Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học (Có đáp án) - Năm học 2009-2010 - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 980Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học (Có đáp án) - Năm học 2009-2010 - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học (Có đáp án) - Năm học 2009-2010 - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học 2009 - 2010
ĐỀ THI MÔN : SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1:
Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc và trong cơ chế di truyền như thế nào?
Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù?
Câu 2: Ở ruồi dấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh dục đang thực hiện quá trình giảm phân có tất cả 128 nhiễm sắc thể kép. 
Hãy xác định:
 a. Nhóm tế bào này đang ở thời điểm nào của quá trình giảm phân?
 b. Số lượng tế bào ở thời điểm tương ứng?
 c. Khi kết thúc quá trình giảm phân, số lượng giao tử được tạo ra từ nhóm tế bào này là bao nhiêu?
(Cho biết diễn biến của các tế bào trong nhóm đều như nhau, quá trình giảm phân diễn ra bình thường) 
Câu 3: Cho các giống có kiểu gen như sau:
- giống số 1: NNMmHh	- giống số 2: NNmmHH
- giống số 3: nnMMhh.	 	- giống số 4: NnmmHh
Những giống nào có tính di truyền ổn định? Giải thích.
Muốn tạo ra giống có ưu thế lai cao thì phải cho những giống nào lai với nhau? Giải thích.
Vì sao không dùng những giống có ưu thế lai cao để nhân giống?
Giả thiết ở đậu Hà lan, tính trang hạt vỏ trơn gen H qui định trội hoàn toàn so với tính trạng hạt vỏ nhăn do gen h qui định. Từ một cây đậu có kiểu gen Hh trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn sẽ tạo ra các cây hạt vỏ nhăn chiếm tỷ lệ bao nhiêu % ?
Câu 4: 
Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài?
Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì?
Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?
Câu 5: Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng; B qui định quả tròn, b qui định quả bầu dục. Khi cho giống cà chua quả màu đỏ, dạng bầu dục và giống cà chua quả màu vàng, dạng tròn lai với nhau, hãy xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F1. 
(Cho biết: các gen di truyền phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân phát sinh giao tử diễn ra bình thường)
Câu 6: 
Hãy cho biết đặc điểm cơ bản về kiểu gen, giới tính của trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng. Nghiên cứu trẻ đồng sinh có ý nghĩa gì?
Trình bày cơ chế phát sinh bệnh Đao?
_______Hết________
Họ và tên:.........................................SBD:............
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN 
Năm học 2009 - 2010
ĐÁP ÁN MÔN : SINH HỌC
Câu
ý
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2.0 đ)
a
- Nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc cặp đôi giữa các bơzơ nitric (1 bơzơ nitríc lớn liên kết với 1 bơzơ nitric bé). (Hoặc học sinh trình bày: Nguyên tắc bổ sung là A chỉ liên kết với T và G chỉ liên kết với X).
- Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc di truyền:
+ ADN: Trên 2 mạch đơn của phân tử ADN các nuclêôtít đối diện nhau liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô theo NTBS : A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.
+ tARN: trên phân tử tARN có những đoạn xoắn kép, các ribônuclêôtit liên kết theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với U; G liên kết với X.
- Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế di truyền:
+ Tổng hợp ADN: dưới tác dụng của enzim 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau ra, trên mỗi mạch đơn các nuclêôtít liên kết với các nuclêôtít tự do trong môi trường nội bào theo NTBS: A liên kết với T và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại.
+ Tổng hợp ARN: Các Nuclêôtít trên mạch mã gốc liên kết với các ribônuclêôtít trong môi trường nội bào theo NTBS: A mạch gốc liên kết với U môi trường; T mạch gốc liên kết với A môi trường; G mạch gốc liên kết với X môi trường; X mạch gốc liên kết với G môi trường.
+ Tổng hợp prôtêin: các tARN vận chuyển mang các a.a đi vào ribôxôm, có bộ ba đối mã khớp với các bộ ba mã sao trên mARN theo NTBS: A – U; G – X.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
b
- ADN có cấu tạo rất đa dạng vì: bốn loại nuclêôtít sắp xếp ngẫu nhiên thành mạch đơn, giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành mạch kép có thể hình thành vô số phân tử ADN khác nhau. (Hoặc học sinh trình bày là: Với 4 loại nuclêôtit nhưng số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau đã tạo ra vô số loại ADN khác nhau).
- ADN có tính đặc thù vì cấu trúc của nó được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào nhờ cơ chế tự nhân đôi của ADN.
0.25
0.25
Câu 2
(1.0 đ)
a
Thời điểm của giảm phân: Nhóm tế bào có nhiễm sắc thể ở trạng thái kép
có thể ở các thời điểm sau của giảm phân:
+ Lần phân bào I: cuối kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
+ Lần phân bào II: kì đầu, kì giữa. 
0.25
0.25
b
Số tế bào ở thời điểm tương ứng:
- Nếu ở kì trung gian, kì đầu, kì giữa và kì sau của lần phân bào I, mỗi tế bào có 8 NST thì số tế bào là 128 : 8 = 16.
