UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn: Đia lí (Dành cho thí sinh thi vào chuyên Địa) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 09 tháng 7 năm 2011 Câu 1: (3,0 điểm) Phân tích những thuận lợi, khó khăn về tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên? Câu 2: (2,5 điểm) Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2009 Năm 1990 1995 1999 2006 2009 Diện tích (nghìn ha) 6042 6765 7653 7324 7440 Sản lượng (nghìn tấn) 19225 24963 31393 35849 38895 Anh (chị) hãy: a. Tính năng suất lúa trung bình năm của nước ta theo bảng số liệu trên. (tạ/ha) b. Cho nhận xét và giải thích nguyên nhân? Câu 3: (1,5 điểm) Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam (trang Giao thông). Xác định vị trí của các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh – quốc lộ 14 và nêu ý nghĩa của từng tuyến? Câu 4: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: SỐ DÂN VÀ TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1970 - 2007 Năm Số dân (triệu người) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) 1970 41,0 3,2 1979 52,5 2,5 1989 64,4 2,1 1999 76,3 1,4 2005 83,1 1,3 2007 85,2 1,2 Anh (chị) hãy: a. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện sự thay đổi số dân và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1970 – 2007? b. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra những nhận xét cần thiết? c. Giải thích vì sao hiện nay tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh? ----------------Hết--------------- (Đề thi gồm 01 trang) Họ và tên thí: ...................................................................Số báo danh:..................................... Họ tên, chữ ký giám thị 1:.......................................................................................................... Họ tên, chữ ký giám thị 2:.......................................................................................................... HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn: Địa lí (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) CÂU DỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (3,0 điểm) Phân tích những thuận lợi, khó khăn về tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên: a. Thuận lợi: (2,0 điểm) * Về điều kiện tự nhiên: +/ Địa hình - đất trồng: - Địa hình gồm các cao nguyên xếp tầng, địa hình tương đối bằng phẳng, phân bố tập trung trên các mặt bằng rộng thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây cà phê qui mô lớn . - Đất trồng, chủ yếu đất đỏ badan (1,4 triệu ha) chiếm 2/3 diện tích đất đỏ badan cả nước, đất giàu dinh dưỡng, có tầng phong hoá sâu, phân bố tập trung thuận lợi cho sinh trưởng và phát triên cây cà phê. +/ khí hậu: Khí hậu cận xích đạo. Mùa mưa cung cấp nước tưới, mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy, bảo quản sản phẩm cây cà phê. - Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, trên các cao nguyên thấp (có độ cao từ 400m – 500m) thuận lợi cho phát triển cây cà phê vối, cà phê mít cho năng suất cao, ổn định, trên các cao nguyên cao khí hậu mát mẻ thuận lợi cho phát triển cây cà phê chè. * Về điều kiện kinh tế - xã hội. +/ Dân cư, lao động: Nguồn lao động được bổ sung từ các vùng khác , người dân trong vùng có kinh nghiệm trồng cà phê. +/ Thị trường ngày càng được mở rộng cả trong và ngoài nước. +/ Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng: CN chế biến, mạng lưới GTVT đang được đầu tư xây dựng. +/ Chính sách của Đảng và Nhà nước: Chính sách xây dựng vùng chuyên canh, chính sách phân bố lại dân cư – lao động... có tác động thúc đẩy phát triển cây cà phê. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b. Khó khăn: (1,0 điểm) * Về điều kiện tự nhiên: +/ Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp gây thiếu nước trầm trọng. Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa. * Về điều kiện kinh tế - xã hội: +/ Là vùng thưa dân nhất nước ta nên thiếu lao động đặc biệt là lao động lành nghề, cán bộ khoa học kỹ thuật. +/ Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng: Nghèo nàn và lạc hậu nhất là GTVT, TTLL, công nghiệp chế biến. +/ Thị trường tiêu thụ không được ổn định. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (2,5 điểm) a.Tính năng suất lúa của nước ta qua các năm. Năm 1990 1995 1999 2006 2009 Năng suất (tạ/ha) 31,8 36,9 41,0 48,9 52,3 0,25 b. Nhận xét và giải thích? Từ năm 1990 – 2009 cả diện tích, sản lượng và năng suất lúa nước ta đều tăng. Tuy nhiên mức độ tăng có sự khác nhau. * Về diện tích: - Nhận xét: Diện tích lúa tăng nhưng không liên tục (D/c) - Nguyên nhân: +/ Diện tích lúa tăng do tích cực khai hoang, mở rộng diện tích, tăng vụ. +/ Từ năm 1999 đến năm 2009 giảm do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số đông, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. * Về Sản lượng: - Nhận xét: Sản lượng lúa tăng nhanh nhất và tăng liên tục (D/c) - Nguyên nhân: Do diện tích và năng suất tăng. Nhưng chủ yếu do đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất. * Về năng suất: - Nhận xét: Năng suất lúa tăng nhanh và tăng liên tục. (D/c) - Nguyên nhân: +/ Do áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất: Giống, phân bón, kĩ thuật canh tác... +/ Chính sách nhà nước, thị trường ngày càng mở rộng. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (1,5 điểm) Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam xác định vị trí của các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 6, đường Hồ chí Minh – quốc lộ 14 và nêu ý nghĩa: * Quốc lộ 1A : - Từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2.300 km. - Ý nghĩa : là tuyến giao thông huyết mạch của cả nước, gắn kết các vùng giàu tài nguyên, đi qua 6/7 vùng kinh tế, nhiều trung tâm kinh tế lớn. Có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước. * Quốc lộ 6. - Từ Hà Nội -> Hòa Bình -> Sơn La đến cửa khẩu Tây Trang ( tỉnh Điện Biên), dài 478 km - Ý nghĩa : Tạo điều kiện khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc. * Đường Hồ chí Minh – quốc lộ 14 : - Từ Hà Nội chạy dọc theo sườn đông của Trường Sơn Bắc qua Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ. - Ý nghĩa : Thúc đẩy sự phát triển KT-XH của dải đất phía tây đất nước. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4 (3,0 điểm) a. Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện sự thay đổi số dân và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1970 – 2007. Yêu cầu: +/ Vẽ đúng, thể hiện đầy đủ, chính xác (có tên biểu đồ, chú giải, đúng khoảng cách năm...) +/ Nếu thiếu 1 ý trừ 0,25 điểm, vẽ sai hoặc vẽ dạng khác không cho điểm. 2,0 b. Nhận xét: Từ 1970 – 2007 dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có sự thay đổi: - Số dân tăng nhanh, tăng liên tục: trong 37 năm dân số tăng thêm 44,2 triệu người, trung bình mỗi năm tăng thêm 1,2 triệu người. - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh: giảm từ 3,2% (1970) xuống 1,2% (2007) giảm2% 0,25 0,25 c. Giải thích: Ở nước ta hiện nay tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm nhưng qui mô dân số vẫn tiếp tục tăng vì: - Qui mô dân số lớn. - Số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao 0,25 0,25 ------------------Hết---------------
Tài liệu đính kèm: