Đề thi thử vào lớp 10 THPT (lần I) môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Nam Toàn

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 5683Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 THPT (lần I) môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Nam Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử vào lớp 10 THPT (lần I) môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Nam Toàn
PHÒNG GD&ĐT TP NAM TRỰC
TRƯỜNG THCS NAM TOÀN
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT(lần I)
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút 
(Không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm
Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Một mùa xuân nho nhỏ”
 Ẩn dụ
 Hoán dụ
 Nhân hóa.
 So sánh
 Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được bắt nguồn từ cảm xúc nào?
 Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
 Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội.
 Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.
 Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc.
 Câu văn: “Chúng mày đâu rồi, ra đây thầy chia quà cho nào” thuộc loại câu nào?
 Câu trần thuật
 Câu nghi vấn
 Câu cảm thán
 Câu cầu khiến
 Trong chương trình Ngữ văn THCS, các em đã được học tạo lập mấy kiểu văn bản?
 Năm kiểu văn bản
 Bảy kiểu văn bản
 Sáu kiểu văn bản
 Tám kiểu văn bản
 Văn học Việt Nam bao gồm:
Văn học dân gian, văn học trung đại và văn học viết.
Văn học dân gian, văn học trung đại, văn học cận hiện đại
Văn học dân gian và văn học viết
Văn học dân gian và văn học trung đại
“Chuyện người con gái Nam xương” của Nguyễn Dữ được rút từ tác phẩm nào?
Đoạn trường tân thanh
Hoàng Lê nhất thống chí
Truyền kì mạn lục
Vợ chàng Trương
Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà đã đề cập đến chủ đề nào?
Quyền sống của con người.
Môi trường sống của con người.
Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh “Con chim hót”, “cành hoa”, “nốt trầm xao xuyến”:
Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.
Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống.
Là những mong muốn khiêm nhường, tha thiết của tác giả.
Đây là những gì đẹp nhất của mùa xuân.
Phần II: Tự luận:
Câu 1: 
“Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới- nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.”
Đoạn trích trên đươc trích từ văn bản nào? Của ai? Xác định nội dung của đoạn trích?
Có ý kiến cho rằng, đoạn trích trên có một câu ghép, em có đồng ý không? Nếu đồng ý hãy chỉ ra câu đó và nêu rõ cấu tạo?
Từ nội dung đoạn trích, em hãy nêu suy nghĩ về việc chuẩn bị hành trang cho mình để bước vào thời kì đổi mới của đất nước.
Câu 2:
	Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận.
 ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT(lần I) 
I. Phần I: Trắc nghiệm (2điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
D
C
C
C
D
C
II. Phần II: Tự luận (8điểm)
Câu 1: 3điểm
- Đoạn trích trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan (0,25điểm)
- Nội dung của đoạn trích: nêu yêu cầu đối với thế hệ trẻ là phải lấp đầy hành trang bằng điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu để bước vào thế kỉ mới “sánh vai với các cường quốc năm châu”. (0,25điểm)
 b. Câu ghép trong đoạn văn là: 
“Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu.” (0,25điểm)
Cấu tạo của câu ghép gồm: (0,75điểm)
Trạng ngữ: “Bước vào thế kỉ mới”
Vị ngữ 1: “ muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu”
Quan hệ từ: “thì”
Chủ ngữ 2: Chúng ta
Vị ngữ 2: “sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”
(Học sinh có thể phân tích sơ đồ cấu trúc ngữ pháp)
c. Suy nghĩ về việc chuẩn bị hành trang cho mình để bước vào thời kì đổi mới của đất nước: (1,5điểm)
Đảm bảo các ý sau đây:
- Nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu của đất nước, con người Việt Nam.
- Có kế hoạch học tập, rèn luyện một cách toàn diện để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới.
- Khắc phục yếu kém ngay trong học tập cũng như trong công việc hàng ngày của bản thân.
- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc khi hòa nhập vào cộng đồng quốc tế.
Câu 2: (5điểm)
Yêu cầu: bằng cách sử dụng kĩ năng của văn lập luận, học sinh đánh giá, bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ về bức tranh hoàn chỉnh của chuyến ra khơi đánh cá được Huy Cận miêu tả trong bài thơ Đoàn truyền đánh cá và sự ngợi ca biển, ngợi ca những con người lao động trong tư thế được làm chủ.
Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Nêu khái quát cảm nhận của mình về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
Thân bài: 
b.1.Khái quát chung về tác giả Huy Cận và bài thơ Đoàn thuyền đánh cá: (0,5điểm)
Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ (năm 1958) khi miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, 
Chủ đề tác phẩm: tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí lao động của một vùng biển giàu đẹp ở miền Bắc, ca ngợi con người lao đông mới và biển cả hùng vĩ, bao la
b.2.Cảm nhận về con người và thiên nhiên vũ trụ theo hành trình ra khơi của đoàn thuyền đánh cá: (1,5điểm)
* Hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
- Hoàng hôn trên biển đẹp hùng vĩ, rực rỡ sắc màu qua các hình ảnh nhân hóa, so sánh:
+ Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
+ Sóng cài then/ Đêm sập cửa
Thiên nhiên vũ trụ đang chìm dần vào trạng thái nghỉ ngơi. Vũ trụ bao la giống như một ngôi nhà khổng lồ mà những lượn sóng là then cài và màn đêm là cánh cửa
Một hoàng hôn trên biển ấm áp, huyền bí
Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
Khi vũ trụ chìm dần vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu một ngày làm việc mới với ẩm hưởng của khúc ca khởi hành 
Cảnh người lao động ra khơi mang vẻ đẹp lãng mạn, thể hiện tinh thần hào hứng và khẩn trương trong lao động qua âm thanh tiếng hát 
Phân tích các từ ngữ, hình ảnh: lại ra khơi; câu hát căng buồm cùng gió khơi
* Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng:
- Cảm nhận về biển: giàu có và lãng mạn (đoạn thơ miêu tả các loài cá, cảnh đoàn thuyền đi trên biển với cảm xúc bay bổng của con người: lướt giữa mây cao với biển bằng)
- Âm hưởng tiếng hát tiếp tục vang xa để gọi cá vào lưới (ta hát bài ca gọi cá vào)
- Công việc lao động vất vả nhưng lãng mạn và thi vị bởi tình cảm yêu đời, yêu biển, yêu lao động của ngư dân. Họ coi công cuộc chinh phục đại dương mênh mông là một cuộc đua tài mà họ là những chiến sĩ quả cảm (dàn đan thế trận lưới vây giăng).
* Cảnh bình minh trên biển và đoàn thuyền đánh cá trở về:
- Hình ảnh thơ lặp lại tạo nên một lối vòng khép kín với dư âm của lời hát lạc quan của sự chiến thắng. Kết thúc bài thơ, đoàn thuyền trở về với những khoang thuyền đầy cá, họ cất cao khúc ca khải hoàn
- Hình ảnh nhân hóa, nói quá: Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời gợi vẻ đẹp hùng tráng về nhịp điệu lao động khẩn trương và không khí chiến thắng sau đêm lao động miệt mài của các chàng trai miền biển.
- Cảnh bình minh trên biển được miêu tả rực rỡ, con người lao động là trung tâm bức tranh với tư thế ngang tầm vũ trụ và hình ảnh no ấm của sản phẩm đánh bắt được từ lòng biển: Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
b.3. Đánh giá, mở rộng:
- Khẳng định thành công của Huy Cận khi thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên vũ trụ và con người lao động mới được làm chủ, trong không khí vui tươi, phấn khởi của miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
- Bài thơ đánh dấu sự chuyển biến trong cảm hứng sáng tác của hồn thơ Huy Cận. Vẫn là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, về con người nhưng trong bài thơ này, thiên nhiên vũ trụ không hoang vu rợn ngợp mà trở nên ấm áp, gần gũi với con người; còn con người mang tầm vóc lớn lao trước thiên nhiên vũ trụ ấy, họ được làm chủ công việc, làm chủ thiên nhiên và làm chủ cuộc sống của mình
c. Kết bài
	Khẳng định đây là bài ca lao động yêu đời phơi phới của người dân chài lưới sau những ngày dành được tự do với ý thức quyết tâm xây dựng quê hương , đất nước giàu đẹp 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_VAO_LOP_10_THPT.doc