- Nếu ở kì cuối của lần phân bào I và kì đầu, kì giữa của lần phân bào II mỗi tế bào có 4 NST thì số tế bào là 128:4 = 32.
0.25
c
Số lượng giao tử được tạo ra:
+ Nếu nhóm tế bào này là tế bào sinh dục đực thì số giao tử được tạo ra là 
16 x 4 = 64 (tinh trùng).
+ Nếu nhóm tế bào này là tế bào sinh dục cái thì số giao tử được tạo ra là 
16 x 1 = 16 (tế bào trứng).
0.25
Câu 3
(1.5đ)
a
- Những giống có tính di truyền ổn định là giống số 2 và số 3
- Giải thích: vì các giống này có kiểu gen đồng hợp, đời sau không bị phân tính.
0.50
b
- Muốn tạo ra giống có ưu thế lai cao thì phải cho giống số 2 và số 3 lai với nhau.
- Giải thích: 2 giống này có kiểu gen đồng hợp khác nhau, tạo ra F1 có kiểu gen dị hợp về tất cả các gen nói trên.
0.25
c
Không dùng những giống có ưu thế lai cao để nhân giống vì qua các thế hệ sau, tỷ lệ kiểu gen dị hợp giảm, tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tăng, các gen lặn có hại đi vào thể đồng hợp được biểu hiện thành kiểu hình, giống bị thoái hoá.
0.50
d
- Thế hệ xuất phát 100% Hh
- Thế hệ F1 : 25% HH : 50% Hh : 25% hh
- Thế hệ F2 : 25% Hh ; HH = hh = (100% - 25%) : 2 = 37,5%
- Thế hệ F3: 12,5% Hh ; HH = hh = (100% - 12,5%) : 2 = 43,75%
Vậy các cây hạt vỏ nhăn (hh) chiếm 43,75%
0.25
Câu 4
(2.0 đ)
a
Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài:
- Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi ( hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật.
- Quan hệ đối địch, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc hai bên cùng bị hại.
0.25
0.25
b
Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và cả khác loài, xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày và thiếu ánh sáng
0.50
c
Trong thực tiễn sản xuất để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng cần phải: 
- Trồng cây và nuôi vật nuôi với mật độ hợp lí; cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với cây trồng và tách đàn đối với vật nuôi khi cần thiết.
0.25
0.25
d
- Tháp dân số trẻ là tháp có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao; cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu thị tỷ lệ tử vong cao; tuổi thọ trung bình thấp.
- Tháp dân số già là tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ tử vong đều thấp; tuổi thọ trung bình cao.
0.25
0.25
Câu 5
(2.5 đ)
Xác định kiểu gen của bố mẹ:
- Cà chua quả đỏ, dạng bầu dục có kiểu gen: AAbb hoặc Aabb.
- Cà chua quả vàng, dạng tròn có kiểu gen: aaBB hoặc aaBb.
- Khi lai cà chua quả đỏ, dạng bầu dục với cà chua quả vàng dạng tròn thì có 4 trường hợp xẩy ra
0.50
TH1: P. AAbb x aaBB
 Giao tử: Ab aB
 F1: 100% AaBb ( quả đỏ, dạng tròn)
0.50
TH2. P Aabb x aaBB
 Giao tử: Ab ; ab aB
 F1: 
 Kiểu gen: 50%AaBb : 50% aaBb 
 Kiểu hình: 50% quả đỏ, dạng tròn : 50% quả vàng, dạng tròn
0.50
TH3: P. AAbb x aaBb
 Giao tử: Ab aB; ab
 F1: 
 Kiểu gen: 50%AaBb : 50% Aabb 
 Kiểu hình: 50% quả đỏ, dạng tròn : 50% quả đỏ, dạng bầu dục
0.50
TH4: P. Aabb x aaBb
 Giao tử: Ab, ab aB; ab
 F1: 
 Kiểu gen: 25%AaBb : 25% Aabb : 25% aaBb : 25% aabb 
 Kiểu hình: 25% quả đỏ, dạng tròn : 25% quả đỏ, dạng bầu dục : 25% quả vàng, dạng tròn : 25% quả vàng, dạng bầu dục.
0.50
Câu 6
(1.0 đ)
a
- Đặc điểm cơ bản:
+ Các trẻ đồng sinh cùng trứng có kiểu gen và giới tính giống nhau, còn các trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, giới tính có thể giống hoặc khác nhau.
- Ý nghĩa: Giúp ta hiểu được vai trò của kiểu gen và của môi trường đối với sự hình thành tính trạng.
0.25
0.25
b
- Cơ chế hình thành: Trong quá trình giảm phân ở một bên bố hoặc mẹ cặp NST thứ 21 không phân li tạo ra giao tử chứa 2 NST thứ 21 ( n + 1), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử chứa 3 NST thứ 21 (2n +1) phát triển thành cơ thể mắc hội chứng Đao. 
0.50

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_chuyen_ha_tinh.doc