ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN CÀ MAU Năm học: 2016 – 2017 Môn thi: Ngữ Văn (không chuyên) Ngày thi: 09/06/2016 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các Câu 1 đến Câu 4 Đất nước Của những dòng sông Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn Ngọt lịm, những giọt hò xứ sở Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa Đất nước Của những người mẹ Mặc áo thay vai Hạt lúa củ khoa Bền bỉ nuôn con, nuôi chồng chiến đấu Đất nước Của những người con gái con trai Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép Xa nhau không hề rơi nước mắt Nước mắt đề dành cho ngày gặp mặt. (Chúng con chiến đấu cho người sống mãi. Việt Nam ơi! – Nam Hà) Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ. (1,0 điểm) Câu 3. Kể tên 2 tác phẩn đã học trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 9 theo em có ý nghĩa bồi đáp tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ hôm nay. (0.5 điểm) Câu 4. Em hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm đối với quê hương, đất nước của mỗ công dân trong hoàn cảnh hiện tại. Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng (1,0 điểm). Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Câu chuyện đôi giày Có một cậu bé nghèo đang đi giữa đường thi một bên dép bị đứt quai. Cậu dừng lại, ngồi bên lề đường cố gắn lại chiếc quai dép bị đứt nhưng không được. Cùng lúc đó, cậu nhìn thấy một cậu bạn trạc tuổi, có vẻ con nhà khá giả, mang đôi giày màu đen mới, bóng bẩy. Cậu bé sở hữu đôi giầy đẹp và rất yêu quý đôi giày, thường xuyên lau chùi trong khi ngồi chờ tàu đến. Ttrong lúc chen chân lên tàu, cậu bé kia đánh rơi mất chiếc giấy. Thấy đoàn tàu bắt đầu chuyển bánh, cậu bé nghèo chạy tới chỗ chiếc giầy và cầm bó lên với đôi mắt đầy thèm muốn nhưng ngay lập tức chạy theo đoàn tàu để ném cho cậu bé kia nhưng không được. Vào phút cuối, cậu bé nhà giàu đã vứt xuống tàu chiếc giầy còn lại, xem xuôgns đường và vẫy tay chào cậu bé nghèo. Câu chuyện kép lạ bằng hình ảnh nụ cười đầy thân thiện, ấm áp của hai cậu bế. (Theo báo Vietnamnet) Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 300 – 400 từ) trình bày suy nghĩa của em về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên. Câu 2. (4 điểm) Phân tích vẽ đẹp tâm hôn và số phận oan nghiệt của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. -------------------- HẾT-----------------------
Tài liệu đính kèm: