểm)
(0,25 điểm
Câu 5: (2,0 điểm)
5.1. (1,0 điểm)
Bảng dưới đây biểu hiện các mối quan hệ giữa 2 loài A và B: 
Trường hợp
Được sống chung
Không được sống chung
Loài A
Loài B
Loài A
Loài B
1
-
-
+
+
2
+
+
-
-
3
+
0
-
0
4
-
+
+
-
Kí hiệu: (+): có lợi. (-): có hại. (0): không ảnh hưởng gì.
Hãy xác định tên mối quan hệ giữa 2 loài A và B mỗi trường hợp nói trên? 
5.2. (1,0 điểm)
Nêu đặc điểm các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái hoàn chỉnh?
Câu5
Nội dung
(2,0 điểm)
5.1
(1,0 điểm)
Trường hợp 1: cạnh tranh.
(0,25 điểm)
Trường hợp 2: cộng sinh.
(0,25 điểm)
Trường hợp 3: hội sinh.
(0,25 điểm)
Trường hợp 4: kí sinh.
(0,25 điểm)
(Mỗi ý 0,25 điểm ; HS không ghi từng trường hợp - không cho điểm)
5.2
(1,0 điểm)
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: 
- Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục...
- Sinh vật sản xuất là thực vật.
- Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. 
- Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm...
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(HS phải nêu đủ ý)
--------HẾT---------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_SINH.doc