SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH Đề thi chính thức KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN TỈNH, NĂM HỌC 2011 - 2012 ĐỀ THI MÔN : SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. Nêu những điểm khác nhau cơ bản về cấu trúc, chức năng của ADN và ARN. Câu 2. Giải thích vì sao bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cá thể. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Hãy cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của các thể đột biến sau: thể một (2n – 1); thể ba (2n +1); thể tam bội; thể tứ bội. Trên một NST có trình tự phân bố các gen như sau: A B C D E o F G H (trong đó A, B, C, D, E, F, G, H là các gen, o là tâm động NST). Do đột biến cấu trúc NST đã tạo ra các dạng đột biến sau: 1. A B C D E o F G 2. A D C B E o F G H Xác định loại đột biến đã tạo ra các dạng trên. Câu 3. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ thường gây ra hiện tượng thoái hoá giống? Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây ra thoái hoá giống? Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết gây ra hiện tượng thoái hoá giống nhưng tại sao những phương pháp này vẫn được sử dụng trong chọn giống? Câu 4. Quần xã sinh vật là gì? Hãy nêu các mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong tự nhiên. Cho tập hợp các cá thể sinh vật sau: 1- Các cây cỏ sống ven đê sông La. 2- Các con voi sống trong vườn bách thú Hà Nội. 3- Các con chim chào mào sống ở vườn quốc gia Vũ Quang. 4- Các con cá chép sống ở hồ Kẻ Gỗ. Tập hợp nào không phải là quần thể? Giải thích. Câu 5. Gen B có chiều dài 5100A0 và số nuclêôtit loại Timin bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen. Tính số lượng nuclêôtit từng loại của gen B. Gen B đột biến thành gen b. Gen b ít hơn gen B một liên kết hiđrô nhưng chiều dài 2 gen bằng nhau. Đột biến trên thuộc dạng nào? Tính số nuclêôtit từng loại của gen b. Câu 6. Một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần và đã sử dụng nguyên liệu của môi trường tương đương với 2480 NST đơn. Tất cả các tế bào con tạo ra đều thực hiện giảm phân tạo giao tử. Các giao tử tham gia thụ tinh với hiệu suất 6,25% đã tạo thành 2 hợp tử. Hãy xác định: Bộ NST lưỡng bội (2n) của cơ thể có tế bào nói trên. Giới tính của cơ thể nói trên. Biết rằng quá trình nguyên phân và giảm phân diễn ra bình thường. Câu 7. Ở đậu Hà Lan, các tính trạng vị trí hoa, chiều cao thân và hình dạng hạt di truyền phân li độc lập, mỗi tính trạng do một gen qui định, được biểu hiện ở dạng trội và lặn như sau: Tính trạng Trội Lặn Vị trí hoa Ở nách lá (A) Ở ngọn (a) Chiều cao thân Cao (B) Lùn (b) Màu sắc hoa Tím (D) Trắng (d) Nếu một cây có kiểu hình thân cao, hoa màu tím đem lai phân tích thu được đời con phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, hoa màu tím : 1 thân lùn, hoa màu tím. Xác định kiểu gen của cây thân cao, hoa màu tím đem lai phân tích và viết sơ đồ lai. Cho phép lai: P. AaBbdd x AaBbDd → F1. Hãy xác định ở F1: Tỷ lệ kiểu gen AaBbDd; AAbbdd Tỷ lệ kiểu hình hoa ở nách lá, thân lùn, hoa màu tím. ---------------Hết--------------- Họ và tên thí sinh:............................................................. SBD:........................ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN TĨNH Năm học 2011 - 2012 ĐÁP ÁN MÔN : SINH HỌC Câu Nội dung Điểm Câu 1 (1.0đ) Những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN: AND ARN - Khối lượng, kích thước lớn hơn ARN - Khối lượng, kích thước bé hơn ADN rất nhiều - Đơn phân cấu trúc gồm 4 loại A, T, G, X - Gồm 4 loại Nu: A, U, G, X - Cấu trúc mạch xoắn kép, gồm có 2 mạch polinucleotit, giữa 2 mạch các Nu liên kết với nhau theo NTBS: A liên kết với T bằng 2 LKH, G liên kết với X bằng 3 LKH và ngược lại. - Cấu trúc mạch đơn (một mạch polinucleotit). - ADN có hai chức năng quan trọng: lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. - mARN có vai trò truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp. - tARN có chức năng vận chuyển a.a tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin. - rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin. 