Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học (Có đáp án) - Năm học 2010-2011 - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 788Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học (Có đáp án) - Năm học 2010-2011 - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học (Có đáp án) - Năm học 2010-2011 - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
THPT CHUYÊN TỈNH, NĂM HỌC 2010-2011
ĐỀ THI MÔN : SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. 
Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?
Nêu các nguyên nhân phát sinh bệnh, tật di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các bệnh, tật đó.
Câu 2. Tại sao khi lai hai dòng thuần (cùng loài) có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất? Tại sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?
Câu 3. 
Nêu các cơ chế đảm bảo tính đặc trưng và ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật.
Số liên kết Hiđro của gen sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau:
Mất 1 cặp nuclêôtít.
Thay 1 cặp nuclêôtít bằng 1 cặp nuclêôtít khác. 
Câu 4. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, cho phép lai 
P. (♂)AAbb x (♀)aaBB. Hãy cho biết bộ nhiễm sắc thể, kiểu gen của F1 trong các trường hợp sau:
Đột biến xẩy ra trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, con lai F1 sinh ra là thể tứ bội.
Đột biến xẩy ra trong giảm phân hình thành giao tử ở P, con lai F1 sinh ra là thể tam bội.
Câu 5. Có các loài sinh vật sau: cỏ, ếch, thỏ, châu chấu, rắn, đại bàng, sán kí sinh ở động vật, giun đất, vi sinh vật phân giải.
Nêu điều kiện cần thiết để các loài sinh vật trên thành một quần xã sinh vật.
Nếu loại bỏ hết cỏ thì quần xã đó sẽ bị biến đổi như thế nào?
Câu 6. 
Nêu nội dung và điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li và qui luật phân li độc lập của Men Đen.
Ở một loài thực vật giao phấn, kiểu gen AA qui định hoa đỏ; Aa qui định hoa màu hồng; aa qui định hoa màu trắng. Cho phép lai P. cây hoa màu hồng (Aa) x cây hoa màu trắng (aa) → F1, cho các cây F1 tạp giao với nhau, tính theo lý thuyết thì tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình F2 sẽ như thế nào? 
Câu 7. Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên phân một số đợt bằng nhau. Tất cả các tế bào con được tạo thành đều chuyển sang vùng chín giảm phân bình thường tạo ra 1280 giao tử. Trong quá trình đó, đã có 14592 nhiễm sắc thể bị tiêu biến cùng với các thể định hướng. Tỷ lệ trứng được thụ tinh chiếm 6,25% trên tổng số trứng được tạo thành. Hãy xác định:
Số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng đã tạo ra số giao tử nói trên.
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài.
Số hợp tử được tạo thành và hiệu suất thụ tinh của tinh trùng.
_______Hết________
Họ và tên:.........................................SBD:............
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN TỈNH
Năm học 2010 - 2011
ĐÁP ÁN MÔN : SINH HỌC
Câu
ý
Nội dung
Điểm
Câu 1
1.75đ
a
Kết hôn gần làm suy thoái nòi giống vì: những người có quan hệ huyết thống, về mặt di truyền ít sai khác nhau nên khi kết hôn gần tạo cơ hội cho những gen lặn gây hại đi vào thể đồng hợp, biểu hiện ra kiểu hình, gây suy thoái nòi giống.
0.5
b.
- Nguyên nhân phát sinh các bệnh, tật di truyền ở người:
 + Do các tác nhân lí, hoá trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường ( các chất phóng xạ, chất độc hoá học rải trong chiến tranh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, )
 + Do rối loạn các quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào.
 - Một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người:
 + Hạn chế sự gia tăng, ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
 + Sử dụng hợp lí và có biện pháp đề phòng khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các chất độc có khả năng gây ra biến đổi cấu trúc NST và ADN.
 + Trường hợp mắc một số dị tật di truyền nguy hiểm thì không nên kết hôn hoặc không nên sinh con,
0.5
0.75
Câu 2
1.0đ
- Khi lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất là vì: ở F1 hầu hết các gen ở trạng thái dị hợp, gen lặn có hại không biểu hiện, tập trung các gen trội có lợi của cả bố và mẹ nên có ưu thế lai cao.
0.5
- Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ vì: qua các thế hệ sau tỷ lệ thể dị hợp giảm dần, tỷ lệ thể đồng hợp tăng dần, các gen lặn có hại được biểu hiện nên ưu thế lai giảm dần.
0.5
Câu 3
1.25đ
a
Cơ chế đảm bảo tính đặc trưng và ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật: Tự nhân đôi của ADN, phân li, tổ hợp của NST trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh xẩy ra bình thường.
0.5
b
Số liên kết Hiđrô của gen bị thay đổi trong các trường hợp sau:
* Mất 1 cặp nuclêôtít.
 - Nếu mất 1 cặp (A – T) thì giảm 2 liên kết Hyđro.
 - Nếu mất 1 cặp (G – X) thì giảm 3 liên kết Hyđro.
