Đề thi thử vào THPT (vòng 2.2) năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 9

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1730Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào THPT (vòng 2.2) năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử vào THPT (vòng 2.2) năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 9
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH ĐỀ THI THỬ VÀO THPT (Vòng 2.2)
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi NĂM HỌC 2014-2015
Ngày thi: 14/5 /2015 MÔN: NGỮ VĂN 9
Họ tên......................................	Thời gian: 120 phút
Lớp:......................................... (không kể thời gian giao đề)
Phần I: (7,0 điểm)
	Cho câu thơ:
	“Quê hương anh nước mặn đồng chua”
Câu 1: ( 1,5 điểm ): Chép tiếp 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ. Cho biết đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2: (1,0 điểm) Câu thơ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của cách dùng biện pháp nghệ thuật ấy.
Câu 3: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ tới bài thơ nào cũng viết về tình đồng chí đồng đội của người lính trong chương trình Ngữ văn 9 kì I. Chép lại câu thơ thể hiện cử chỉ thân thiện và tình cảm của những người lính cách mạng.Cho biết tên tác giả, tác phẩm?
Câu 4: ( 4,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phương pháp lập luận diễn dịch phân tích đoạn thơ trên để thấy được cơ sở bền chặt hình thành nên tình đồng chí. Trong đoạn có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú và phép nối để liên kết.
Phần II:  (3,0 điểm)
Khi trò chuyện với bác họa sĩ, nhân vật anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có nói:
 “...Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một-không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy,tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc: “Thế là một –hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”
	(“Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long)
Câu 1: (1,0điểm) Qua những lời tâm sự trên, theo em lí do nào khiến anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc.
Câu 2: (2,0 điểm)Từ niềm hạnh phúc của anh thanh niên qua lời tâm sự trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 7 câu nêu suy nghĩ và quan niệm của em về hạnh phúc.
Chúc các con thi tốt!
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ VÀO THPT (Vòng 2.2)
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi NĂM HỌC 2014-2015 
 Ngày thi: 14/ 5 /2015 MÔN: NGỮ VĂN 9
 Thời gian: 120 phút 
Phần I: (7,0 điểm)
Câu 1: ( 1,5 điểm ): 
Chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo . ( 0,5đ)
Đồng chí của Chính Hữu (0,5đ)
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ (0,5đ)
Câu 2: (1,0 điểm) 
* - Cách nói hàm súc,giàu hình tượng vừa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng (tả thực tư thế chiến đấu của người lính khi có giặc, tượng trưng chung hành động chung lí tưởng)
 - Nghệ thuật hoán dụ ( “súng” và “đầu”) súng biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, “đầu” biểu tượng cho lí tưởng
 - Điệp từ:“Súng, bên, đầu” tạo âm thanh khỏe , chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lí tưởng,nhiệm vụ.
 - Hình ảnh “đầu sát bên đầu” lại diễn tả sự đồng ý, đồng tâm, đồng lòng của hai con người đó
* Tác dụng: Nhấn mạnh cơ sở hình thành tình đồng chí là họ cùng được giác ngộ nên có chung nhiệm vụ cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, quê hương, giữ gìn nền độc lập, tự do, sự sống còn của dân tộc .
Câu 3: (0,5 điểm) 
Câu thơ: “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật
Câu 4: ( 4,0 điểm) 
Đảm bảo hình thức (0,5 đ)
Đáp ứng yêu cầu Tiếng Việt (1đ)
Nội dung (2đ)
Cơ sở bền chặt hình thành nên tình đồng chí đồng đội.
+ Chung nguồn gốc, xuất thân, giai cấp
+ Chung nhiệm vụ, lí tưởng, khó khăn, thiếu thốn
Phần II:  (3,0 điểm)
Câu 1: (1,0điểm) 
-Hạnh phúc: 
+ Lập được thành tích góp phần phát hiện đám mây khô giúp không quân ta hạ được máy bay phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Với anh thanh niên hạnh phúc là niềm vui được cống hiến, làm việc có ích cho đất nước
+ Anh tự hào vì có ông bố tuyệt vời, hai bố con cùng thi đua lập chiến công góp phần của mình cho đất nước. Niềm vui của anh còn là được sống làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2: (2,0 điểm) 
Đoạn văn:
-Từ niềm hạnh phúc của anh thanh niên 
-Giải thích: Hạnh phúc là niềm vui, là niềm sung sướng khi được thỏa mãn nhu cầu nào đó về vật chất và tinh thần. Có hạnh phúc lớn lao cao cả, có hạnh phúc giản dị bình thường( dẫn chứng)
-Quan niệm về hạnh phúc: GV chấp nhận những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, miễn là cách lí giải phù hợp đối với học sinh.
Ví dụ: hạnh phúc là được học tập, theo đuổi khát vọng chân chính, được thực hiện những ước mơ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và gia đình, góp phần đem lại lợi ích cho xã hội, hạnh phúc là được sống trong gia đình yêu thương, ..
 Phê phán những người không trân trọng hạnh phúc, chỉ tận hưởng hạnh phúc một cách ích kỉ.
 Hạnh phúc không tự đến con người phải tự tạo ra hạnh phúc cho bản thân, gia đình, xã hội
 Bài học trân trọng hạnh phúc

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ THI THỬ VĂN 9 V2.2.doc