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 2 (1.5đ) a. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) ở những loài sinh sản hữu tính duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể là nhờ sự kết hợp 3 cơ chế: Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. - Nhờ nguyên phân mà từ hợp tử phát triển thành cơ thể, đảm bảo ổn định bộ NST 2n trong các thế hệ tế bào của cơ thể. - Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n). - Qua thụ tinh sự kết hợp giao tử đực (n) với giao tử cái (n), bội NST lưỡng bội được phục hồi. b. - Thể một: (2n - 1) = 19 - Thể ba: (2n + 1) = 21 - Thể tam bội: 3n = 30 - Thể tứ bội: 4n = 40 c. - Dạng 1: Đột biến mất đoạn - Dạng 2: Đột biến đảo đoạn. 0.5 0.5 0.5 Câu 3 (1.0đ) a. – Vì qua các thế hệ sau tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, thể đồng hợp tăng dần, các gen lặn có hại đi vào thể đồng hợp, biểu hiện thành kiểu hình, gây ra thoái hoá giống. - Giống ban đầu có kiểu gen đồng hợp tử (giống thuần chủng). b. Vì trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần (có cặp gen đồng hợp), để đánh giá kiểu gen ở từng dòng, phát hiện gen xấu để từ đó loại ra khỏi quần thể. 0.25 0.25 0.5 Câu 4 (2.0đ) a. - Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau như một thể thống nhất. - Trong tự nhiên giữa sinh vật với sinh vật có các mối quan hệ sau: + Quan hệ cùng loài, gồm có: quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh. + Quan hệ khác loài , gồm có: quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh,); quan hệ đối địch (Cạnh tranh, kí sinh, nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác,) b. Các tập hợp sau không phải là quần thể: 1- Các cây cỏ sống ven đê sông La. 2- Các con voi sống trong vườn bách thú Hà Nội. Vì: - Tập hợp các cây cỏ sống ven đê sông La có thể có nhiều loài cỏ khác nhau. - Tập hợp các con voi sống trong vườn bách thú Hà Nội mặc dù các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, nhưng chưa có khả năng sinh sản để tạo ra những thế hệ mới để duy trì và phát triển. 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 5 (1.5đ) a. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen B: - Tổng số nuclêôtit của gen B: N = nuclêôtit. - Theo NTBS ta có: T + X = 50% → X = 30%. Vậy số nuclêôtit từng loại của gen B là: A = T = 20% x 3000 = 600. G = X = 30% x 3000 = 900. b. Theo bài ra, gen B đột biến thành gen b, gen b ít hơn gen B một liên kết hiđrô nhưng chiều dài 2 gen bằng nhau => Đây là đột biến gen dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit: thay thế cặp (G-X) bằng cặp (A-T). - Số nuclêôtit từng loại của gen b là: A = T = 600 + 1 = 601. G = X = 900 – 1 = 899. 0.75 0.50 0.25 Câu 6 1.5đ a. Bộ NST lưỡng bội: Áp dụng công thức tính số NST môi trường cung cấp: 2n (2k – 1) Theo bài ra ta có: 2n(25 – 1) = 2480 => 2n = 80 b. Giới tính của cơ thể nói trên: - Số giao tử được thụ tinh = số hợp tử tạo thành = 2 - Số giao tử được tạo thành là 2 x 100/6,25 = 32 - Số tế bào con tạo thành sau 5 lần nguyên phân, thực hiện giảm phân là 25 = 32 Vậy 32 tế bào giảm phân tạo 32 giao tử => 1 tế bào giảm phân tạo 1 giao tử, đó là tế bào sinh trứng, giới tính của cơ thể nói trên là cái. 0.75 0.75 Câu 7 1.5đ a. B-D- (thân cao, hoa màu tím) x bbdd (thân lùn, hoa màu trắng) → 1 thân cao, hoa màu tím: 1 thân lùn, hoa màu tím - Xét tính trạng chiều cao thân: B- (thân cao) x bb (thân lùn) → 1 thân cao : 1 thân lùn => kiểu gen của cây thân cao đem lai là Bb - Xét tính trạng màu sắc hoa: D- (hoa màu tím) x dd (hoa màu trắng) → 100% hoa màu tím => kiểu gen của cây hoa màu tím đem lai là DD - Vậy kiểu gen của cây thân cao, hoa màu tím đem lai là BbDD - Sơ đồ lai: P. Cây thân cao, hoa màu tím x Cây thân lùn, hoa màu trắng BbDD bbdd GP: ½ BD : ½ bD bd F1: ½ BbDd : ½ bbDd Tỷ lệ kiểu hình: 1 thân cao, hoa màu tím : 1 thân lùn, hoa màu tím. b. Ở F1: Tỷ lệ kiểu gen AaBbDd = ..= ; Tỷ lệ kiểu gen AAbbdd = ..= Tỷ lệ kiểu hình hoa ở nách lá, thân lùn, hoa tím: A-bbD- = .. = 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25
Tài liệu đính kèm: