Đề thi thử vào lớp 10 lần 5 môn thi: Ngữ Văn

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 3834Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 lần 5 môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử vào lớp 10 lần 5 môn thi: Ngữ Văn
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 LẦN 5 
 THANH HÓA MÔN THI: NGỮ VĂN
 	Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ A
Câu 1 (2.0 điểm) 
1. Từ “xuân” trong câu thơ dưới đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
 Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
 Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
2. Xác định từ láy trong câu thơ sau: 
 Buồn trông nội cỏ rầu rầu
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều
3. Xác định khởi ngữ trong câu sau: 
" Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
Câu 2 (3.0 điểm)
 Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.
Câu 3 (5.0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau: 
 ”... Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
 (Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM 
Câu 1 
1. Từ “xuân” được dùng với nghĩa chuyển.
2. Các từ láy: “rầu rầu, xanh xanh
3.Khởi ngữ :Còn anh
Câu 2
Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, bài viết nên :
Thể hiện đúng kết cấu của một bài văn ngắn (có mở bài, thân bài, kết bài; trong phạm vi khoảng 1 trang giấy thi).
Thể hiện đúng suy nghĩ của mình về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường. 
Có cách hành văn trong sáng, sinh động, mạch lạc, chặt chẽ.
Sau đây là một vài gợi ý về nội dung của bài viết:
+ Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh, của những người mới lớn.
+ Từ trước đến nay, học sinh có những cách thể hiện bản thân mình để gây sự chú ý, để được tôn trọng, yêu thương Tuy nhiên, trong đó có những cách thể hiện không phù hợp với đạo đức của con người và nội quy của nhà trường. Do đó, học sinh thể hiện mình không phải bằng những hành động khác lạ, dị thường mà phải bằng những việc làm thật tốt, thật gương mẫu trong môi trường học đường.
Với bản thân: cả ngoại hình lẫn tư cách, lời ăn tiếng nói phải gọn gàng, lịch sự và nhã nhặn, văn minh; dám đấu tranh với những điều sai trái, chưa tốt, thẳng thắn phê bình và tự phê bình; biết rèn luyện để kiềm chế và làm chủ bản thân, không có những hành động vượt ngoài khuôn khổ kỷ luật và nội quy của nhà trường.
Với thầy cô : phải lễ phép, kính trọng, ngoan ngoãn, vâng lời, thương yêu và biết ơn.
Với bạn bè : thân ái, tương trợ, đoàn kết.
Với nhiệm vụ học sinh : học tập tốt các môn văn hóa; tham gia các hoạt động đoàn, đội, các hoạt động xã hội khác (viết thư thăm hỏi bộ đội, làm công tác từ thiện, đóng góp cho phong trào kế hoạch nhỏ).
+ Phải biết phê phán và xa lánh những cách thể hiện bản thân không đúng đắn. Mạnh mẽ, dứt khoát duy trì quan điểm đúng của mình về sự thể hiện bản thân trong môi trường học đường, không dao động trước những lời chê bai của những bạn còn lạc hậu. Đoàn kết với những bạn có cùng quan điểm, cùng cách thể hiện bản thân đúng đắn để tạo nên sức mạnh giúp mình đứng vững trong sự thể hiện bản thân, nhất là trong hoàn cảnh môi trường học đường chịu nhiều sự tác động của những nhân tố không tích cực từ nhiều phía.
+ Thể hiện mình không chỉ là nhu cầu của lứa tuổi học sinh mà còn là nhu cầu của con người ở mọi lứa tuổi. Chính sự thể hiện mình một cách đúng đắn của con người từ xưa đến nay đã góp phần tạo nên chất văn hóa và nét đẹp trong đời sống con người
Câu 3 
 ”... Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
 (Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
a) Mở bài: 
” Sống đời có gì đẹp hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau ”
- Thanh Hải là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng .
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác khoảng tháng 11 năm 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh trước lúc qua đời.
- Hai khổ thơ thể nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một phần nhỏ bé công sứ của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
b) Thân bài: 
Ước nguyện của tác giả: 
Từ cảm xúc của về mùa xuân của thiên nhiên , đất nước, mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm, khát vọng được muốn đóng góp sức lực của mình cho công cuộc xây dựng đất nước.
”... Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến”
Điệp từ ” ta làm” đượ lặp đi lặp lại nhiều lần trong mỗi dòng thơ, dường như nhà thơ không chỉ nói với chính mình mà còn muốn nhắn gửi tới mọi người. Làm con chim hót để cất lên bản tình ca ngợi cuộc sống ngợi ca mùa xuân tươi đẹp., làm nhành hoa hương dâng sắc tô điểm cho cuộc đời, những biểu lộ thật đẹp dâng hiến cho đời.
Làm con chim hót để gọi mùa xuân về , đem niềm vui cho mọi người
Là cành hoa tô điểm cho cuộc sống, làm đẹo thiên nhiên
Làm một nốt trầm của hòa ca làm axo xuyến lòng người, cổ vũ nhân dân ( ẩn dụ độc đáo) 
 « Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
 Lẽ nào vay mà không có trả
 Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình »
Quan niệm sống của tác giả: 
Dù là tuổi hai mươi hai là khi tóc bạc là hai quãng đời trái ngược nhau.Nhưng dù ở thời điểm nào cũng không thay đổi lòng nhiệt huyết cống hiến cho đời.
 ”Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc” 
-Điệp từ «  dù là » , là biểu hiện sự quyết tâm cao độ đó là lời tự hứa chân thành sâu sắc của nhà thơ, bài thơ ra đời khi tác giả đang nằm trên giường bệnh phải chống trọi với căn bệnh hiểm nghèo thì điều đó lại càng quý biết bao.
c) Kết bài : 
- Đoạn thơ mang âm hưởng nhẹ nhàng , tha thiết, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.
- Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ, cống hiến cho đời . Nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
«Ôi ! sống đẹp là thế nào hợi bạn
Bữa cơm chỉ dưa muối đầy vơi
Chân lí chẳng cần chi đổi bán
Tình thương vô hạn để cho đời »

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_thi_vao_10.doc