* Nếu thay thế 1 cặp nuclêôtit:
 - Thay 1 cặp (A – T) bằng 1 cặp (G – X) thì tăng 1 liên kết Hyđro.
 - Thay 1 cặp (G – X) bằng 1 cặp (A – T) thì giảm 1 liên kết Hyđro.
 - Thay cặp (A – T) bằng cặp (T – A) hoặc cặp (G – X) bằng cặp (X – G) hoặc ngược lại thì không làm thay đổi số liên kết Hyđro.
0.25
0.5
Câu 4
1.5đ
a
 P. (♂) AAbb x (♀) aaBB
 Giao tử Ab (n = 12) aB (n = 12)
 Hợp tử AaBb (2n = 24)
Đột biến xẩy ra trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, con lai sinh ra là thể tứ bội.
 F1 : AaBb (2n = 24) → AAaaBBbb (4n = 48)
0.5
b
Do đột biến trong giảm phân, con lai sinh ra là thể tam bội
- TH 1: Đột biến xẩy ra trong giảm phân ở ♂:
 P. (♂) AAbb x (♀) aaBB
 GP AAbb (2n = 24) aB (n = 12) F1 AAaBbb (3n = 36)
- TH 2: Đột biến xẩy ra trong giảm phân ở ♀:
 P. (♂) AAbb x (♀) aaBB
 Gp Ab aaBB
 (n = 12) (2n = 24)
 F1 AaaBBb (3n = 36)
0.5
0.5
Câu 5
1.0đ
a
Điều kiện trở thành 1 quần xã:
- Số lượng cá thể mỗi loài đủ lớn để tạo thành một quần thể.
- Các quần thể phải cùng chung sống trong một sinh cảnh; trải qua một số thế hệ.
- Giữa các loài có mối quan hệ sinh thái tương hỗ gắn bó với nhau, đặc biệt là quan hệ dinh dưỡng.
0.5
Nếu loại bỏ hết cây cỏ thì quần xã đó sẽ bị biến đổi:
- Mất sinh vật sản xuất làm cho những động vật như châu chấu, thỏ, ếch mất nguồn thức ăn, phát tán đi nơi khác hoặc bị tiêu diệt→ rắn, đại bàng mất nguồn thức ăn cũng phát tán đi nơi khác hoặc bị tiêu diệt ; sán kí sinh cũng đi theo vật chủ (chết hoặc phát tán đi nơi khác).
- Giun đất và vi sinh vật phân giải còn tồn tại cho đến khi hết nguồn hữu cơ trong đất cũng bị huỷ diệt nốt. Kết quả là quần xã tan rã dần.
0.5
Câu 6
2.0đ
a
Nội dung, điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li và qui luật phân li độc lập của Men Đen
- Nội dung qui luật phân li: Mỗi tính trạng do một cặp alen qui định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia. (Hoặc phát biểu như sau: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P)
- Điều kiện nghiệm đúng: quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
- Nội dung qui luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (các cặp alen) qui định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.
- Điều kiện nghiệm đúng: Các cặp nhân tố di truyền (các cặp alen) qui định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau; quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
0.25
0.25
0.25
0.25
b
Cho phép lai P. Cây hoa màu hồng x cây hoa màu trắng → F1, cho F1 tạp giao với nhau thì kiểu gen và kiểu hình F2 :
 P. Aa (hoa màu hồng) x aa (hoa màu trắng)
 G. A ; a a
 F1 Aa (hồng) : aa (trắng)
Khi cho F1 tạp giao thì sẽ có các phép lai, thu được kết quả theo bảng sau:
Phép lai
Tỷ lệ phép lai
Tỷ lệ kiểu gen F2
Bố
Mẹ
Aa x Aa
 . = 
AA : Aa : aa
Aa x aa
 . = 
 Aa : aa
aa x Aa
 . = 
 Aa : aa
aa x aa
 . = 
aa
Tổng cộng: + Tỷ lệ kiểu gen AA : Aa : aa
 + Tỷ lệ kiểu hình 1 đỏ : 6 hồng : 9 trắng
1.0
Câu 7
1.5đ
a
Số tế bào sinh tinh, sinh trứng
Gọi a là số tế bào sinh tinh = số tế bào sinh trứng => số tinh trùng là 4a, số trứng là a => 4a + a = 1280 => a = 256
0.5
b
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài
- Số thể định hướng được tạo ra từ quá trình giảm phân của các tế bào sinh trứng: 256 x 3 = 768
- Số nhiễm sắc thể trong các thể định hướng: 768 x n = 14592
=> bộ nhiễm sắc thể 2n của loài là 2n = x 2 = 38 (NST)
0.5
c
Số hợp tử được tạo thành, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng
- Số trứng tạo ra = số tế bào sinh trứng = 256
- Số hợp tử = số trứng thụ tinh = số tinh trùng thụ tinh 
 256 x 6,25% = 16 hợp tử
- Tổng số tinh trùng được tạo ra 256 x 4 = 1024 (tinh trùng)
- Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng: x 100% = 1,5625%
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_chuyen_ha_tinh.doc